Chân dung mẹ Raglai vào top ảnh đẹp nhất năm 2020
Ngoài ảnh bà mẹ Raglai, Việt Nam có 3 tác phẩm khác vào top 50 ảnh đẹp nhất năm của Agora.
Agora, trang web cũng là ứng dụng di động thường xuyên tổ chức các cuộc thi về ảnh, mới công bố top 50 ảnh đẹp nhất năm 2020 (#BestPhotoOf2020). Đây là kết quả lựa chọn từ hơn 35.000 ảnh do các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên từ 135 quốc gia gửi về. Từ top 50 này, Agora tổ chức bình chọn thêm 5 vòng để chọn ra top 5 công bố ngày 28/12. Giải cao nhất cho tác phẩm được bình chọn nhiều nhất là 25.000 USD.
Trong top 50 ảnh đẹp nhất mà Agora mới công bố có 4 tác phẩm của các tác giả Việt Nam.
“Nụ cười của mẹ” là một trong 4 tác phẩm đó, do nhiếp ảnh gia Vương Mạnh Cường chụp một bà mẹ dân tộc Raglai ở vùng núi Khánh Vĩnh, Khánh Hòa. Tác giả cho biết bức ảnh nằm trong một dự án chụp chân dung Help-Portrait, có sự tham gia của các nhiếp ảnh gia và tình nguyện viên nhiều nơi. Dự án được thực hiện bằng cách, người chụp in ảnh và gửi lại cho người được chụp với mong muốn đem tới chút niềm tin, niềm vui cuộc sống. Theo tác giả, cụ bà trong ảnh này đã rất hạnh phúc khi được chụp ảnh lần đầu trong đời, “đó quả là giây phút đặc biệt trong đời bà cụ”.
Bức ảnh “Những chiếc bóng” của nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân chụp vào ngày rằm tháng 1. Từ trên cao, ảnh bao quát khung cảnh những đồi cát và bóng người đổ dài. Hòn Bà, Vũng Tàu, là một đảo nhỏ có nước rút nhẹ vào buổi sáng nên mọi người có thể đi bộ dọc đảo.
Tác giả chia sẻ quê hương anh và các vùng miền khác ở Việt Nam đang chịu nhiều thiệt hại vì bão lũ thời gian qua, anh mong muốn nếu đạt giải sẽ dành 50% giá trị giải thưởng để ủng hộ đồng bào.
Tác phẩm “Áo Dài” của Duy Sinh chụp một cô gái mặc áo dài truyền thống, đội nón lá đi giữa đồng cỏ xanh mướt và mềm mại ở Quảng Nam. Nhiếp ảnh gia Duy Sinh cho hay, áo dài thường được chụp kiểu chân dung nhưng tôi thử nghiệm với cách chụp trên cao, góc rộng để đem tới một góc nhìn khác.
Video đang HOT
“Thu hoạch cói” là tác phẩm của Nguyễn Ngọc Hòa (hay Hòa Carol). Tác giả chụp những người nông dân làm việc trong mùa thu hoạch cói để làm mành, chiếu… ở một vùng quê tỉnh Phú Yên.
Dưới đây là một số tác phẩm xuất sắc khác được chọn vào top 50 ảnh đẹp nhất năm của Agora:
Tác phẩm “Hồ Kelitsadi” của nhiếp ảnh gia Nika Pailodze chụp ở hồ nước cùng tên ở vùng núi Kazbegi, miền đông bắc Georgia. Tác giả chia sẻ anh muốn đem đến cho người xem ảnh sự bình yên, tìm thấy chính mình trong cả lúc cô đơn. Ảnh được chụp ở độ cao 3.080 m so với mực nước biển nên tiết trời rất lạnh và khó tiếp cận khu hồ núi lửa này.
Nhiếp ảnh gia Australia, Luke Simpson, có tác phẩm vào top 50 với tên “Tôi thấy cơn bão đang tới” chụp tại Fraser, hòn đảo có bờ cát trải dài nhất thế giới (120 km) nằm ở Queensland, Australia.
“Con đường mùa đông” do Katharina I, nữ nhiếp ảnh gia người Đức, chụp ở vùng núi Allgau, Bavaria, Đức. Tác giả cho hay, bức ảnh này rất đặc biệt với cô không vì chụp vào ngày sinh nhật mà do bản thân cô cũng muốn chụp tại đây, nơi cô từng sống khi còn nhỏ. Bức ảnh chụp vào một ngày tuyết lạnh lẽo tháng 1 nên gặp khá nhiều khó khăn, cô suýt làm rơi drone (phương tiện bay không người lái dùng để quay, chụp trên cao).
“Thành phố lung linh” là tác phẩm của nhiếp ảnh gia John (Jsrpixel) Hong Kong. Bức ảnh ghi lại khung cảnh những tòa nhà chọc trời mọc lên như rừng cây rậm rạp nhưng sáng lung linh về đêm. Góc nhìn sáng tạo của tác giả cho người xem thấy một Hong Kong kỳ lạ.
Nhiếp ảnh gia Bangladesh góp mặt trong top 50 với tác phẩm “Cánh cửa niềm tin” chụp tại Saudi Arabia. Cảnh cánh cổng đóng kín ở lễ Holy Kaaba, thánh địa Mecca, Saudi Arabia cũng là khi những tín đồ đang gửi gắm niềm tin, mong ước tới Chúa trời. Lúc nào cũng có đám đông bao quanh cổng nên bắt khoảnh khắc, giữ máy ảnh giữa cảnh này không hề dễ dàng.
Một bức ảnh ấn tượng khác trong top 50 là “Cưỡi lạc đà trên sa mạc lúc hoàng hôn” của tác giả Anh, Stephen Akpakwo. Tác giả kể, anh đang ở Dubai, mua tour du lịch khám phá sa mạc và safari để chụp hình và trải nghiệm tiết trời khắc nghiệt ở đây. May mắn cho anh là suất cuối cùng của chuyến đi, ngay khi lên lưng lạc đà là anh chụp tấm hình này vì thời điểm, ánh sáng khi đó rất thích hợp. Đó cũng là lần đầu Stephen cưỡi lạc đà.
Khám phá sa mạc lớn nhất Trung Quốc, nơi được ví là chốn "đi dễ khó về"
Là sa mạc lớn nhất Trung Quốc hiện nay, từ lâu, Taklimakan vốn nổi tiếng là chốn "đi dễ khó về".
Taklimakan là một sa mạc nằm ở Trung Á, trong khu vực thuộc khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Trung Quốc.
Vốn được biết tới là một trong những sa mạc lớn nhất thế giới, Taklimakan bao phủ trên diện tích lên tới hàng trăm km2 của lòng chảo Tarim, với những cồn cát cao tới 300m.
Vẻ hùng vỹ, khoáng đạt của sa mạc Taklimakan ở góc nhìn trên cao
Tại rìa phía bắc và phía nam của sa mạc này là hai nhánh của "Con đường tơ lụa" cổ xưa, từng được những thương nhân tìm ra, men theo vành đai Taklamakan và những ốc đảo để tránh các vùng đất khô cằn.
Vẻ đẹp như siêu thực ở sa mạc lớn nhất Trung Quốc
Tại sao nói Taklimakan là "chốn đi dễ, khó về"? Thực chất điều này xuất phát từ chính cái tên của nó. Trong tiếng người Ngô Duy Nhĩ, nơi này được hiểu nôm na rằng "có thể vào đó, nhưng không bao giờ có thể ra ngoài". Đây cũng là sa mạc lớn nhất ở Trung Quốc hiện nay.
Những đụn cát tại đây có thể cao tới 300 m
Trước kia, lạc đà là phương tiện để vận chuyển hàng hóa đi trên sa mạc này. Đó cũng chính là một phần của tuyến đường "Con đường tơ lụa" - nơi kết nối giao thương giữa châu Âu và châu Á hơn 2.000 năm trước. Bởi vậy từ xưa, vùng sa mạc Taklamakan đã đóng vai trò cực quan trọng với giao thương Á- Âu.
Đoàn lữ khách cùng lạc đà đi trên sa mạc
Từ lâu, các di tích khảo cổ vẫn còn tồn tại ở Taklamakan. Nhưng tất cả đều bị cát bao trùm. Nhiều đền đài, nhà cửa cổ xưa nằm trùm giữa mênh mông biển cát...
15 hình ảnh chứng minh thực tế thất vọng tại các điểm du lịch nổi tiếng Có sự khác biệt lớn giữa những bức ảnh mà khách du lịch chụp thực tế với hình ảnh lung linh xuất hiện trên mạng xã hội tại nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Chúng ta thường cảm thấy ngưỡng mộ một tấm hình đẹp trên mạng xã hội về những điểm du lịch nổi tiếng, nhưng ít ai tự hỏi liệu thế...