Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua nét vẽ của 9X
Bức tranh vẽ chân dung Đại tướng bằng bút chì của một nam sinh khiến cư dân mạng trầm trồ.
Mấy ngày qua, cư dân mạng tích cực chia sẻ một bức tranh vẽ Đại tướng Võ Nguyên Giáp của một nam sinh Huế.
Bức tranh được vẽ lại từ một tấm hình chụp Đại tướng trước đó. Theo người đăng tải lên mạng, tác giả bức tranh là bạn Lê Công Quốc Huy, sinh năm 1995, hiện đang là sinh viên năm nhất khoa Kiến trúc, trường đại học Duy Tân.
Bức vẽ của Quốc Huy
Tranh vẽ được hoàn thành ngày 5/10 (một ngày sau khi báo chí đăng tin Đại tướng qua đời) với ý nghĩa tưởng nhớ về vị anh hùng dân tộc đã ra đi mãi mãi. Quốc Huy chia sẻ, cậu mất 5 giờ để hoàn thành bức tranh bằng bút chì.
Ảnh Đại tướng tác giả dùng để làm mẫu
Bức vẽ của bạn trẻ sinh năm 1995 được cộng đồng mạng khen ngợi và đánh giá đây là món quà ý nghĩa gửi tới Đại tướng.
Video đang HOT
“Bạn vẽ đẹp thật. Mình cho rằng đây là cách tốt nhất thể hiện tấm lòng của một người con, người cháu dành cho Đại tướng”, bạn Hồng Huệ bình luận.
“Tôi muốn cảm ơn bạn vì bức tranh, không chỉ mới nó rất giống và chân thực mà còn vì tình cảm mà bạn gửi gắm trong đó”, bạn Cù Huy Dũng chia sẻ.
“Tranh vẽ rất có thần, bạn không chỉ có tài mà còn có tâm. Mình rất thích bức tranh này”, bạn Chu Thông nhận xét.
Mai Châm
Theo Dantri
Quốc tang: Nước mắt từ Lệ Thủy
Cờ rủ treo lên, mọi hoạt động như ngừng lại, người dân khắp nơi đổ về nhà lưu niệm Đại tướng tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Không mấy ai chuyện trò, chỉ nước mắt trực trào...
Chiều 11/10, dòng người từ khắp nơi đổ về nhà Đại tướng tại quê hương An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Cơn bão số 10 vừa tràn qua làng An Xá tàn phá tan hoang nhà cửa ruộng vườn. Nay, làng lại thêm một mất mát lớn hơn - người con ưu tú của quê hương đã vĩnh viễn ra đi. Có lẽ, hiếm nơi đâu, nỗi đau lớn như ở Lệ Thủy lúc này.
Dòng người đổ về mỗi lúc một đông. Ai cũng thẫn thờ, mắt ngấn lệ. Chúng tôi thấy rất khó khăn khi nói chuyện với bất cứ ai đến đây, bởi chỉ cần hỏi đến cảm xúc hay kỷ niệm gì liên quan đến Đại tướng, ít ai cầm được nước mắt, có người khóc òa lên.
Ông Trần Sứ (73 tuổi), trông coi chùa An Xá 20 năm. Ông nhớ nhất năm 1994, Đại tướng về thăm làng An Xá và không quên ghé thăm ngôi chùa này. Chỉ lên những bức ảnh được chụp chung với Đại tướng và con gái Đại tướng - bà Võ Hồng Anh, người đàn ông 73 tuổi này run run, thỉnh thoảng ông lại lấy tay lau dòng nước mắt.
Ông Bùi Hữu May (93 tuổi) và và Lê Thị Quy (83 tuổi) nhớ mãi hình ảnh "người hàng xóm" Võ Nguyên Giáp lúc còn khỏe. "Một lần ông Giáp về đây thăm nhà, ông vào hỏi thăm hết, hỏi han nhà ai nuôi heo, gà... Ông còn đi thăm bà con quanh đây nữa", bà Quy kể chuyện mà không ngăn nổi xúc động, nước mắt bà rưng rưng...
Với khuôn mặt thẫn thờ, bà Quy nói về sự ra đi của Đại tướng: "Tôi buồn và nhói đau".
Chiều 10/10, người nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về quê nhà tại làng An Xá, xã Lộc Thuỷ huyện Lệ Thuỷ để lo công việc cho lễ viếng.
Lối vào nhà lưu niệm Đại tướng ở Lệ Thủy đã chất kín vòng hoa
Có lẽ, hiếm nơi đâu, nỗi đau lớn như ở Lệ Thủy lúc này
Ban tổ chức Lễ tang cũng tạm dừng đăng ký khách đến viếng để... khóc
Thật khó khăn để người phụ nữ này viết ra những lời cuối cùng với Đại tướng
Ông Trần Sứ (73 tuổi) không thể quên kỷ niệm Đại tướng thăm chùa An Xá năm 1994
Từ lúc biết tin Đại tướng - người hàng xóm cạnh nhà - ra đi, ông Bùi Hữu May (93 tuổi) và và Lê Thị Quy (83 tuổi) không giấu nổi vẻ thẫn thờ
"Kính thưa Vong linh Bác, có những lúc chúng cháu như khờ dại, bởi luôn nghĩ bác còn sống mãi. Nhưng nào ngờ phải Vĩnh biệt Bác, để lại muôn tiếng khóc, nỗi đau đời..."
Làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy treo cờ rủ chính thức để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Theo khampha
Đêm xem tổng duyệt Lễ đưa tang Đại tướng Tối 11/10, đoàn xe tang đã có cuộc chạy thử từ Nhà tang lễ Quốc gia ra sân bay Nội Bài với sự bảo vệ của Công an TP. Hà Nội. 22h, tối 11/10, Công an TP. Hà Nội đã có cuộc tổng duyệt cho công tác đảm bảo an ninh trật tự. Đây là cuộc tổng duyệt cuối cùng trước khi nghi...