Chân dung 7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc
Sáng qua (15.11), Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII đã ra mắt giới truyền thông quốc tế. Lao Động điểm sơ qua chân dung của 7 ủy viên này.
Ông Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình cùng các lãnh đạo khác bắt tay chào đón các đại biểu đến dự Đại hội đảng. Ảnh: Tân Hoa xã
Ông Tập Cận Bình là “con nhà nòi” chính trị. Cha ông từng đảm nhận vị trí phó thủ tướng và phó chủ tịch quốc hội. Năm 1975, ông theo học Đại học Thanh Hoa và có bằng kỹ sư hóa chất, luật sư.
Ông là người- như cách gọi của Trung Quốc- “hữu hồng hữu chuyên”. Ông có hơn một thập niên đảm nhiệm cương vị lãnh đạo đảng ở địa phương. Ông thúc đẩy cải tổ thị trường và hướng tới việc thành lập đặc khu kinh tế tại Phúc Kiến.
Năm 2002, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh uỷ Chiết Giang, sau đó- tháng 9.2006, ông được điều tới Thượng Hải thay thế Trần Lương Vũ – Bí thư Thành uỷ – bị sa thải vì bê bối quỹ an sinh.
Tháng 10.2007, ông được bầu vào Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc.
Ông Lý Khắc Cường được xem là ứng viên sáng giá nhất cho ghế thủ tướng Trung Quốc.
Ông sinh năm 1955 tại tỉnh An Huy. Ông gia nhập Đảng Cộng sản năm 1976 và lãnh đạo phong trào sinh viên từ 1978-1982.
Ông cũng đã hoàn tất nghiên cứu tiến sĩ về kinh tế. Ông luôn bình dị và khiêm tốn.
Ông được chọn là Phó Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam năm 1998, lúc này ông là vị tỉnh trưởng trẻ tuổi nhất của Trung Quốc. Ông trở thành Bí thư Tỉnh uỷ Liêu Ninh năm 2004. Ông có thể nói tiếng Anh trôi chảy.
Ông Vương Kỳ Sơn được nhiều lãnh đạo phương Tây biết đến vì là người đại diện cho Trung Quốc tại các cuộc họp về kinh tế cũng như quan hệ kinh tế Mỹ-Trung.
Video đang HOT
Ông thường được so sánh với cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ. Cả hai người đều năng động, cả hai đều được gọi bằng danh hiệu “trưởng đội cứu hỏa” vì khả năng đối phó khủng hoảng.
Sinh ra tại Thanh Đảo (Sơn Đông), ông học sử tại Đại học Tây Bắc. Ông gia nhập Đảng Cộng sản khá muộn- ở tuổi 35 và làm việc trong ngân hàng trước khi trở thành Thị trưởng Bắc Kinh năm 2004.
Ông Trương Đức Giang được ban lãnh đạo Trung Quốc tín nhiệm vào vai trò khó khăn nhất năm 2012 – làm Bí thư Thành uỷ Trùng Khánh, thay ông Bạc Hy Lai. Vị trí này đã tái khẳng định uy tín của ông trong giải quyết khủng hoảng.
Ông là chuyên gia về Triều Tiên. Cha ông là thiếu tướng quân đội.
Ông làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Đông từ 2002-2007. Ông được bổ nhiệm chức phó thủ tướng năm 2008, chuyên trách năng lượng, viễn thông và giao thông.
Ông Du Chính Thanh hiện là Bí thư Thành uỷ Thượng Hải. Ông xuất thân gia đình cao cấp.
Ông tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật quân sự ở Cáp Nhĩ Tân, chuyên ngành tên lửa đạn đạo và công tác trong ngành kỹ thuật điện tử gần 20 năm. Sau đó ông làm Phó Thị trưởng, Thị trưởng rồi Bí thư thành phố Thanh Đảo. Ông từng cảnh báo về mâu thuẫn giữa phát triển thành thị và môi trường.
Ông Trương Cao Lệ là Bí thư Thiên Tân. Sinh ra tại Phúc Kiến, ông tốt nghiệp Đại học Hạ Môn, ngành thống kê và kinh tế học.
Trong những năm sau khi tốt nghiệp, ông công tác trong ngành dầu khí, rồi trở thành quan chức ở tỉnh Quảng Đông vào giữa thập kỷ 1980. Năm 1998, ông được bầu làm Bí thư thành phố Thâm Quyến.
Ông Trương Cao Lệ khá kín tiếng, phương châm của ông là “nói ít, làm nhiều”.
Ông Lưu Vân Sơn- 55 tuổi, là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Ông hoạt động tại Nội Mông gần 30 năm- từ năm 1968. Sau đó, ông làm phóng viên cho Tân Hoa xã, làm công tác đối ngoại.
Sinh ra tại Hãn Châu (Sơn Tây), ông Lưu Vân Sơn vào đảng năm 1971 và đã tốt nghiệp trường đảng.
Theo laodong
Phu nhân xinh đẹp của ông Tập Cận Bình
Bành Lệ Viện - phu nhân của tân Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình - là nữ ca sĩ nổi tiếng Trung Quốc, sở hữu gương mặt đẹp và gu ăn mặc hợp thời trang, được đông đảo người dân mến mộ.
Chân dung bà Bành Lệ Viện.
Bành Lệ Viện sinh năm 1962, người Sơn Đông, học thanh nhạc từ năm 14 tuổi. Năm 1980, bà Lệ Viện đại diện cho trường nghệ thuật Tế Ninh, Sơn Đông đến Bắc Kinh tham gia một buổi biểu diễn văn nghệ. Giọng hát của cô gái 18 tuổi làm chấn động giới âm nhạc Bắc Kinh thời bấy giờ.
Phu nhân Bành Lệ Viện trong một buổi biểu diễn
Sau thành công ấn tượng trên, bà được nhà nước cử đi biểu diễn ở 6 nước châu Âu và nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt. Cùng năm đó, Bành Lệ Viện vào quân đội, trở thành chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Bà Lệ Viện thời bấy giờ là ngôi sao của quân binh Quân Giải Phóng. Sau đó, bà thi vào khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Trung Quốc, lấy bằng đại học và học vị Thạc sĩ ở đây.
Thiếu tướng, nghệ sỹ Bành Lệ Viện.
"Ca thần đến từ chốn tiên cảnh"
Trong sự nghiệp biểu diễn, bà Bành Lệ Viện đã đến rất nhiều căn cứ cách mạng, biên cương hải đảo, doanh trại quân đội, vùng núi khó khăn, khu vực dân tộc thiểu số... nối kết trái tim của người dân. Chính vì vậy, đời nghệ thuật của bà ghi sâu trong tâm hồn quần chúng. Tài năng và tâm hồn của Bành Lệ Viện chinh phục đông đảo người nghe nhạc ở cả trong nước và nước ngoài, bà được gọi là "Ca thần đến từ chốn tiên cảnh".
"Tìm một người thích hợp để đại diện cho hình ảnh của phụ nữ Trung Quốc hơn bà Bành Lệ Viện là một nhiệm vụ bất khả thi" là nhận định của tạp chí Southern People Weekly trong một bài báo được công bố năm 2005. "Bành Lệ Viện có gương mặt đẹp như trăng rằm, đôi mắt sáng và hàm răng trắng. Bà ấy là một người chính trực và đơn giản, thẳng thắn và thân thiện. Bà ấy không chỉ "quyến rũ" được giới chính trị mà còn khiến quần chúng say đắm", bài báo viết.
Bà Bành Lệ Viện trong một buổi hòa nhạc tổ chức ở Bắc Trung Quốc hôm 10/7 vừa qua.
Bà là đại diện tiêu biểu của dòng nhạc dân tộc đương đại. Không những vậy, bà còn là thạc sĩ thanh nhạc dân tộc đầu tiên của Trung Quốc, nghệ sĩ nhạc cách mạng được yêu thích bậc nhất.
Phu nhân của ông Tập Cận Bình hiện nay và khi trẻ.
Hiện nay, bà Bành giữ nhiều trọng trách trong lĩnh vực âm nhạc như Ủy viên trị sự Hiệp hội Nghệ sĩ âm nhạc Trung Quốc Giáo sư thỉnh giảng ở các Học viện Âm nhạc Trung Quốc, Học viện Âm nhạc Sư phạm Thượng Hải Chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa nhạc Tổng bộ Chính trị Quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc...
Bà Bành biểu diễn cùng ca sỹ Nhật Bản Seri Yoko ở Trường đại học Gakushuin ở Tokyo tháng 11/2009.
Năm 1990, Bành Lệ Viện tổ chức một loạt buổi biểu diễn quy mô lớn ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Singapore. Tổng thống Singapore bấy giờ là Vương Đỉnh Xương tới dự và đánh giá nữ ca sĩ rất cao. Từ đó, bà Lệ Viện nhiều lần đại diện Trung Quốc lưu diễn nước ngoài, bà đã đặt chân đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, giới thiệu ca kịch và âm nhạc dân tộc Trung Quốc ra thế giới.
Bà Bành Lệ Viện và ông Tập Cận Bình khi trẻ.
Bành Lệ Viện kết hôn với ông Tập Cận Bình vào tháng 9/1987. Năm 1992, Bành Lệ Viện sinh con gái, cô bé được đặt tên là Tập Minh Trạch. Hiện, Minh Trạch là sinh viên đại học Havard, Mỹ.
Theo Dantri
Toàn cảnh đại hội đảng Trung Quốc Đỏ là màu chủ đạo trong và ngoài Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, nơi diễn ra sự kiện chính trị quan trọng nhất trong 10 năm ở Trung Quốc. Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 18 của Trung Quốc khai mạc hôm 8/11 và vừa bế mạc hôm qua. Hơn 2.200 đại biểu đã có mặt tại Đại lễ...