Chân dung người Canada giúp VĐV Triều Tiên tham dự Olympic
Khi mà Thế vận hội mùa đông 2018 sắp đến gần, cặp đôi VĐV trượt băng nghệ thuật Ryom Tae Ok và Kim Ju Sik đang là tâm điểm của truyền thông khi họ sẽ đại diện Triều Tiên trước toàn thế giới. Thế nhưng, ít ai biết được vinh dự lớn lao này là thành quả… của một HLV người Canada.
“Họ có những đường nét rất đẹp, cổ điển, tư thế cũng tốt và sự hòa hợp gần như tuyệt đối. Đánh giá trên mặt kỹ thuật, họ rất mạnh”, huấn luyện viên người Canada Bruno Marcotte nhận định khi nói về cặp đôi Kim Ju-sik (nam, 25 tuổi) và Ryom Tae-ok(nữ, 18 tuổi).
Lần đầu tiên ông Marcotte để ý cặp đôi này là trong 1 cuộc thi quốc tế vào 2 năm trước. Dù khá tò mò, ông cũng chỉ thấy họ đơn giản là “biết trượt”.
Vào Thế vận hội mùa đông châu Á 2017 tại Nhật Bản, ông lại có duyên gặp lại Kim và Ryom. Tuy nhiên, khác với lần trước, cặp đôi này đã có sự cải thiện đáng kể về kỹ thuật. Ngạc nhiên trước sự tiến bộ, Marcotte đã tiếp cận những VĐV trẻ này và dành tặng những lời khen cho màn trình diễn đầy ấn tượng. Tuy nhiên, ông không biết rằng việc này đã mở ra 1 cơ hội “có một không hai” mà ông không hề ngờ tới.
Ryom Tae Ok, 18 tuổi và Kim Ju Sik, 25 tuổi chụp ảnh cùng huấn luyện viên Bruno Marcotte
Không lâu sau đó, Kim và Ryom đã tới gặp ông cùng với một yêu cầu đặc biệt: huấn luyện họ tại Montreal (Canada) và nhờ chị gái Julie của ông – 1 biên đạo múa – thiết kế màn trình diễn.
“Tôi thường được người ở nhiều quốc gia khác nhau tiếp cận và thường tôi không quan tâm về gốc gác của họ. Vì thế, tôi sẽ giúp đỡ các VĐV Triều Tiên giống như cách tôi đã giúp VĐV các nước khác”, ông Marcotte kể lại với BBC.
Trước khi Kim Ju-sik và Ryom Tae-ok đến Montreal, ông Marcotte đã phải rất vất vả để lo việc sinh hoạt cho hai người. Tuy nhiên, sự lạc quan, chăm chỉ và sự tôn trọng mà họ dành cho ông trong 8 tuần huấn luyện đã khiến vị HLV người Canada cảm thấy không uổng phí công sức.
Màn trình diễn giúp cặp đôi VĐV Triều Tiên đủ tiêu chuẩn cho Olympic
“Điều làm tôi ngạc nhiên chính là niềm hân hoan, hạnh phúc, mối quan hệ khăng khít và cách mà họ biết ơn với những cơ hội mà mình nhận được”, ông Marcotte nhớ lại. “Họ trượt băng với niềm đam mê và cảm xúc vô tận.”
Video đang HOT
Theo BBC, sự góp mặt của cặp đôi Kim Ju-sik và Ryom Tae-ok không chỉ có ý nghĩa về mặt thể thao mà còn cả về mặt chính trị – giống như bức ảnh “tự sướng” của vận động viên Hàn Quốc Lee Eun-ju và vận động viên Triều Tiên Hong Un-jong tại Thế vận hội Mùa hè 2016 tại Rio (Brazil)
Bức ảnh “Selfie” được ca ngợi là biểu tượng hòa bình giữa Triều Tiên và Hàn Quốc
“Việc này sẽ gây ấn tượng tốt với công chúng, mang lại 1 hình ảnh Triều Tiên &’mở’ hơn những gì mà truyền thông thường mô tả”, ông Michael Madden – người sáng lập trang chuyên phân tích tình hình Triều Tiên – nhận định. “Dù có đoạt huy chương hay không, khi về nước họ sẽ vẫn là &’anh hùng quốc gia’”.
Trong thời điểm hiện tại, giống như giới truyền thông, huấn luyện viên Bruno Marcotte cũng sẽ theo dõi sát sao những màn trình diễn của 2 học trò trong Thế vận hội sắp tới. Tuy nhiên, mục đích của Marcotte rất khác: ông muốn xem xem liệu họ có trình diễn tốt hơn sau khóa huấn luyện ở Monstreal hay không?
Theo Danviet
Tình báo Mỹ đánh giá sai khả năng của Triều Tiên như thế nào?
Các tài liệu của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cùng cộng đồng tình báo Mỹ cho thấy, họ quá chủ quan khi thất bại trong việc dự báo chính xác thời điểm Triều Tiên có thể phát triển tên lửa có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân và vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, cơ quan tình báo Mỹ đã báo cáo với chính quyền mới rằng, dù Triều Tiên chế tạo được bom hạt nhân thì Mỹ vẫn còn thời gian 4 năm để làm chậm hoặc ngừng hẳn chương trình phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có khả năng vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố thử thành công vụ nổ hạt nhân lần thứ sáu tháng 9.2017
Ngỡ ngàng vì phán đoán sai
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh thử nghiệm 8 tên lửa tầm trung vào năm 2016, nhưng 7 quả trong số đó nổ ngay trên mặt đất hoặc vỡ tan trong quỹ đạo bay. Một số quan chức cho rằng, một phần thất bại này là do chương trình phá hoại ngầm của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama. Và mặc dù Triều Tiên đã thực hiện 5 cuộc thử nghiệm nguyên tử dưới lòng đất, cộng đồng tình báo Mỹ vẫn ước tính còn rất xa Triều Tiên mới phát triển được loại mạnh hơn như bom hydro.
Thế nhưng, chỉ trong vòng vài tháng những đánh giá này đã biến mất một cách đáng hổ thẹn. Ông Kim đã đưa ra công nghệ tên lửa mới, dựa trên thiết kế động cơ đẩy của Liên Xô hàng thập kỷ trước. Dường như Triều Tiên áp dụng một chương trình phát triển song song tên lửa đẩy và đầu đạn hạt nhân để nhanh chóng có được thứ vũ khí có thể bay tới Guam, sau đó là Bờ Tây và cuối cùng là Washington.
Vào ngày 4.7.2017, Triều Tiên làm thế giới choáng váng với thử nghiệm thành công đầu tiên một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và lặp lại thành công một vài tuần sau đó. Đến chủ nhật đầu tiên của tháng 9, Chủ tịch Triều Tiên cho phát nổ quả bom hạt nhân thứ 6. Sau vài giờ lưỡng lự, cuối cùng các nhà phân tích cũng đồng thuận lên tiếng đây là cuộc thử đầu tiên thành công của Triều Tiên về bom hydro, với lực nổ cao gấp 15 lần so với quả bom nguyên tử làm san bằng Hiroshima. Trong tháng 11, Triều Tiên phóng thử thành công một ICBM đã cải thiện rất nhiều, được gọi là Hwasong-15, có thể bay khoảng 15.000km, đủ xa để đe dọa tất cả các nơi trên đất Mỹ.
CIA và các lực lượng tình báo Mỹ khác đã dự đoán thời điểm này cuối cùng rồi sẽ đến nhưng họ hoàn toàn bất ngờ trước bước tiến nhanh chóng của Triều Tiên chỉ trong vòng vài tháng. Phải nhớ rằng, nhiều thập kỷ trước đó, cơ quan tình báo Mỹ luôn dự báo đúng quỹ đạo chương trình hạt nhân Triều Tiên. Điều gì làm họ không kết nối được thông tin từ Triều Tiên để rồi đưa ra phán đoán sai về mặt thời gian?
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R.McMaster thừa nhận các cơ quan tình báo Mỹ đã thất bại trong việc dự báo về Triều Tiên
Sai lầm nhiều mặt
Các quan chức tình báo cấp cao cho biết, họ bắt đầu chú tâm vào việc thu thập thông tin về chương trình vũ khí của Triều Tiên từ năm 2012. Họ thừa nhận đã đưa ra 2 giả thuyết và cả 2 đều sai. Thứ nhất, họ cho rằng Triều Tiên sẽ cần khoảng thời gian để giải quyết vấn đề khoa học tên lửa giống như các quốc gia khác trong thời Chiến tranh Lạnh. Họ đánh giá thấp việc sử dụng mô hình máy tính tiên tiến và chuyên môn nước ngoài của Triều Tiên. Thứ hai, họ cũng đánh giá sai về ông Kim Jong-un, 33 tuổi, người lên nắm quyền vào cuối năm 2011 và đã đưa chương trình vũ khí trở nên ưu việt hơn lãnh đạo tiền nhiệm.
"Triều Tiên cần ít nhất 2 năm nữa, phải trải qua một số cuộc thử tên lửa và hạt nhân để hoàn thiện vũ khí có khả năng đe dọa Mỹ. Vẫn còn thời gian để bắt đầu một cuộc đối thoại. Đó là giải pháp giảm căng thẳng, tránh hiểu lầm có thể dẫn tới chiến tranh". Tiến sĩ Siegfried S. Hecker (Cựu Giám đốc Phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Los Alamos)
Theo các tài liệu giải mật gần đây, CIA đã nhận ra tham vọng của Triều Tiên vào đầu những năm 1980, khi các vệ tinh gián điệp lần đầu tiên phát hiện ra bằng chứng cho thấy Triều Tiên đang chế tạo một lò phản ứng để sản xuất plutoni, nhiên liệu chính cho vũ khí hạt nhân. Một bộ phận của CIA ngày đêm nghiên cứu các nhà máy và lò phản ứng của Triều Tiên, cố gắng đánh giá mức độ đạt được trong quá trình phát triển động cơ, nhiên liệu chuyên dụng và đầu đạn hạt nhân của đất nước mà họ cho rằng vô cùng lạc hậu.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, làn sóng các nhà khoa học tên lửa bắt đầu hướng tới Triều Tiên. Mặc dù lực lượng an ninh Nga đã chặn được một số, những người khác vẫn hỗ trợ Triều Tiên từ xa. Và với cơ quan tình báo Mỹ, chắc chắn họ đã bỏ lỡ những lần chuyển giao công nghệ đáng kể.
Các tên lửa mà Triều Tiên đưa ra thử nghiệm những tháng gần đây mang nhiều dấu hiệu xuất xứ của Liên Xô. Tuy nhiên, các nhà phân tích và các quan chức tình báo không biết cụ thể công nghệ này chuyển đến Triều Tiên như thế nào.
Trước đó, vào khoảng năm 1994, Triều Tiên đã đình chỉ chương trình vũ khí hạt nhân do căng thẳng với Mỹ đưa hai nước gần chiến tranh hơn bao giờ hết. Khi chính quyền của Tổng thống Clinton cân nhắc các lựa chọn quân sự thì cựu Tổng thống Jimmy Carter đã đến Triều Tiên đàm phán đạt được một thỏa thuận dẫn đến đóng băng chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Thỏa thuận đó dường như đã được giữ trong 6 năm. Nhưng trên thực tế, Triều Tiên có thể bắt đầu vi phạm thỏa thuận ngay trong những năm này. Triều Tiên bí mật thay đổi cách thức chế tạo các quả bom bằng sử dụng nhiên liệu uranium.
Từ đầu năm 2000, Hội đồng Tình báo Quốc gia (NIC) là trung tâm của tư duy chiến lược nhiệm kỳ và dài hạn trong Cộng đồng Tình báo Mỹ đã có những nhận định rõ ràng về tổng thể chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Một bản báo cáo ít được để ý đưa ra trong Hội đồng này nhận định, Triều Tiên có thể tấn công Mỹ vào năm 2015. Bốn năm sau, khi Mỹ sa lầy vào cuộc chiến tranh Iraq, hội đồng này lại đưa ra những dự báo thay đổi, Triều Tiên có thể đạt năng lực hạt nhân trong 15 năm tới, tức là không muộn hơn năm 2019.
Ngày 29.11, Triều Tiên phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15 có khả năng bay tới lãnh thổ Mỹ
Liên tiếp bỏ lỡ thông tin tình báo
Tổng thống George W. Bush bắt đầu một chương trình ngăn cản tàu vận chuyển nguyên liệu cho chương trình vũ khí của Triều Tiên và ông đã tăng tốc các hoạt động bí mật làm tê liệt chương trình bằng cách phá hoại chuỗi cung ứng của nó. Nhưng mục tiêu chính của CIA là chống khủng bố và vùng phủ sóng vệ tinh tại Triều Tiên thường phải chuyển hướng để trợ giúp quân đội Mỹ tại Trung Đông.
Mỹ đã rất ngạc nhiên vào năm 2006, khi nhận được lời cảnh báo về cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên từ Trung Quốc, chỉ 1 một giờ trước khi xảy ra vụ nổ. Năm 2010, Triều Tiên đã mời TS Siegfried S. Hecker, cựu Giám đốc của Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, một trong các viện nghiên cứu đa ngành lớn nhất thế giới của Mỹ, đến thăm và cho ông ta thấy một nhà máy làm giàu uranium hoàn chỉnh được xây dựng bên trong một tòa nhà cũ ở Yongbyon. Người Triều Tiên đã xây dựng nguyên một nhà máy tại địa điểm dưới sự giám sát thường xuyên của vệ tinh, mà không bị phát hiện. Có nhiều lý do chính đáng để lý giải điều này. Các Chính phủ nước ngoài gần như không bao giờ thành công trong việc tuyển dụng các nhà khoa học Triều Tiên làm việc vì họ hiếm khi được phép ra nước ngoài. Triều Tiên dường như đã tìm ra các mô hình của một số vệ tinh gián điệp của Mỹ.
Và mặc dù các tài liệu do Edward J. Snowden đưa ra cho thấy, Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) đã xâm nhập vào Triều Tiên, nhưng vẫn chưa rõ liệu khả năng xâm nhập qua mạng máy tính có thu thập được bất cứ thứ gì hữu ích trong một quốc gia có mạng máy tính tối thiểu.
Bước vào năm 2018, vẫn còn một số mâu thuẫn trong giới tình báo về khả năng của Triều Tiên. Hầu hết các cơ quan tình báo nói rằng Triều Tiên có kho vũ khí khoảng 20 hoặc 30 vũ khí hạt nhân nhưng Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ đưa ra con số trên 50. Nhưng chắc chắn, các cơ quan tình báo sẽ không bỏ lỡ việc dự báo bước tiến tiếp theo của Triều Tiên.
Theo Hoàng Tiến (ANTD)
Cựu vệ sĩ Triều Tiên kể cuộc sống khác thường của Kim Jong-un hồi nhỏ Một cựu vệ sĩ Triều Tiên đào tẩu hé lộ phần nào cuộc sống bí ẩn thuở nhỏ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Cựu vệ sĩ Triều Tiên Lee Young-guk. Theo Mirror, vệ sĩ Lee Young-guk đảm nhiệm công tác bảo vệ cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il trong suốt 11 năm cho đến khi đào tẩu khỏi Triều Tiên, để...