Chân dung gia tộc giàu nhất nước Mỹ: Kiếm 1,6 nghìn tỷ đồng mỗi ngày
Dịch Covid-19 đang làm nền kinh tế thế giới chịu nhiều ảnh hưởng. Tưởng rằng không một ai có thể thoát khỏi sự suy thoái chung này, thế nhưng gia tộc sáng lập ra chuỗi bán lẻ lừng danh Walmart đã chứng minh được điều hoàn toàn ngược lại.
Theo tờ Bloomberg, bất chấp dịch Covid-19 tác động mạnh vào thị trường bán lẻ, Walmart vẫn đang đứng vững và phát triển “thần tốc” dưới sự dẫn dắt của gia tộc Walton.
Walmart là chuỗi bán lẻ lớn nhất nước Mỹ hiện nay. (Ảnh: Britannica)
Đế chế hùng mạnh khởi nguồn từ một người bán báo dạo
Sam Walton là một người bán báo dạo tại vùng quê nghèo khó. Mặc dù vậy, ông lại là một người có đầu óc kinh doanh nhanh nhạy cũng như sự quyết đoán trong đầu tư. Vào năm 1945, Sam Walton, cửa hàng bán lẻ mang tên Walmart đã xuất hiện tại thị trấn Benton hẻo lánh. Đây cũng chính là khởi nguồn của đế chế Walmart hùng mạnh sau này.
Chân dung Sam Walton khi còn trẻ. (Ảnh: Pinterest)
Trong những ngày đầu khởi nghiệp, Sam Walton chỉ có 150 USD (khoảng 3,4 triệu đồng), một con số vô cùng ít ỏi. Cả cửa hàng này cũng chỉ có được 8 nhân viên. Thế nhưng nhờ vào chất lượng sản phẩm cũng như giá cả hợp lý, Walmart nhanh chóng có được danh tiếng bước đầu.
Từ đó về sau, Walmart bắt đầu phát triển rất nhanh. Đến năm 1962, nhà sáng lập của chuỗi bán lẻ lừng danh này đã đặt thêm cửa hàng tại Rogers, Ark. Năm 1968, ông tiếp tục mở thêm cửa hàng ở Claremore và Sikeston đồng thời đưa tên tuổi của chuỗi bán lẻ này vượt khỏi bang Arkansas. Chỉ 2 năm sau, Walmart đã có tới 38 chi nhánh trên khắp nước Mỹ với doanh thu 44,2 triệu USD (khoảng 1 nghìn tỷ đồng) và trở thành chuỗi bán lẻ đứng đầu nước này vào năm 1990 với doanh thu ước tính hàng năm là 26 tỷ USD (tương đương 602,4 nghìn tỷ đồng).
Sam Walton trong một buổi trò chuyện với nhân viên. (Ảnh: Fortune)
Video đang HOT
Walmart dưới sự dẫn dắt của thế hệ thứ 2
Năm 1992, Sam Walton qua đời, Walmart chính thức được dẫn dắt bởi con trai cả của ông là Rob Walton. Trong 20 năm, vị CEO này đã tăng doanh số của Walmart lên tới 20 lần và đạt tới con số 400 tỷ USD (khoảng 9,26 triệu tỷ đồng).
Đầu thập niên 90, hệ thống bán lẻ hàng đầu nước Mỹ có gần 2.000 cửa hàng, và cho tới hơn 20 năm sau, vào năm 2015, con số này đã tăng gấp đôi lên 4.000 chi nhánh. Nhân viên cũng tăng nhanh từ vài trăm nghìn người lên hơn 1 triệu người. Đây cũng được coi là thời kì hoàng kim của Walmart khi liên tục giữ vị trí nhà bán lẻ hàng đầu nước Mỹ và không ngừng phát triển thị trường tại nhiều quốc gia khác.
Vợ chồng Rob Walton. (Ảnh: Rob And Melani Walton Foundation)
Gia tộc kín tiếng và thế hệ thứ 3 tài năng
Sau 20 năm điều hành đế chế bán lẻ đứng đầu và xác định được vị thế của gia tộc trên thế giới, đến năm 2016, Rob Walton đã nhường vị trí của mình lại cho thế hệ điều hành thứ 3. Cháu trai của ông, Steuart Walton hiện là cái tên được nhắc nhiều nhất của gia tộc này. Trong năm 2020, khi kinh tế thế giới lao đao thì Steuart Walton đã chớp lấy thời cơ đầu tư vào thương mại điện tử, do đó, bất chấp dịch Covid-19, doanh số của Walmart vẫn gia tăng nhanh chóng.
Steuart Walton, nhà điều hành hiện nay của Walmart. (Ảnh: Walton Family Foundation)
Mặc dù sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng gia tộc Walton lại rất kín tiếng. Xuất thân từ một người bán báo nên nhà sáng lập Sam Walton chỉ dành thời gian cho công việc và gia đình, đồng thời ông cũng dạy dỗ 4 người con của mình lối sống giản dị. Nhà điều hành thế hệ thứ 2 là Rob Walton dành phần lớn tài sản cho từ thiện, tính tới năm 2017, riêng ông đã đóng góp vào quỹ từ thiện của gia tộc 4,9 tỷ USD (tương đương 113,5 nghìn tỷ đồng).
John Walton mất năm 2005 do tai nạn, tài sản của ông được để lại cho vợ con và làm từ thiện. Jim Walton, thành viên Hội đồng quản trị của Walmart 2015-2016 cũng quyên góp 1,2 tỷ USD cổ phiếu Walmart (khoảng 27,8 nghìn tỷ đồng) vào quỹ từ thiện năm 2019. Cô em út Alice Walton không hứng thú với việc kinh doanh nhưng cũng từng bỏ ra hơn 200 triệu USD cổ phiếu Walmart (khoảng 4,6 nghìn tỷ), đóng góp vào quỹ từ thiện gia đình.
Bức ảnh của nhà Walton được chụp năm 1962. (Ảnh: Success Story)
Bằng tài năng và sự nhanh nhạy trong kinh doanh, khối tài sản của gia tộc Walton vẫn tăng chóng mặt theo từng ngày. Chẳng những vậy, với lối sống “sạch” và kín tiếng, gia tộc giàu có nhất nước Mỹ này gần như không có bất kì vụ bê bối nào dù đã trải qua ba thế hệ điều hành.
Ngành bán lẻ Việt Nam đón làn gió tái cấu trúc mang tên hậu Covid-19
Bất chấp tác động của đại dịch Covid-19, trên thị trường bán lẻ Việt Nam trong quý I năm 2020 vẫn ghi nhận những dấu hiệu tích cực từ thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao hàng.
Điểm sáng từ mua sắm trực tuyến
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, doanh thu trong quý I ngàn F&B, dịch vụ khách sạn và dịch vụ du lịch giảm lần lượt 9,6% và 27,8%. Số liệu của CBRE Việt Nam cũng cho biết, lượng khách đến tại các trung tâm mua sắm giảm khoảng 80% ở cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong thời gian dịch. Trong bối cảnh doanh thu mua sắm trực tiếp sụt giảm, thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến trở thành cứu cánh của nhiều doanh nghiệp bán lẻ theo nhận định của hãng nghiên cứu này.
Số liệu của CBRE hồi cuối tháng 4 vừa qua cũng cho thấy cuộc đua nhộn nhịp giữa các sàn thương mại điện tử kỳ cựu và những tay chơi mới. Theo đó trong giai đoạn dịch, Tiki đạt kỷ lục với 4.000 đơn hàng/phút, SpeedL và Saigon Co.op cũng tăng trưởng theo cấp số nhân trong mảng bán hàng trực tuyến. Mặt khác, nền tảng gọi xe Grab cũng nhanh chóng kích hoạt dịch vụ 'GrabMart' để phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng khi ở nhà.
CBRE cho biết tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương, kênh bán hàng đa kênh và bán lẻ trực tuyến hoạt động tốt trong thời gian dịch, từ sản phẩm tiêu dùng, mỹ phẩm đến hàng hóa xa xỉ như xe hơi hay thậm chí là các dịch vụ như tham quan, bảo tàng, tour du lịch, bất động sản. Về lâu dài, sự phát triển của thương mại điện tử sẽ là nền tảng vững chắc cho tương lai trên thị trường bán lẻ.
Bà Võ Thị Phương Mai, Phó Giám đốc - Trưởng phòng Dịch vụ Bán lẻ của CBRE Việt Nam, cho biết: "Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến lưu lượng khách trực tiếp nhưng đồng thời tạo ra nhiều cơ hội để tăng trưởng tích cực cho các mô hình vừa và nhỏ như vậy là cửa hàng tiện lợi, nhà thuốc và đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử. Thương mại điện tử là một điểm sáng và đang biến đổi để hỗ trợ các cửa hàng vật lý trong thời gian dịch. Bán hàng đa kênh sẽ linh hoạt hơn và thậm chí có thể vượt trội hơn sau dịch Covid-19".
Sức gió Tái cấu trúc
Thị trường bán lẻ Việt Nam được AT Kearney đánh giá thuộc nhóm sôi động nhất thế giới. Có nhiều con số, xu hướng phát triển khiến các nhà bán lẻ trong và ngoài nước nhận thấy sức hấp dẫn và cơ hội lớn ở lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất trogn khu vực. Quy mô dân số Việt Nam gần 100 triệu người, với nhóm dân số trẻ, thu nhập tăng dần. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hình thành xu hướng mua sắm, tiêu dùng mới, đặc biệt trong các không gian mua sắm hiện đại.
"Dịch bệnh làm cho thu nhập người dân bị ảnh hưởng, tổng nhu cầu có thẻ bị sụt giảm, nguồn cung có khả năng bị sụt giảm theo. Quan trọng là ai trụ lại, chuẩn bị phương án để khi dịch bệnh kết thúc, đứng lên và chạy nhanh về tương lai", ông Nguyễn Đức Tài - chủ tịch Thế giới di động, chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam chia sẻ tại buổi gặp mặt nhà đầu tư hồi đầu tháng 4 mới đây.
Trước sức ép của Covid-19, nhiều doanh nghiệp trong ngành bán lẻ gấp rút lên phương án thích nghi. Vốn là ông lớn bán lẻ truyền thống thành lập từ năm 1996, Saigon Co.op là điển hình thích nghi khi chuyển sang bán hàng đa kênh trong vài năm gần đây như bán lẻ qua truyền hình, áp dụng Scan & Go, bắt tay với MoMo.
"Sau khi đa dạng các loai hình bán lẻ, chúng tôi đang hướng tới bán hàng đa kênh (Omnichanel)", ông Nguyễn Anh Đức, tổng giám đốc mới được bổ nhiệm của Saigon Co.op chia sẻ trên tạp chí Forbes mới đây.
Nghiên cứu của Nielsen "COVID-19- Đâu là nơi người tiêu dùng hướng tới?" mới đây cho biết Việt Nam nằm trong top 3/11 các quốc gia, vùng lãnh thổ, theo xu hướng nấu ăn tại nhà với tỷ lệ 62%, xế sau Trung Quốc (86%) và Hong Kong (77%).
Xu hướng này thể hiện một cơ họi rất lớn cho những nhà bán lẻ và nhà sản xuất. Nielsen Việt Nam cho rằng sự chuyển biến về thói quen ăn uống tại nhà sẽ kéo dài sang giai đoạn hậu Covid-19. Xu hướng này tạo nên cơ hội mới cho nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà hàng và các công ty giao thực phẩm tái tư duy về các dịch vụ sức khỏe, đảm bảo rằng các sản phẩm của họ đáp ứng được sự hài lòng về nhu cầu ngày càng tăng đối với sức khỏe và sự thân thiện- những vẫn có chất lượng cao và đảm đạt chuẩn vệ sinh cho những khách hàng sẵn sàng trả nhiều hơn.
Đối với những nhà bán lẻ, việc khai thác sâu các kênh trực tuyến, tận dụng các kênh giao hàng, phát triển hơn các dịch vụ O2O (Offline to online) và thúc đẩy tích hợp đa kênh sẽ là cách mà người tiêu dùng mua sắm trong tương lai.
"Chúng tôi cũng xác định là phải tận dụng "sức gió Covid-19" để đẩy nhanh hơn nữa quá trình "F5- Nhấn nút tái tạo" trong hành trình chuyển đổi số mà PNJ đã bắt đầu từ cuối 2017. Đó là quá trình mà PNJ nhìn lại chính mình để tự cải cách và tự tái tạo một cách toàn diện - kết hợp với việc áp dụng các công nghệ mới, cách thức làm việc và phối hợp mới, theo mô hình mới nhằm tạo ra các năng lực mới và sức bật mới cho PNJ.
Qủa thật là "sức gió Covid-19" làm cho chúng tôi phải chạy nhanh hơn. Dịch bệnh giúp san bằng các "hàng rào" trong việc áp dụng cách làm việc và cách phối hợp theo mô hình "phẳng hơn" mà chúng tôi muốn theo đuổi", ông Lê Trí Thông- CEO chuỗi bán lẻ trang sức PNJ cũng chia sẻ góc nhìn khá mới về tác dụng tích cực mà Covid-19 tác động đến chuỗi này.
Nhà phố cho thuê kinh doanh bị ảnh hưởng nặng vì Covid-19 Mặt bằng cho thị trường bán lẻ thuê, nhà phố tại TPHCM chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Trong báo cáo thị trường bất động sản Quý 1/2020 tại TPHCM, Công ty Savills Việt Nam (Công ty chuyên cung cấp dịch vụ bất động sản) nhận định, nguyên nhân của việc nhà phố cho thuê bị ảnh hưởng là vì hầu...