Chân dung bà Mạnh Vãn Chu trong tâm bão Huawei giữa Mỹ và Trung Quốc
Quan hệ Mỹ-Trung Quốc đang căng thẳng với việc Canada bắt giữ lãnh đạo cấp cao của tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu. Sau đây là vài nét về nhân vật này.
Bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) là một nhà lãnh đạo cấp cao của tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei (Hoa Vi) của Trung Quốc. Mới đây bà đã bị bắt giữ tại Canada và ngay lập tức trở thành tâm điểm của cuộc tranh chấp địa chính trị giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Chân dung bà Mạnh Vãn Chu, Phó Chủ tịch Vancouver bị bắt giữ tại Canada vào ngày 1/12
Mạnh Vãn Chu là giám đốc tài chính của Huawei và là con gái cả của nhà sáng lập ra tập đoàn viễn thông này – ông Nhậm Chính Phi.
tại Canada vào tuần trước với cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ về Iran và đối mặt với khả năng bị dẫn độ sang Mỹ. Nếu bị chứng minh là có tội, bà Mạnh có thể bị tù tới 30 năm.
Trung Quốc và hãng Huawei nhất quyết khẳng định rằng bà Mạnh không vi phạm bất cứ luật nào.
Hành trình thăng tiến
Bà Mạnh còn được biết đến với cái tên Sabrina Meng và Cathy Meng. Bà đã thăng tiến trong hàng ngũ của Huawei – công ty tư nhân lớn nhất Trung Quốc.
Người phụ nữ 46 tuổi này khởi đầu sự nghiệp mình trong vai trò một nhân viên lễ tân vào năm 1993. Sau khi nhận bằng thạc sĩ kế toán tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung vào năm 1999, bà chuyển về làm tại bộ phận tài chính của Huawei.
Mạnh Vãn Chu trở thành giám đốc tài chính của Huawei vào năm 2011 rồi được cất nhắc lên vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của hãng này chỉ vài tháng trước khi bà bị bắt ở Canada vừa rồi.
Năm 2018, bà xếp thứ 12 trên danh sách của tạp chí Forbes về các nữ doanh nhân Trung Quốc hàng đầu. Năm 2017 bà còn ở vị trí cao hơn 4 bậc.
Chỉ mãi đến cách đây vài năm, công chúng mới biết đến mối quan hệ ruột thịt giữa bà Mạnh với cha mình – tỷ phủ Nhậm Chính Phi.
Ở tuổi 16, khác biệt với truyền thống Trung Quốc, bà lấy họ của mẹ, bà Meng Jun – vợ thứ nhất của ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập và chủ tịch của hãng Huawei.
Bà Mạnh bị cáo buộc tội gì?
Bà Mạnh đã bị bắt giữ ở Vancouver (Canada) khi đang đổi máy bay vào ngày 1/12.
Các công tố viên cho hay, bà âm mưu lừa đảo các ngân hàng bằng việc nói với họ rằng một công ty con nào đó của Huawei chỉ là một công ty độc lập, và do đó giúp Huawei lách qua được các lệnh cấm vận thương mại của Mỹ.
Video đang HOT
Bà Mạnh (trái) bắt tay chính trị gia Nga Putin vào năm 2014.
Trong khi đó, Mỹ đã điều tra nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới kể từ năm 2016. Mỹ tin rằng Huawei sử dụng một công ty con để đưa các thiết bị sản xuất tại Mỹ tới Iran và vi phạm lệnh cấm vận thương mại của Mỹ.
đã gây ra một cuộc đối đầu ngoại giao leo thang giữa Trung Quốc với Canada và Mỹ.
Hé lộ đời tư bà Mạnh tại tòa
Các tài liệu được gửi lên Tòa án Tối cao tỉnh British Colombia (Canada), cung cấp chi tiết về đời tư của vị giám đốc tài chính Huawei.
Theo đó, bà Mạnh từng bị ung thư tuyến giáp. Các luật sư cho hay, bà bị cao huyết áp và rối loạn giấc ngủ, và cần phải dùng thuốc hàng ngày để điều trị tình trạng này.
Trong hồ sơ của mình, bà Mạnh tuyên bố: “Tôi tiếp tục cảm thấy không khỏe, và tôi lo lắng về tình trạng sức khỏe xấu đi vì bị giam cầm. Hiện nay tôi gặp khó khăn khi ăn thức ăn cứng và phải điều chỉnh chế độ ăn uống để khắc phục tình trạng đó”.
Các luật sư của bà đang tìm cách bảo lãnh cho người mẹ 4 con này. Họ cho rằng bà không phải là mối nguy cơ đối với chuyến bay vì bà có “cơ sở mạnh” ở Vancouver.
Bà Mạnh khai với tòa rằng bà là một công dân của Canada cho tới năm 2009, sau đó bà trở về Trung Quốc.
Tuy nhiên, bà đã cùng người chồng thứ 2 ở thành phố Vancouver mua một ngôi nhà có 6 phòng ngủ. Bà quay trở lại Canada thường xuyên để gặp chồng và con cái, trong đó có vài người học ở trường Canada cho tới năm 2012.
Theo các tài liệu bất động sản và một bản tuyên thệ mà bà Mạnh đọc cho tòa nghe, ngôi nhà trên được cho là có giá trị 5,6 triệu đô la Canada (tương đương 4,2 triệu USD).
Hồi năm 2016, cặp vợ chồng này mua thêm một biệt thự trị giá tới 16,3 triệu đô la Canada.
Vì sao lại là Vancouver?
Biên tập viên Michael Bristow của hãng BBC cho hay, các văn bản mà tòa án có được cung cấp rất nhiều thông tin về cuộc đời của một giám đốc cấp cao của Trung Quốc.
Bristow nhận định: “Vancouver trong vài năm qua là điểm đến được giới nhà giàu Trung Quốc lựa chọn. Đó là nơi để sống, học hành, và cũng là nơi giúp họ tránh được những điều bất trắc trong cuộc sống ở Trung Quốc.
“Mọi người sẽ tò mò khi biết rằng bà Mạnh có không chỉ một mà 2 ngôi nhà ở Vancouver, và ngạc nhiên làm sao bà ấy có thể có tới 7 tấm hộ chiếu cùng một lúc”.
Bằng cách nào mà bà sở hữu được tới 7 hộ chiếu?
Đây vẫn là điều bí ẩn. Theo giới truyền thông, ông chủ của hãng Huawei còn có tới ít nhất 4 hộ chiếu Trung Quốc và 3 hộ chiếu Hong Kong (Trung Quốc).
Luật pháp Trung Quốc quy định rằng nếu các công dân muốn có hộ chiếu của một nước hoặc vùng khác thì họ phải từ bỏ hộ chiếu của họ.
Các quan chức xuất nhập cảnh của Hong Kong không bình luận về trường hợp của bà Mạnh nhưng họ tuyên bố rằng một người được cấp hộ chiếu của vùng lãnh thổ này tại một thời điểm chỉ được sở hữu không quá một hộ chiếu.
Theo bút lục đi và đến của cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ, bà Mạnh sử dụng 3 hộ chiếu Hong Kong khác nhau để nhập cảnh vào Mỹ vào 33 dịp trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2017. Người con trai thứ 2 của bà được cho là đang học tại một trường học ở Massachusetts. Tuy nhiên bà Mạnh chưa trở lại Mỹ từ tháng 3/2017.
Cảnh sát Canada thông báo cho bên tòa án rằng các giám đốc của Huawei có vẻ đã “thay đổi lộ trình đi lại hoặc du lịch” để tránh phải nhập cảnh vào Mỹ kể từ khi ý thức được rằng có một cuộc điều tra hình sự nhằm vào công ty này vào tháng 4/2017./.
Theo Báo Mới
Bloomberg: Mỹ "cùm" được Huawei, nhưng Trung Quốc đã "xích" được con cưng của Mỹ từ trước
Cây viết của Bloomberg đã dự đoán hậu quả khôn lường mà nhiều tập đoàn lớn của Mỹ sẽ phải đối mặt, nếu chính phủ nước này tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc như vụ Huawei.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Tim Culpan, cây viết của Bloomberg về các vấn đề công nghệ.
"Sóng gió" chờ đợi các tập đoàn của Mỹ
Hãy tưởng tượng bạn là một kỹ sư thiết kế sản phẩm tại chi nhánh Trung Quốc của một công ty công nghệ Mỹ. Bạn phải nộp hộ chiếu để làm thủ tục gia hạn thị thực hàng năm, và nếu không được cấp thị thực, thì bạn không thể đi đâu hết.
Hơn nữa, do những mối lo ngại ngày càng gia tăng về bảo mật và những vấn đề liên quan tới VPN (mạng riêng ảo - cho phép người dùng lách qua bức tường kiểm duyệt internet nghiêm ngặt của Trung Quốc), công ty của bạn yêu cầu các cuộc thảo luận về sản phẩm có tính chất nhạy cảm phải diễn ra theo hình thức trao đổi trực tiếp tại trụ sở chính của công ty.
Tại Thâm Quyến, nơi đặt dây chuyền lắp ráp sản phẩm của bạn, thì nhà máy đã bị khám xét đến lần thứ 3 trong tháng. Các thanh tra muốn "bới lông tìm vết" để phát hiện dấu hiệu sai phạm về an toàn và sức khỏe lao động. Chỉ cần một vết rỉ sét nhỏ trên đường ống cũng trở thành cái cớ khiến nhà máy của bạn bị đóng cửa, dù điều đó không hề nằm trong quy định.
Đó không phải là vấn đề duy nhất. Chính sách kiểm soát nguồn tiền nội địa khiến bạn không thể chuyển khoản lợi nhuận thu được ra nước ngoài, và cũng không thể chuyển tiền cho các nhà cung cấp Nhật Bản hay Hàn Quốc. Tất nhiên là họ sẽ không chuyển hàng tới Trung Quốc nếu như không nhận được tiền.
Bạn có thể thử vay tiền từ một ngân hàng Nhật Bản để xoay xở trước tình thế này, nhưng điều này sẽ mất thời gian, và mùa mua sắm thì đang đến rất gần!
Giải pháp gần như cuối cùng là sử dụng nguồn hàng địa phương, nhưng tất cả các sản phẩm có sẵn tại Trung Quốc lại không phù hợp với tiêu chí của bạn. Nếu muốn các nhà cung cấp địa phương làm ra được sản phẩm đúng theo tiêu chí của bạn, thì bạn sẽ cần phải đầu tư đáng kể thời gian và tiền bạc, và thậm chí còn phải bỏ tiền ra mua thiết bị cho họ nữa.
Đừng nghĩ rằng những viễn cảnh trên chỉ là tưởng tượng hay giả thiết, chúng hoàn toàn có thể xảy ra với các công ty của Mỹ.
Sau khi Giám đốc Tài chính (CFO) Mạnh Vãn Chu bất ngờ bị bắt giữ tại Canada theo yêu cầu của Mỹ, tập đoàn công nghệ Huawei ngày càng lo ngại về tương lai của mình.
Trước đó, tập đoàn công nghệ ZTE, đơn vị cung cấp nhiều loại linh kiện điện tử cho các công ty của Mỹ từng bị chính quyền Tổng thống Donald Trump suýt đẩy đến bờ vực phá sản. Và chuyện tương tự cũng có thể xảy ra với Huawei nếu chính phủ Mỹ quyết định không chỉ dừng lại ở vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, theo ý muốn của một số thành viên Quốc hội nước này.
Bà Mạnh Vãn Chu, CFO của tập đoàn công nghệ Huawei vừa bị bắt giữ tại Canada. Ảnh: TASS.
Trung Quốc còn giấu vũ khí trong tay áo
Các công ty Mỹ sẽ thiệt hại rất nhiều nếu như viễn cảnh trên xảy ra. Một điều họ chắc chắn không thể tránh khỏi là phản ứng phẫn nộ của dư luận Trung Quốc. Những "nạn nhân" điển hình bao gồm các tập đoàn Apple, Cisco, Dell, Ford... do các tập đoàn này có dây chuyền lắp ráp và sản xuất các sản phẩm, linh kiện tại Trung Quốc.
Không chỉ các tập đoàn sản xuất, mà hệ thống máy chủ của các tập đoàn lớn như Facebook, hay Alphabet và Amazon cũng sẽ bị liên lụy.
Đối với Tổng thống Trump, thuế nhập khẩu đối với các loại hàng hóa Trung Quốc đã trở thành chuyện chủ chốt trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông, và đó cũng là một trong những chủ đề chính trong cuộc gặp song phương của ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Argentina, vào đêm bà Mạnh bị bắt giữ tại Vancouver.
Mặc dù cả hai bên đều có những phát ngôn khá mạnh miệng, nhưng nhiều người vẫn bình thản dự đoán rằng trong tương lai, người Mỹ rồi sẽ vẫn sản xuất được iPhone (ở Trung Quốc), và người Trung Quốc vẫn có thể mua được chip điện tử của tập đoàn Qualcomm (của Mỹ).
Tuy nhiên, một xu hướng ngày càng gia tăng là các linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài đang dần được thay thế bằng các linh kiện được sản xuất tại địa phương. Nhưng đổi lại, đối với Mỹ, việc thay thế người lao động, cũng như các nhà máy và chuỗi cung ứng tại Trung Quốc không hề đơn giản.
Tất nhiên là các công ty và tập đoàn của Mỹ có thể tìm đến những giải pháp thay thế như chuyển nhà máy tới các địa điểm khác như đảo Đài Loan hay Mexico... Nhưng điều đó sẽ tốn nhiều thời gian, và cả tiền bạc của Mỹ để đẩy nhanh tiến độ.
Các chính trị gia Mỹ thường thảo luận về việc ngăn chặn việc bán một số sản phẩm cho Trung Quốc, nhưng họ cần cân nhắc hậu quả có thể xảy đến với chính nước mình. Tương tự, Trung Quốc cũng không thể mong tránh được những tác dụng ngược khi gây tổn hại đến những lợi ích của nước Mỹ.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, và sóng gió trên thị trường thế giới lũ lượt ập tới, thì Trung Quốc sẽ khó mà chống chọi được đòn giáng ấy. Tuy vậy, nếu Mỹ tiếp tục "chơi rắn" với Huawei - trụ cột trong tham vọng công nghệ của Trung Quốc - thì hãy cẩn thận kẻo có ngày "dính" đòn đau từ những vũ khí nguy hiểm mà Bắc Kinh vẫn đang giấu kĩ trong tay áo.
Có thể Mỹ đã thành công trong việc "cùm tay, cùm chân" một công dân Trung Quốc. Nhưng, hãy nhớ rằng nhiều công ty và tập đoàn của Mỹ vẫn đang nằm trong vòng "dây xích" của Trung Quốc.
Theo GenK
Bức họa chân dung đầu tiên do AI vẽ được bán đấu giá 1 tỷ đồng "Edmond de Belamy, from La Famille de Belamy" không phải là một tác phẩm nghệ thuật bình thường, mà nó là bức chân dung đầu tiên được tạo ra bởi một thuật toán và được bán ở nhà đấu giá lớn. Bức chân dung "Edmond de Belamy" ban đầu được nhà đấu giá Christie kỳ vọng mang về 7.000 đến 10.000 USD (khoảng...