Chân dung Chang Song-thaek – ông chú của Kim Jong-un
Chang Song-thaek, chú của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, được coi là một nhân vật quan trọng trong chính quyền trước khi ông bị sa thải vào tháng 12.2013. Việc sa thải ông Chang báo hiệu một sự rung động lớn trong giới lãnh đạo Triều Tiên.
Là Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng quốc gia (NDC) đầy quyền lực, ông đã ngồi ở trung tâm lãnh đạo của nhà nước cộng sản.
Quan hệ gia đình của ông – và mối quan hệ chặt chẽ với nhà lãnh đạo quá cố Kim Jong-il được cho là nguyên nhân tạo ra ảnh hưởng đáng kể của ông đối với nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên. Một số nhà quan sát đánh giá ông nắm quyền lực đằng sau ngai vàng, tư vấn cho người cháu còn thiếu kinh nghiệm của mình.
Cần được “giáo dục lại”
Chang Song- thaek, một đảng viên và quản trị viên kì cựu, đã vượt qua rất nhiều trở ngại để đảm bảo vị trí của mình trong trung tâm của giới lãnh đạo.
Khi người đàn ông trẻ tuổi đầy lôi cuốn gặp em gái Kim Jong-il là Kyung-hee tại trường đại học, cả hai đã bắt đầu quen nhau.
Chủ tịch quá cố Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) đã chống lại công đoàn vì hai người đến từ hai đảng xã hội khác nhau và ông đã buộc Chang thay đổi trường đại học. Nhưng ông đã nhượng bộ sau khi con gái cầu xin và sau đó đã cả hai được phép kết hôn. Họ có một người con gái nhưng được cho là đã chết.
Ông Chang gia nhập hàng ngũ quản lý của Đảng Lao động Triều Tiên (KWP) vào đầu năm 1970 và thăng tiến nhanh chóng. Năm 1992, ông được bầu vào Ủy ban Trung ương Đảng. Một thập kỷ sau đó, ông tiếp tục giữ những cấp bậc cao trong cơ cấu quyền lực, là giám đốc của một bộ phận giám sát tất cả các cơ quan chính phủ và quân sự trong đảng.
Video đang HOT
Lúc đó ông được xem như một trong những nhân vật quyền lực nhất trong cả nước. Nhưng vận may của ông đã thay đổi vào giữa năm 2004, bất chấp vị trí của mình trong gia đình họ Kim, ông bắt đầu biến mất khỏi công luận.
Một báo cáo trích dẫn thông tin tình báo Hàn Quốc cho biết, ông bị quản thúc tại nhà ở Bình Nhưỡng. Những người khác đề nghị ông cần được gửi đi “giáo dục lại”.
Không có nguyên nhân rõ ràng cho việc ông Chang bị sa thải, mặc dù các nhà phân tích cho rằng ông đã tạo dựng ảnh hưởng quá lớn. Dù lý do là gì, ông cũng đã không xuất hiện trở lại cho đến tháng 1.2006. Tuy nhiên sau đó, sự phục chức của ông đã diễn ra nhanh chóng.
Ai sẽ khiến Kim Jong-un lắng nghe?
Vào cuối năm 2007, ông Chang trở thành người đứng đầu bộ phận giám sát cảnh sát và tư pháp. Truyền thông nhà nước đưa tin ngày càng nhiều về sự hiện diện của ông bên cạnh Kim Jong-il trong các chuyến thăm láng giềng.
Các nhà quan sát cũng cho rằng ông Chang đã đóng một vai trò nổi bật hơn khi Kim Jong-il suy yếu vì đột quỵ vào năm 2008.
Với việc bổ nhiệm ông vào NDC năm 2009, vị trí lãnh đạo chủ chốt của ông Chang đã được thiết lập. Và vị trí của ông tiếp tục được nâng lên vào 2010 khi ông được bổ nhiệm làm phó chủ tịch cơ quan quân sự hàng đầu.
Vào thời điểm đó, động thái này được xem như là việc sắp đặt nhân sự chủ chốt để đảm bảo một quá trình chuyển đổi trơn tru từ cha sang con trong trường hợp Kim Jong-il chết. Khi ông Kim chết gần 2 năm sau (2011), ông Chang trở thành nhân tố xuất chúng trong lễ tưởng niệm quốc gia vì nhà lãnh đạo đã mất.
Vài tháng sau, như một dấu hiệu của quyền lực rõ ràng, ông Chang đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào tháng 8.2012.
Chuyến thăm của ông đến Bắc Kinh tập trung vào các vấn đề kinh tế – một dấu hiệu cho thấy ông muốn cải cách nền kinh tế trì trệ của Triều Tiên. Ông Chang đã “làm rất nhiều việc vĩ đại để phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị giữa Trung Quốc và Triều Tiên”, truyền thông quốc gia Trung Quốc trích lời ông Hồ Cẩm Đào. Sau đó hai bên đã ký một loạt thoả thuận kinh tế.
Nhưng vào tháng 12.2013 truyền thông quốc gia Triều Tiên cho biết ông Chang đã bị sa thải vì “những hành vi phạm pháp”. Một cuộc họp của Bộ Chính trị Ủy Ban Trung ương Đảng Lao động cầm quyền kết tội ông đã “phạm tội chống phá đảng, hành vi phe phái phản cách mạng như đục khoét sự thống nhất và gắn kết của đảng”.
Bên cạnh tín hiệu thay đổi lớn trong giới lãnh đạo Triều Tiên, sự miễn nhiệm ông Chang cũng đặt ra câu hỏi về việc ai có thể khiến cho nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un lắng nghe.
Theo Một thế giới
Pháo, tên lửa Trung Quốc "gào thét" trên biển
Thời báo Hoàn Cầu mới đăng tải một số hình ảnh tổng hợp pháo, tên lửa tàu chiến Trung Quốc bắn đạn thật trên Biển Đông, Hoa Đông.
Những hình ảnh được Hoàn Cầu tổng hợp từ nhiều cuộc tập trận quy mô lớn, nhỏ trên Biển Đông, biển Hoa Đông. Các bức ảnh chủ yếu tập trung vào các màn bắn pháo, tên lửa, rocket chống ngầm trên các tàu chiến Type 054A, Type 053, Type 052 và Project 956 Sovremenny.
Tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần Type 730 trên tàu chiến Trung Quốc khai hỏa trong đêm.
Chiến hạm lớp Type 053 Giang Hồ phóng tên lửa hành trình chống tàu C-802. Lớp tàu này hiện vẫn còn trong biên chế nhiều ở Hạm đội Nam Hải và Hạm đội Đông Hải.
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A mang số hiệu Từ Châu 530 cùng các tàu khác thuộc Hạm đội Đông Hải tiến hành tập trận bắn đạn thật.
Pháo hải quân 2 nòng 100mm trên của tàu khu trục tên lửa thuộc lớp Type 052 mang tên Thanh Đảo 113 "gào thét" trên biển.
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A mang tên Châu Sơn 529 tiến hành tập trập hiệp đồng với máy bay trên hạm tại Biển Đông.
6 họng pháo 30mm của tổ hợp pháo phòng không tầm gần Type 730 trên chiến hạm Trung Quốc khai hỏa tấn công mục tiêu trên không. Type 730 có thể đạt tốc độ bắn tới 5.800 phát/phút, tầm bắn 3km.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tầm gần Kashtan trên chiến hạm Nga khai hỏa trong cuộc tập trận chung với Hải quân Trung Quốc.
Tàu hộ vệ Type 054A Từ Châu 530 phóng đạn rocket săn ngầm 240mm Type 87. Đây là loại vũ khí được Hải quân Trung Quốc rất "ưa thích" dùng trong các cuộc tập trận bắn đạn thật. Hầu như, tất cả các tàu chiến Trung Quốc đều có trang bị bệ phóng rocket săn ngầm ở trước tháp pháo chính boong trước tàu, kể cả siêu hạm Type 052C/D hay tàu sân bay Liêu Ninh.
Tàu khu trục tên lửa thuộc lớp Project 956 Sovremenny mang tên Ninh Ba (139) thuộc Hạm đội Đông Hải khai hỏa tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-270 Moskit trong cuộc tập trận ở Hoa Đông. Đây là một trong 4 chiếc Project 956 mà Trung Quốc mua của Nga. Nó từng là những chiếc hạm mạnh nhất, hiện đại nhất của Trung Quốc trên biển.
Pháo 37mm 2 nòng khai hỏa trên tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn của Trung Quốc.
Đạn mồi bẫy nhiệt phóng ra từ giàn phóng Type 726 trên tàu chiến.
Tàu khu trục Type 052 phóng đạn rocket săn ngầm Type 87.
Những đám mây được tạo ra trên mặt biển khi đạn mồi bẫy phát nổ trên không.
Quầng lửa "khủng" được tạo ra khi 2 họng pháo cỡ 100mm khai hỏa trên tàu hộ vệ Type 053 Giang Hồ.
Theo Kiến thức
Bên trong vườn thú của Kim Jong Un Nằm trong khuôn viên Nghĩa trang Liệt sĩ Cách mạng, gần với vườn Bách thảo, Vườn thú Bình Nhưỡng mở cửa suốt ngày, nhưng hầu như chỉ đón đông khách vào dịp cuối tuần. Trong những dịp này, người dân địa phương và du khách có dịp để nghỉ ngơi và giao lưu. Theo tiêu chuẩn ở châu Á, vườn thú khá đẹp,...