Chân dung người đàn ông kiện nhiều nhất thế giới
Jonathan Lee Riches ở Kentucky, Mỹ là người đi kiện nhiều nhất thế giới (hơn 4000 lần). Thậm chí ngay khi nghe tin mình có thể được ghi vào Sách kỷ lục Guinness, ông cũng kiện luôn cả tổ chức này.
Jonathan Lee Riches người đàn ông kiện nhiều nhất thế giới.
Theo abc News, ông từng thực hiện tới 4000 vụ kiện trên khắp thế giới, chống lại nhiều người, nhiều sự vật, sự việc và nhiều khái niệm khác nhau, trong đó bao gồm nhiều nhân nhân vật nổi tiếng.
Những người nổi tiếng từng bị Jonathan kiện bao gồm Martha Stewart, Britney Spears, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush cùng nhiều nguyên thủ quốc gia khác, Steve Jobs và cả cướp biển Somalia.
Năm 2010, sau khi biết tin Sách kỉ lục Guinness sắp đưa mình vào danh sách người kiện nhiều nhất thế giới, Jonathan đã quyết định kiện luôn cả Guinness.
Ông cho hay: “Sách kỉ lục Thế giới Guinness không có quyền xuất bản các tác phẩm của tôi, các kiệt tác pháp lý của tôi”.
Video đang HOT
Thậm chí khi ở trong tù vì tội gian lận, ông vẫn tiếp tục kiện cáo.
Đến năm 2010, ông bị Văn phòng Công tố Mỹ ở Kentucky kiện vì tội lãng phí các nguồn lực pháp lý.
Theo doisong.fun
Hòa bình tại Trung Đông hay "chiến tranh" với Iran?
Ngoại giao Mỹ liên tục gia tăng gần đây, thậm chí trở nên biệt lập với các chính sách cứng rắncủa Tổng thống Trump.
Từ chính sách căng thẳng của Tổng thống Trump
Thượng đỉnh Warsaw là một bằng chứng rõ ràng nhất đến hiện tại.Các ám ảnh của Iran với chính quyền Mỹ hiện tại dường như cũng tương tự với chính quyền Iraq thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush từng xâm lược Iraq vào năm 2003.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tại Warsaw.
Sự kiện vẫn là một ký ức thời cựu Tổng thống Bush về cuộc xâm lược Iraq với các tuyên bố rằng chính quyền Saddam Hussein có hàng loạt các vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Tuy nhiên, điều này chắc chắn rằng, thế giới không học được bất kỳ bài học nào từ định mệnh của hàng triệu người đã từng bị giết trong khu vực này kéo dài hai thập kỷ qua. Đầu tiên là cuộc xâm lược Iraq và sau đó là cuộc nổi dậy của nhóm khủng bố Daesh.
Ngày nay, Tổng thống Donald Trump và đội ngũ của ông gạt bỏcác ý kiến nhận định từ các nhà quan sát quốc tế và tuyên bố rằng, Iran đang sản xuất nhiều vũ khí hạt nhân. Từ kết quả như vậy, chính quyền Tổng thống Trump đã tăng cường gấp đôi các trừng phạt nhằm đối phó với Iran. Nỗ lực của Mỹ dường như nhằm vào chính quyền nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei và chính quyền Iran. Tuy nhiên, điều này không rõ ràng liệu có diễn ra bất kỳ cuộc xâm lược nào nữa hay không.
Kỷ niệm 40 năm Cách mạng Iran, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã đăng tải video gây nhiều tranh cãi và nói rằng ông không nghĩ Iran sẽ có nhiều ngày kỷ niệm như thế.
Ngay trước khi diễn ra Hội nghị an ninh Munich thường niên, chính quyền Tổng thống Trump đã tổ chức thượng đỉnh "Hòa bình Trung Đông" tại thủ đô Warsaw. Mặc dù lấy chủ đề hòa bình nhưng chủ đề chính thực tế lại tạo nên căng thẳng với Iran, giới quan sát nhận định.
Trong khi đó, các quốc gia châu Âu không tham gia thượng đỉnh do Mỹ dẫn đầu cùng với các quan chức cấp cao bởi lý do rằng, họ đang hoàn toàn cảm thấy mâu thuẫn từ các phản ứng của Tổng thống Trump về quan hệ kinh tế toàn cầu. Tổng thống Trump đơn phương rút khỏi hiệp ước hạt nhân Iran là một ví dụ. Điều này chống lại lợi ích của châu Âu. Vì vậy, Anh, Pháp và Đức - đều là thành viên của thỏa thuận hạt nhân Iran đều tỏ ra không hài lòng từ quyết định của Tổng thống Trump.
Quan hệ châu Âu và Iran
Ba quốc gia thông báo rằng, họ sẽ tiếp tục duy trì quan hệ thương mại với Tehran thông qua việc không sử dụng hệ thống ngân hàng Mỹ và đồng đôla. Quan hệ kinh tế sẽ được thực hiện thông qua giải pháp mới, có tên là Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX), sẽ cho phép thực hiện trao đổi thương mại giữa châu Âu và Iran mà không phụ thuộc vào giao dịch tài chính trực tiếp.
Giới quan sát đưa ra nhận định rằng, không biết bằng cách nào quyết định này sẽ được thực hiện hoặc liệu tính hiệu quả có hay không. Tuy nhiên, những gì tôi biết là cả 3 quốc gia này đang phần nào căng thẳng từ quyết định của Washington.
Kể từ khi tất cả các quốc gia châu Âu, loại trừ Anh, đã gửi cho các quan chức cấp bình thường đến thượng đỉnh Warsaw, một số quan chức cấp cao vẫn tham gia là phó Tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga mở rộng tham vọng Trung Đông: Bỏ ngỏ trong quan hệ với Saudi Arabia?ĐỌC NGAY
Nga tung tín hiệu mạnh về lằn ranh Mỹ tại Trung ĐôngĐỌC NGAY
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dường như không quan tâm nhiều về tình hình cô lập tại Warsaw khi ông trực tiếp đưa ra dòng tweet rằng: "Những gì quan trọng về cuộc gặp này và điều này không còn là bí mật bởi vì có nhiều người tham gia vẫn ngồi xuống và tham gia cuộc họp với các đại diện đứng đầu các quốc gia Ả rập cùng với Israel để thúc đẩy lợi ích chung về chiến tranh với Iran.
Ngày 13-14/2/2019, tại Thủ đô Warsaw của Ba Lan, dưới sự đồng chủ trì của nước chủ nhà và Mỹ đã diễn ra Hội nghị quốc tế về "các vấn đề hoà bình an ninh ở Trung Đông" với sự tham gia của gần 60 quốc gia. Hội nghị bao gồm hầu hết các nước Liên minh châu Âu (EU) và 10 nước Ả Rập gồm Ả Rập Saudi, Ai Cập, Bahrain, Yemen, Jordan, Kuwait, Morocco, Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Tunisia.
Hội nghị thượng đỉnh Bộ trưởng nhằm thúc đẩy tương lai hòa bình và ổn định tại Trung Đông, được đánh giá là một bước kiểm nghiệm cho cột trụ chính trong chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump tại Trung Đông: niềm tin rằng Israel và các nước Arab có thể thiết lập một liên minh chống lại Iran, ngay cả khi các cuộc đối thoại hòa bình giữa Israel và Palestine đang tỏ ra xa vời hơn bao giờ hết.
Các chuyên gia từng đưa ra nhận định, cho dù kết quả thượng đỉnh Warsaw có như thế nào, bài kiểm tra thực sự sẽ diễn ra nếu và chỉ khi kế hoạch hòa bình được công bố. Và cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một ngày giờ cụ thể cho sự kiện này.
Thượng đỉnh Warsaw do Mỹ đứng đầu, được tổ chức nhằm mục tiêu cô lập Iran. Điều đó chứng minh rằng, sự cô lập về ngoại giao cảu Mỹ ít nhất trong trường hợp chiến tranh với Iran.
Hồng Nhung
Theo Tổ Quốc
Thủ tướng Nhật không tự đề cử Nobel Hòa bình cho Tổng thống Trump mà được Mỹ yêu cầu Tổng thống Trump hôm 15/2 "khoe" rằng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề cử ông giải Nobel Hòa bình, song tờ Asahi tiết lộ hành động này xuất phát từ đề nghị của Chính phủ Mỹ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina năm...