Chân dung 5 sinh vật địa cầu sống khỏe ở… hành tinh khác
Trong nước gần sôi, trên ‘tháp băng dao găm’, trong ’sinh quyển bóng tối’… tồn tại những dạng sống có thể tương tự sinh vật ngoài hành tinh mà loài người tìm kiếm.
‘Điều kiện hỗ trợ sự sống’ là điều các nhà thiên văn học – khoa học hành tinh tìm kiếm khi nghiên cứu về một thiên thể khác.
Nhưng họ có thể đi sai đường. Chính trái đất của chúng ta đang dần chứng minh có những sinh vật vẫn tồn tại mà không cần đến hầu hết các điều kiện sống còn đó. Theo các nhà khoa học, các sinh vật này sẽ là manh mối quan trọng để chúng ta ‘vẽ chân dung’ sinh vật ngoài hành tinh và tìm kiếm đúng hướng.
1. ‘Quái vật núi lửa’ sống trong nước giàu axit gần sôi
Tại Núi Lửa Dallol – tên một cánh đồng thủy nhiệt ở Ethopia, các nhà địa hóa học – sinh học vũ trụ Tây Ban Nha đã tìm thấy một vi khuẩn ‘điên rồ’ sống trong môi trường nước muối siêu bão hòa cực mặn và giàu tính axit, lại luôn ở nhiệt độ gần sôi (89 độ C). Môi trường này khá giống Sao Hỏa buổi sơ khai, nhất là tại khu vực miệng núi lửa Gusev, nơi NASA từng để robot thám hiểm Spirit Mars Exploration Rover hạ cánh và làm nhiệm vụ từ năm 2004 -2010. Nghiên cứu vừa công bố tháng 9-2019.
Danakil depression ở Ethiopia – ảnh: Explosive Aperture
2. Bí ẩn nơi ’sinh quyển bóng tối’
Tàu nghiên cứu Chikyu của Nhật Bản đã khoan sâu 2,5 km dưới đáy biển và giúp một nhóm nghiên cứu đa quốc gia xác định một ’sinh quyển bóng tối’ rộng tới 2,3 tỉ mét khối, nơi giống họ vi khuẩn lam đã sống khỏe từ thời trái đất còn nguyên thủy đến giờ, không có ánh sáng và dinh dưỡng chỉ hấp thụ năng lượng từ đất đá mà sống.
Video đang HOT
Vi khuẩn lam tồn tại trong vật chất dưới sinh quyển bóng tối – Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
3. Tảo quái dị trên tháp băng dao găm
Nghiên cứu vừa công bố tháng 6-2018 tiết lộ ở nơi cao gần 4.000 m, thật lạnh, gió siêu mạnh và bức xạ UV kinh khủng trên dãy núi Andes, có những ngọn tháp băng mang hình dao găm. Và trên những tháp băng dao găm đó có một cộng đồng vi sinh vật đáng ngạc nhiên bao gồm tảo Chlamydomonas và Chloromonas và nhiều vi khuẩn. Đây là một trong những nơi khắc nghiệt nhất thế giới và theo nhóm khoa học gia từ Đại học California ở Boulder (Mỹ), chẳng khác nào… Sao Diêm Vương.
Tháp băng dao găm – Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
4. Sinh vật 50.000 tuổi bị chôn sống dưới băng
Kỷ băng hà cuối cùng đã tạo ra trong lòng đất Bắc cực những khoang trống mang nước biển cổ đại, trông như một hầm mộ bị phong ấn suốt 50.000, không ánh sáng, không khí, không nhận được gì từ thế giới bên ngoài. Thế nhưng, trong nước biển cổ đại, cực mặt và chết chóc trong các hầm mộ này, các nhà khoa học từ Đại học Washington (Mỹ) đã tìm ra một… đàn vi sinh vật. Theo họ, chúng sống được ở đây thì sống trên Sao Hỏa chỉ là chuyện nhỏ!
Đường vào thế giới bị chôn vùi – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
5. Tardigrade bất tử
Một sinh vật kỳ dị mang tên Tardigrade vừa có dịp di cư từ trái đất trên mặt trăng nhờ quá giang tàu vũ trụ của Israel. Tuy sứ mệnh nghiên cứu mặt trăng thất bại, tàu bị hỏng, nhưng có vẻ họ đã làm điều không tưởng là gieo mầm sự sống trên mặt trăng.
Tardigrade – ảnh: NASA
Tardigrade được cho là sống khỏe ở nhiệt độ – 272 độ C đến 150 độ C, có thể sống đến khi hệ mặt trời tàn lụi, chịu được áp suất bằng 0 lẫn siêu khủng. Chúng thường ‘chết giả’ khi thiếu nước, nhưng chỉ cần vài giọt nước, quái vật siêu nhỏ này sẽ hồi sinh. Với dữ liệu về Tardigrade, người ta tin chúng đang sống vui vẻ ở mặt trăng.
Anh Thư
Theo Space
Đăng nhiều ảnh selfie có thể biến bạn thành kẻ cô đơn, thất bại
Lần tới nếu chuẩn bị đăng ảnh selfie lên mạng, hãy suy nghĩ vì nó có thể biến bạn thành kẻ thất bại trong mắt người khác.
Theo Futurism, đó là kết luận từ nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu về Tính cách (Journal of Research in Personality). Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 119 sinh viên đại học Mỹ theo dõi hồ sơ Instagram của 30 sinh viên khác, dựa trên 30 bài đăng mới nhất của họ.
Nhóm sinh viên được yêu cầu đánh giá chủ nhân các tài khoản này dựa trên 13 khía cạnh. Kết quả cho thấy họ nghĩ những người đăng nhiều ảnh tự sướng (selfie) đều ít dám mạo hiểm, ít thành công và cô đơn so với những người đăng ảnh được người khác chụp cho họ.
Dù những bức ảnh selfie trên mạng xã hội có thể không biểu thị rõ tính cách chủ nhân, song nó vẫn mang lại cảm giác tiêu cực cho người xem.
Theo Chris Barry - giáo sư tâm lý học tại Đại học Washington, kết luận trên vẫn đúng bất kể họ làm gì trong ảnh:
" Ngay cả khi 2 hồ sơ có nội dung tương tự nhau, chẳng hạn như khoe bảng thành tích hay du lịch đây đó, cảm xúc của người xem về những người đăng ảnh tự sướng thường tiêu cực hơn so với người đăng ảnh được người khác chụp", ông cho biết.
Cũng cần lưu ý thêm, kiểu ảnh tự sướng có thể khiến bạn bị ghét nhiều hơn đó là thể loại ảnh khoe ngoại hình, chẳng hạn như khoe đường cong cơ thể trước gương.
Theo VN Review
Chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer qua xét nghiệm máu Theo The Telegraph, các nhà khoa học ở Đại học Washington ở St. Louis, Mỹ, đã tiến hành một nghiên cứu với sự tham gia của hơn 150 người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, chỉ có 10 người trong số đó là gặp những vấn đề sức khỏe nhất định. Mục tiêu của các nhà khoa học là tìm cách chẩn đoán bệnh...