Chân dung cựu kỹ sư Google kiếm tiền kỷ lục mùa dịch
Nhà sáng lập Pinduoduo trải qua 6 tháng đầu năm 2020 cực kì thành công, kiếm thêm tới 17,9 tỷ USD cũng như trở thành người giàu thứ 3 Trung Quốc khi giá cổ phiếu của hãng tăng vọt.
Colin Huang sinh năm 1980, xuất thân từ gia đình công nhân với bố mẹ làm việc tại một nhà máy ở ngoại ô Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc. Thuở nhỏ, Huang học tại trường tiểu học bình thường nhưng sau khi đoạt giải Olympic Toán, ông được nhận vào trường trung học Ngoại ngữ Hàng Châu – một trong những ngôi trường danh tiếng nhất Trung Quốc.
Năm 18 tuổi, Huang đỗ Đại học Chiết Giang danh tiếng ngành Khoa học Máy tính và vinh dự được chọn tham gia quỹ Melton của nhà sáng lập Verifone, Bill Melton. Khi tham gia quỹ, mỗi cá nhân sẽ được cung cấp một máy tính có khả năng kết nối Internet để nhắn tin cho các thành viên khác. Nhờ đó, cuối những năm 1990, Huang nằm trong số ít những thanh niên Trung Quốc có thể truy cập Internet và giao lưu với bạn bè quốc tế.
Mặc dù từng thừa nhận bản thân đã gặp may mắn khi được tiếp cận với nền tảng giáo dục tuyệt vời, Huang vẫn có một điều hối tiếc lớn. “Tôi đã lãng phí quá nhiều thời gian phấn đấu để trở thành người số một trong lớp cũng như trở thành một học sinh giỏi. Tôi ước giá như bản thân dành nhiều thời gian hơn để nổi loạn, nghịch ngợm và tận hưởng tuổi trẻ”, Huang thổ lộ.
Video đang HOT
Ở tuổi sinh viên, Huang bắt đầu thực tập tại văn phòng Bắc Kinh của Microsoft. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, Huang quyết định rời gã khổng lồ xứ Redmond. Theo một cố vấn học tập giấu tên, Huang lúc ấy đã nhắm đến một công ty có tên Google. Nếu gia nhập Google, người cố vấn này khuyên Huang nên ở lại trong ít nhất 3 năm để vươn lên nắm giữ một vị trí quan trọng.
Huang sau đó đến Mỹ theo học thạc sĩ ngành khoa học máy tính tại Đại học Wisconsin. Năm 2004, sau khi tốt nghiệp, Huang từ chối tất cả lời mời từ những công ty công nghệ hàng đầu thế giới thời điểm ấy như Oracle, IBM hay Microsoft để gia nhập Google. Huang bắt đầu với vị trí kỹ sư phần mềm tại Google và tham gia quản lý sản phẩm. Chỉ 6 tháng sau, vào ngày 19/4/2004, Google chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và thu về hơn 1,9 tỷ USD. Năm 2006, Huang trở về nước giúp thành lập Google Trung Quốc.
Tại Google, Huang được chứng kiến thử thách của các công ty công nghệ nước ngoài khi cạnh tranh với những doanh nghiệp Trung Quốc. Theo Huang, Google dù lúc ấy đã trở thành một thương hiệu lớn vẫn phải vật lộn khó khăn để tuyển dụng các tài năng hàng đầu của Trung Quốc.
Năm 2007, Huang rời Google và thành lập công ty thương mại điện tử có tên Ouku.com chuyên bán đồ điện tử, gia dụng. Chỉ 3 năm sau, Huang bán Ouku để xây dựng công ty thứ 2 có tên Leqi, giúp các nhãn hiệu nước ngoài tiếp thị cửa hàng của họ trên những trang thương mại điện tử của Trung Quốc như Tmall hay JD.com. Năm 2015, Huang sáng lập startup thương mại điện tử Pinduoduo Inc trong bối cảnh Alibaba và JD.com đang cạnh tranh gay gắt để thống lĩnh thị trường tiềm năng này.
Trang chủ của Pinduoduo giống như một cuộc trình diễn bất tận của những món hàng tạp hoá, thời trang nhanh, đồ gia dụng và những món đồ điện tử lặt vặt với giá rẻ đến khó tin. Thêm vào đó, Pinduoduo cũng được biết đến là công ty đi tiên phong trong thương mại điện tử xã hội tại Trung Quốc khi người mua sắm có thể mua hàng với mức giá rẻ hơn nếu tìm được thêm người khác mua cùng sản phẩm đó. Trong hồ sơ giới thiệu về mình, công ty này tự xưng là sự kết hợp giữa Costco, một hệ thống siêu thị lớn ở Mỹ và Disneyland.
Những kinh nghiệm từ việc thành lập xưởng game Xunmeng chuyên phát triển các game nhập vai cũng được Huang áp dụng vào mua sắm trực tuyến. Người mua có thể tưới nước cho một cây xoài trong khi đang mua sắm. Nếu cây được chăm sóc đủ số ngày liên tiếp, Pinduoduo sẽ gửi cho người dùng một hộp xoài miễn phí. Ý tưởng này đã góp phần không nhỏ giúp Pinduoduo thu hút được lượng lớn lượt truy cập hàng ngày vào ứng dụng.
Trong khi nhiều nhà sáng lập mơ về việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) tại Phố Wall, Huang vẫn chọn ở lại quê nhà Trung Quốc. Ngày 26/7/2018, trong lúc Pinduoduo lên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ), nhà sáng lập Colin Huang vẫn ở lại Thượng Hải để thực hiện lễ rung chuông cùng các nhà đầu tư và khách hàng. “Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu tất cả khách hàng và nhà đầu tư đều có mặt tại sự kiện này”, Huang trả lời truyền thông Trung Quốc.
Pinduoduo hiện là nền tảng thương mại điện tử cạnh tranh trực tiếp với gã khổng lồ Alibaba. Tuy nhiên, khoản lỗ của họ trong năm 2018 là 10,8 tỷ tệ, gấp 20 lần năm 2017. Nguyên nhân được cho xuất phát từ các chương trình khuyến mãi khủng để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn tỏ ra lạc quan với tiềm năng tăng trưởng của Pinduoduo. Dù sụt xuống 31,77 triệu USD vào ngày 18/3 khi thị trường chứng khoán lao dốc do tác động của Covid-19, cổ phiếu này đã phục hồi mạnh mẽ và đạt mức kỷ lục 68,7 USD trong phiên ngày 22/5.
Colin Zheng Huang trải qua 6 tháng đầu năm 2020 cực kì thành công, kiếm thêm tới 17,9 tỷ USD cũng như trở thành người giàu thứ 3 Trung Quốc khi giá cổ phiếu của hãng tăng vọt. Tuy nhiên, theo Financial Times, từ ngày 1/7, người sáng lập Pinduoduo đã từ chức vị trí CEO của sàn thương mại điện tử giá rẻ này. Mặc dù vậy, trong hồ sơ gửi lên SEC, Huang hiện vẫn nắm giữ 29,4% cổ phần của Pinduoduo. Pinduoduo cho biết, Huang vẫn sẽ nắm giữ vị trí chủ tịch công ty, phụ trách về những chiến lược dài hạn và cấu trúc doanh nghiệp.
Google Duo tăng cường khả năng kết nối cho người dùng trong mùa dịch COVID-19
Google Duo đã nhận được khá nhiều bản cập nhật trong vài tháng qua. Đây là dấu hiệu cho thấy Google có những kế hoạch lớn cho ứng dụng này.
Bản cập nhật Duo mới đây nhất đã mang đến một số tính năng mới giúp người dùng kết nối với người thân trong những thời điểm khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Điểm nổi bật của bản cập nhật là chế độ mới dành cho gia đình, cho phép người dùng Google Duo có thể vẽ trực tiếp trên giao diện của các cuộc gọi video. Nhiều hiệu ứng thú vị và mặt nạ cũng có thể sử dụng trong các cuộc gọi video này.
Để trải nghiệm tính năng mới, bạn chỉ cần bắt đầu cuộc gọi video, chạm vào biểu tượng Menu và chọn "Gia đình" để bắt đầu vẽ trên giao diện.
Chế độ gia đình mới sẽ khả dụng ngay khi bạn đăng nhập vào Google Duo bằng tài khoản Google của mình. Và bạn không phải lo lắng về việc người khác sẽ chiếm quyền điều khiển cuộc trò chuyện vì các cuộc gọi trên Duo đều được mã hóa và giữ riêng tư giữa bạn và gia đình hoặc bạn bè.
Google xác nhận rằng, người dùng Duo cũng có thể sử dụng các hiệu ứng mới trong các cuộc gọi video trực tiếp trên Android và iOS.
Nếu bạn đang sử dụng Google Duo trên web, bạn sẽ rất vui khi biết rằng Google sẽ thêm các cuộc gọi nhóm trong vài tuần tới. Đầu tiên chúng sẽ có sẵn dưới dạng bản xem trước trên Chrome với giao diện mới cho phép bạn nhìn thấy nhiều người tham gia cuộc gọi cùng một lúc. Ứng dụng cũng sẽ cho phép bạn mời bất kỳ ai có tài khoản Google tham gia cuộc gọi nhóm thông qua liên kết.
Người Việt tìm kiếm nội dung gì trong mùa dịch Covid-19? Virus corona, khẩu trang, nước rửa tay khô... là những từ khoá liên quan tới Covid-19 được người Việt tìm kiếm nhiều nhất trên Google trong thời gian qua. Thống kê mới đây từ công cụ Google Trends đã phản ánh chính xác những mối quan tâm hàng đầu của người Việt tới những diễn biến dịch bệnh Covid-19 thời gian qua. Cụ...