Chân dung người giám đốc thương binh đặc biệt giữa Thủ đô
Là thương binh loại đặc biệt nhưng chính sự lạc quan, tinh thần thép của anh bộ đội cụ Hồ đã giúp ông vươn lên trở thành một giám đốc công ty…
Giám đốc thương binh Vũ Quang Hải
Trong một lần ngồi với nhau, anh bạn chúng tôi đã rất xúc động khi kể về câu chuyện của một người thương binh nặng, mất sức 100% nhưng vẫn lạc quan, tỏ rõ ý chí “thương binh tàn nhưng không phế” vươn lên, trở thành một vị giám đốc một công ty với hàng chục lao động có mức thu nhập ổn định ở giữa lòng thủ đô.
Những lời kể đó đã khiến cho chúng tôi rất kính phục, trân trọng và đã cố nài nỉ để được anh dẫn đến gặp người thương binh đặc biệt này để xem câu chuyện thực hư ra sao.
Và quả thực, khi tận mắt được gặp, chứng kiến những gì ông đã làm, tận tai được nghe những lời ông chia sẻ mới thấy được ý chí phi thường, sự lạc quan, yêu đời mà cũng giản dị đến lạ kỳ của một anh bộ đội cụ Hồ năm xưa nay đã ở cái tuổi ngoài thất thập.
Ông có cái tên khá hay và gợi lên nhiều ý nghĩa, đó là Vũ Quang Hải, hiện đang giữ chức vụ Giám đốc Công ty thương binh Thịnh Sơn (có trụ tại quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Sinh năm 1942, là con thứ hai trong một gia đình nông dân nghèo tại Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội). Năm 1960 sau khi hoàn thành chương trình học, ông được phân về làm công nhân tại đội máy kéo Hà Nội.
Tháng 8/1964, với khí thế “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, cùng với biết bao thanh niên, công nhân các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thủ đô, anh công nhân Quang Hải khoác ba lô lên đường nhập ngũ. Được biên chế về đại đội 26 Trinh sát (C26 Quân báo), Sư đoàn 308, nơi mà theo ông kể, 1 chiến sĩ bằng một trung đội trưởng ở các đơn vị khác, sau 3 năm, đến năm 1967, ông tiếp tục được điều chuyển về tiểu đoàn 752 Cục Vận tải.
Chiến dịch Mậu Thân (1968) nổ ra ác liệt, cũng là lúc anh lính lái xe Quang Hải được lệnh lên đường đi B. Trong suốt những năm tháng tại chiến trường B, ông làm nhiệm vụ tại C141 Binh trạm Bắc thuộc B3.
Vừa tham gia vận chuyển vũ khí, quân nhu chi viện vào chiến trường, người tiểu đội trưởng Quang Hải khi ấy còn chỉ huy anh em trực tiếp chiến đấu, tiêu diệt rất nhiều địch, trong đó đa phần là biệt động 42 của địch.
Với những thành tích xuất sắc, năm 1969, anh vinh dự được kết nạp vào Đảng và sau đó được thăng lên trung đội trưởng ôtô
Năm 1972, trong một lần tham gia vận chuyển vũ khí chi viện vào chiến trường, xe của anh bị dính mìn chống tăng của địch cài trên đường. Người chiến sĩ ngồi cùng xe với anh may mắn thoát nạn nhưng anh lại bị thương nặng, mất 2 chân, 1 mắt và nửa hàm răng dưới cùng nhiều vết thương khác.
“Hồi đấy, đưa vào bệnh xá cấp cứu, thấy tôi bất tỉnh, nhiều anh em đã bảo nhau là thôi mang đi chôn chứ thế này thì còn gì mà sống nữa nhưng cũng may người y tá thấy tim còn đập nên đã ngăn lại và bảo cho về tuyến sau chăm sóc, có thể sống được…”, người thương binh đã ở cái tuổi ngoài 70 vừa cười vừa kể lại những ngay tháng ác liệt, đau đớn nhất của bản thân.
Video đang HOT
Và đúng như người y tá nói, sự thần kỳ của cuộc sống đã giữ người thương binh đó ở lại. Sau hơn 2 năm, điều trị, trải qua các viện 103, viện 5 rồi trại thương binh Thuận Thành (Bắc Ninh), năm 1974, người thương binh với mức thương tật được xác định 100% đó phục viên trở về nhà.
Bãi đỗ xe của Công ty thương binh Thịnh Sơn nơi ông Vũ Quang Hải làm giám đốc
Người giám đốc thương binh năng động
Khi mới trở về nhà, với những thương tích được kết luận mất sức lao động đến 100%, tưởng chừng như sẽ khiến không ít người trở lên bi quan, thậm chí là gục ngã nhưng với ông Quang Hải lại hoàn toàn ngược lại.
Ông vẫn lạc quan, vẫn yêu đời, mong muốn được sống, được cống hiến. Một bên chân đã mất hẳn còn một bên có thể sử dụng chân giả, ông liền lắp ngay để có thể di chuyển được dễ dàng hơn. Một mắt vẫn sáng cộng thêm 2 tay vẫn có thể sử dụng bình thường, ông vẫn chăm chỉ, cần mẫn lao động, tham gia các hoạt động xã hội.
Năm 1999, cùng với một số người anh em, đồng đội, ông tham gia thành lập HTX Thương binh Thịnh Sơn. Rồi tiếp theo đó, đến năm 2009, ông cùng các đồng đội lại tiếp tục thành lập Công ty Thương binh Thịnh Sơn và ông được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc.
Không như nhiều công ty khác, Thịnh Sơn là công ty được lập ra bởi nguồn vốn của chính các anh em thương binh và nhân viên trong công ty cũng lại chính là thương binh.
Dù ngành nghề kinh doanh chính của công ty là trông giữ ôtô, xe máy, thương mại dịch vụ… nhưng lúc đầu do nguồn vốn eo hẹp trong khi địa điểm hầu hết là phải đi thuê nên hoạt động của công ty rất khó khăn.
Thêm vào đó, là sự cạnh tranh của không ít các đơn vị khác cũng khiến công ty chịu nhiều áp lực. Tuy nhiên, một cái đầu không bằng nhiều cái đầu, giám đốc Hải đã tập trung anh em lại, cùng suy nghĩ, bàn bạc và với tinh thần, ý chí của anh bộ đội cụ Hồ năm xưa cùng với sự năng động, sáng tạo, nắm bắt thời cơ đã giúp công ty hoạt động ổn định.
Năm 2010, với sự tạo điều kiện của chính quyền các cấp, công ty chính thức được giao quản lý, khai thác bãi xe A3, rồi tiếp đó là các diện tích kinh doanh ăn uống tại khu tái định cư Đền Lừ 2…
Đến nay, sau gần 4 năm ra đời và phát triển, Công ty Thương binh Thịnh Sơn đã tạo việc làm ổn định cho hơn 20 anh em thương binh của thủ đô Hà Nội với mức lương hàng tháng tối thiểu là 3 triệu đồng. Ngoài ra, hàng năm, công ty đều đóng thuế cho Nhà nước hàng trăm triệu đồng.
Dù tuổi có cao thêm, sự hành hạ của các vết thương chiến tranh vẫn diễn ra thường xuyên nhưng hàng ngày, trên chiếc xe ba bánh của mình, giám đốc Vũ Quang Hải cũng vẫn cố gắng cùng anh em trong công ty điều hành mọi công việc.
“Nhiều khi mệt, đau lắm nhưng cố ra được đây thì lại khoẻ, bởi ra đến đây mọi người cùng vui vẻ, chia sẻ các câu chuyện, cùng động viên nhau, cùng làm việc, thì mọi mệt mỏi, đau đớn đối với tôi lại tiêu tan hết. Với tôi, anh em công ty là ngôi nhà thứ hai, ngôi nhà hạnh phúc của tôi”, người thương binh già cười thật tươi và nói.
Để kết thúc bài viết này, tôi xin được mượn những lời đánh giá về con người giám đốc Vũ Quang Hải, ông Nguyễn Xuân Khoái, cũng là một thương binh, hiện là Chủ tịch HĐTV Công ty Thương binh Thịnh Sơn: “ Chúng tôi luôn kính trọng anh, bởi, mặc dù là một người thương binh nặng nhưng trong mọi công việc anh đều không quản ngại khó khăn, cố gắng hết sức mình vì anh em. Hàng ngày, dù có thế nào anh vẫn cố gắng ra để cùng anh em điều hành công việc. Không những vậy, trong sinh hoạt hàng ngày anh cũng rất anh trung thực, thẳng thắn, nghĩa tình”.
Những hình ảnh, những việc làm của người thương binh Vũ Quang Hải không chỉ là niềm hạnh phúc vì đã chiến thắng bản thân, vượt lên hoàn cảnh của cá nhân, mà còn vì lo được cho cuộc sống của nhiều đồng đội, đưa công ty phát triển, đóng góp cho xã hội, minh chứng cho xã hội thấy giá trị của phẩm chất người lính, người thương binh “tàn nhưng không phế”.
Theo xahoi
Nghị lực phi thường của cháu bé bị cha ruột đốt
Ba năm trước, câu chuyện cậu bé Vũ Quốc Linh bị người cha máu lạnh tẩm xăng đốt làm rúng động cả một vùng quê nghèo tại xã Tế Tân, huyện Nông Cống, Thanh Hóa.
2 mẹ con chị Lê Thị Hà và bé Vũ Quốc Linh chụp ảnh cùng những khách đến chơi
Cho tới thời điểm này khi sự việc đã xảy ra được khoảng thời gian dài nhưng những ám ảnh về ngày hôm ấy vẫn còn vẹn nguyên đối với cả hai mẹ con chị Hà và cháu Linh.
Chúng tôi tìm về ngôi nhà của hai mẹ con chị Lê Thị Hà (1984) và cháu Vũ Quốc Linh (2008) sau 3 năm xảy ra sự việc. Căn nhà cấp 4 nhưng tinh tươm, sạch sẽ. Người mẹ trẻ mới 30 tuổi nhưng đã trải qua nỗi cay đắng, tủi nhục của 2 cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Một đứa bé mới lên 3 nhưng trong em in đậm những ám ảnh kinh hoàng của quá khứ về người cha bạc ác.
Bé Vũ Quốc Linh bên mẹ
Tình duyên đứt gánh và bi kịch từ người cha máu lạnh
15 tuổi chị bước chân về nhà chồng trong sự non nớt, vụng về của 1 cô gái mới lớn. Chị bảo, ở quê cứ quá tầm 15 là con gái phải lo chuyện lập gia đình. Cuộc sống với những phức tạp của gia đình phong kiến khiến nàng dâu 15 tuổi ấy không chịu đựng nổi. Chị chấp nhận đầu hàng số phận rồi chia tay với người chồng đầu tiên. Sau 2 năm, chị đi bước nữa với anh Vũ Văn Quang (xã Tế Thắng, Thanh Hóa). Anh Quang cũng từng có vợ và một cậu con trai.
Thế nhưng, hạnh phúc đến với chị Hà ngắn chẳng tày gang. Lấy Quang được hơn 1 năm thì bắt đầu Quang lao vào vòng xoáy của của những trận cá cược, số má và rượu chè. Mỗi lần thua bạc, nợ nần là mỗi lần Quang lại lôi chị Hà ra làm bia đỡ đạn.
Quang hành hạ vợ bằng những trận dọa nạt, đòn roi. Chị Hà kể, trước đây chị từng làm ở công ty bảo hiểm Thanh Hóa, công việc rất ổn định nhưng có những ngày đang đi làm, Quang còn xông thẳng vào tận chỗ làm vác dao dọa dẫm. Chị đành ngậm ngùi xin nghỉ việc. Thêm một lần nữa, chị quyết định viết đơn li hôn. Quang chẳng những không động lòng mà còn lấn tới cầm dao dọa giết vợ.
Đỉnh điểm là trưa 27/04/2011, chị Hà không có nhà. Quang xuống nhà tìm chị không thấy nên đã bế bé Vũ Quốc Linh lên xe máy và đi đâu đó chừng 20 phút. Lúc bà ngoại và người cậu của bé Linh nhìn thấy Quang đưa Linh về thì bất ngờ Quang dội cả can xăng từ đầu con trở xuống. Mọi người tá hỏa chạy lại để lôi cháu Linh ra khỏi tay Quang thì bất ngờ Quang châm lửa và vứt luôn chiếc bật lửa ấy vào Linh. Ngọn lửa bùng lên dữ dội. Cậu của Linh vơ vội lấy cháu trong đống lửa ngùn ngụt rồi cùng nhảy xuống ao. Ngay sau đó, Vũ Quốc Linh được đưa đi bệnh viện nhi Thanh Hóa để cấp cứu.
Bé Linh được đưa vào bệnh viện nhi được 3 ngày thì tình trạng trở nặng, vết bỏng lớn và lan toàn bộ cơ thể nên khó lòng cứu chữa. Nếu may mắn cứu được, cháu bé chỉ có thể sống thực vật. Lúc đưa con đi cấp cứu, cơ thể bé quằn quại, chỉ còn da bọc xương, không đứng, không ngồi và không nằm được. Các vết bỏng trên mặt cháu nhăn nhúm, co lại, rỉ máu. Như có phép màu, sau 28 ngày theo dõi, tình trạng sức khỏe của Linh dần tiến triển nên bệnh viện bàn với gia đình chuyển Linh lên bệnh viện bỏng quốc gia Hà Nội. Ở viện bỏng quốc gia được 3 tháng Linh bị nhiễm trùng máu. Trong thời gian truyền máu Linh lại bị nhiễm vi rút, sốt cao liên tục. Gia đình tiếp tục đôn đáo đưa con lên bệnh viện nhi Thụy Điển.
Ngày 18/5/2011, ca phẫu thuật ghép da được tiến hành. Bác sĩ lấy gần như toàn bộ phần da hai bên đùi chị Hà ghép trực tiếp sang cho bé Linh. Ca phẫu thuật kéo dài gần bốn giờ. Cuối năm đó, may mắn có đoàn Thụy Sĩ về bệnh viện Thanh Hóa, và nhờ sự giúp đỡ của bệnh viện đã tiến hành phẫu thuận đôi tay lần đầu tiên cho Linh. Hai bàn tay của Linh bị cháy khô, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật để tách các ngón tay cho Linh. Bàn tay phải của bé chỉ còn bốn ngón, một ngón bị cháy khô, bác sĩ phải tháo khớp rất sâu để các ngón khác không bị hoại tử.
Lúc mới tháo băng, tay bé không cử động được, như hai nắm đấm to tròn. Chị Hà phải luyện cho con nắm, mở bàn tay ra rồi nắm lại. Gần một tháng trời, tay bé đã cử động nhẹ nhàng và có thể kẹp đồ vật nhỏ vào hai bàn tay.
Năm 2012 tin vui nữa lại đến với hai mẹ con Quốc Linh. Phía Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc liên lạc với 2 mẹ con chị Hà và thông báo có đoàn Hàn Quốc đến thăm khám, muốn tiến hành phẫu thuật miễn phí cho Linh. Các bác sĩ tiến hành ghép da vào chân cho Linh. Bốn ngày sau, cậu bé lại phải tiêm tế bào gốc lần thứ hai. Phẫu thuật xong, mất hai tháng sau Linh mới đi được. Sau ca phẫu thuật đó, cậu bé được tiêm tế bào gốc vào mặt để tái tạo da. Hơn một tháng sau, Linh trải qua ca phẫu thuật tách lại các ngón tay bên phải vì lần phẫu thuật trước chưa tách hết khiến ngón thứ hai và thứ ba vẫn dính chặt nhau.
Hình ảnh của bé khi chưa bị bố tẩm xăng đốt
Sau 3 năm bị bố tẩm xăng đốt
Vũ Văn Quang, bố của Linh hiện giờ đang thụ án tại trại giam 3, Tân Kỳ, Nghệ An. Chị Hà kể, nhiều khi cũng muốn cho con vào thăm bố nhưng mọi người đều can ngăn. Bé vẫn sợ và khóc thét lên mỗi khi có người hỏi về người bố của nó.
Sự bất nhân của người cha đã vô tình hủy hoại cả tuổi thơ, cả cuộc đời lành lặn của đứa con vô tội. Ngày chồng ra tòa, con nằm viện, chị vừa giận chồng vừa thương con lại tự trách cứ bản thân nhiều hơn. Chị dằn vặt lương tâm mình, đã có lúc chị nghĩ quẩn và từng có ý định tìm đến cái chết. Nhưng nghĩ đến con, nghĩ đến những cơn đau quằn quại con đang trải qua từng ngày, từng giờ chị lại vực dậy, cố gắng mà sống tiếp. Vượt qua những thời khắc đối mặt với tử thần, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc, giờ đây bé Vũ Quốc Linh đã có một cuộc sống mới bé có thể tự ăn, đi chơi xung quanh hàng xóm.
Cậu bé ngoan, nhanh nhẹn. Em tự tin, bạo dạn, không mặc cảm tự ti. Ở cậu bé 5 tuổi này, tôi thấy sự kiên cường, trên hết là tinh thần thép đáng cảm phục. Hết hè năm nay, Vũ Quốc Linh vào lớp 1. Bé muốn được đến trường để đi học như các bạn cùng trang lứa nhưng chị vẫn chưa dám để con tiếp xúc với môi trường mới. Chị sợ con nít vẫn chưa nhận thức được mà trêu ghẹo con, con lại tủi thân.
3 năm qua, sau những thử thách và tháng ngày lận đận chạy ngược xuôi điều trị cho con giờ trông chị cũng già hơn so với cái tuổi 30. "Mẹ khóc à, mẹ Hà đừng khóc, con yêu mẹ nhất", thằng bé ôm chầm lấy chị, đưa đôi tay xù xì, run rẩy lên lau những giọt nước mắt trên mặt mẹ. Trong giây phút ấy, ranh giới giữa tình yêu và sự thù hận với chị dần được xua tan bởi vì bên cuộc đời chị, lúc này vẫn còn có hy vọng lớn nhất là sự hiện diện của bé Linh.
"Tôi là Vũ Quốc Linh, năm nay tôi 5 tuổi. Tôi đến từ Thanh Hóa. Tôi mong muốn sau này được trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho mọi người. Tôi muốn được hạnh phúc để mẹ tôi được hạnh phúc. Cám ơn và tạm biệt các bạn. Tôi yêu các bạn rất nhiều". Trong buổi lễ trao từ thiện cho những bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt ở đất nước Hàn Quốc, Linh đã dõng dạc đứng trước hàng ngàn khán giả để giới thiệu bản thân và nói lên mơ ước của mình như vậy.
"Nụ cười trong sáng của em khiến toàn thể đội ngũ JK cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày. Cám ơn mọi người đã cho chúng tôi gặp em. Ngày đó, tất cả đội ngũ JK, ai cũng háo hức chào đón vị khách nhỏ đáng yêu. Và rồi, tất cả chúng tôi đều cảm thấy lo lắng cho em bởi chúng tôi biết rõ những khó khăn mà em phải đối mặt cũng như những cuộc điều trị đặc biệt mà em phải trải qua. Ngay từ lần đầu đến Hàn Quốc, nụ cười của em đã xua tan mọi lo lắng của chúng tôi. Tất cả đều chắc chắn rằng, với sự dũng càm và nụ cười tươi sáng của mình, em có thể vượt qua tất cả. Đội ngũ của chúng tôi đều cố gắng hết mình nhằm đem lại cho em những kỷ niệm tốt nhất trong suốt thời gian em ở lại đây với chúng tôi. Em có hạnh phúc trong thời gian ở đây không? Chúng ta thật sự đã có những khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau. Hẹn gặp lại em tại đây cùng với nụ cười thật ấm áp cùng những cử chỉ thật đáng yêu đã khiến chúng tôi cười thật nhiều và giúp chúng tôi gạt bỏ những ưu phiền. Em là kho báu của chúng tôi. Linh yêu dấu! Cậu bé thông minh, đáng yêu của chúng ta. Chúng tôi hy vọng cùng với thời gian ở bên nhau, chúng ta sẽ có những kỷ niệm thật đẹp. Với tất cả yêu thương!". Đội ngũ JK Trích thư của bác sĩ ở bệnh viện JK Hàn Quốc gửi em Vũ Quốc Linh
Theo Xahoi
UB Kiểm tra Trung ương làm việc với ông Hồ Xuân Mãn và nhiều người tố cáo Từ ngày 16-20/7, đoàn kiểm tra Trung ương do ông Lê Hồng Liêm, Phó chủ nhiệm UBKT TƯ dẫn đầu đã vào Huế làm việc với ông Hồ Xuân Mãn và nhiều cựu chiến binh tố cáo khác để làm rõ các chi tiết liên quan đến việc ông Mãn khai man thành tích. Trong ngày 16/7, đoàn đã làm việc với ông...