Chặn đứng 4.500 chai rượu ngoại nhập lậu đang trên đường tuồn vào TP.HCM
Kiểm tra xe container do tài xế Thắng điều khiển cảnh sát phát hiện hơn 4.500 chai rượu ngoại không rõ nguồn gốc, không được dán tem của hải quan.
Sáng nay, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Đà Nẵng phối hợp với Trạm CSGT Cửa ô Hòa Hiệp dừng xe container BKS: 12C-028.20 do tài xế Võ Đức Thắng (SN 1978, quê Khánh Hòa) chạy hướng Bắc – Nam khi vừa qua khỏi hầm Hải Vân để kiểm tra.
Xe container cảnh sát kiểm tra
Lô rượu ngoại nhập lậu được phát hiện
Thời điểm này, trên xe chở hơn 4.500 chai rượu ngoại không rõ nguồn gốc, không được dán tem của hải quan…
Tài xế Thắng khai, được chủ xe điều đến chở hàng ở khu vực cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) chuyển đi TP.HCM nhưng không rõ chủ hàng. Giá chở thuê 100.000 đồng/kiện hàng.
Hiện công an đang tạm giữ số rượu này này để làm rõ nguồn gốc đồng thời truy tìm chủ lô hàng này.
Hồ Giáp
Video đang HOT
Theo vietnamnet.vn
Độc đáo với những công trình giao thông "chất" nhất Việt Nam
Ngày 7-10-2019, những mũi khoan cuối cùng thông 6,2 km núi để thi công hầm Hải Vân 2 đã hoàn tất. Đây là dự án với mức đầu tư khủng với con số 7.200 tỷ đồng, đánh dấu một dấu ấn quan trọng của ngành giao thông Việt.
Bởi đây không chỉ là công trình hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, mà còn là công trình do người Việt làm chủ hoàn toàn công nghệ thi công. Tuy nhiên đây chỉ là một trong những điều độc đáo về những công trình giao thông "chất" nhất Việt Nam. Bởi trước đó, đất nước ta đã sở hữu vô vàn những công trình tương tự có bước đột phá lớn về hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hầm Hải Vân: Hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á
Hầm Hải Vân có tổng chiều dài 12.047 km gồm những thông số kỹ thuật như: Hầm chính dài 6.280m có chiều rộng 10m cho 2 làn xe, độ cao cho phép xe đi qua là 7,5m; Hầm cứu nạn chạy song song với hầm chính có chiều dài tương tự, chiều rộng 4,7m, cao 3,8m; Hệ thống đường hầm thông gió có chiều dài 1.810 m, rộng 8,2 m, cao 5,3 m.
Hầm Hải Vân nằm giữa hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng
Sau 5 năm xây dựng (2000-2005), hầm Hải Vân được đưa vào sử dụng nhằm giảm thiểu tai nạn khi đi qua đèo Hải Vân.
Công trình được coi là hầm đường đi bộ dài nhất Đông Nam Á và là một trong 30 hầm đường bộ lớn, dài nhất thế giới.
Đến tháng 4-2016, để giảm áp lực cho hầm Hải Vân 1 đồng thời rút ngắn thời gian lưu thông cho các phương tiện, nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa, hành khách, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt dự án "Hầm Hải Vân 2" với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng.
Dự án gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 sửa chữa, nâng cấp hầm Hải Vân 1 và cải tạo đoạn tuyến quốc lộ 1 qua đèo Hải Vân; Giai đoạn 2 mở rộng hầm lánh nạn hiện tại thành hầm giao thông (hầm Hải Vân 2) với quy mô 4 làn xe và mở rộng cầu dẫn vào hầm.
Hiện tại, ngày 7-10-2019, những mũi khoan xuyên hầm Hải Vân 2 đã hoàn tất, công nhân đang gấp rút thi công những hạng mục còn lại ở các cầu tại đường dẫn phía bắc và nam hầm.
Đường sắt Thống Nhất: Tuyến đường sắt dài nhất Việt Nam
Đường sắt Bắc - Nam (hay đường sắt Thống Nhất) là tuyến đường sắt dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài toàn tuyến là 1.730km, chạy dọc theo chiều dài của đất nước.
Khởi hành từ ga Hà Nội, đi qua nhiều tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Dương,... và kết thúc tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tuyến đường sắt Thống Nhất chạy song song với quốc lộ 1A - huyết mạch của đất nước
Mới đây, hãng tin Sputnik của Nga vừa bầu chọn đường sắt Thống Nhất là 1 trong 10 tuyến đường sắt đẹp nhất thế giới. Theo Sputnik, bằng cách đi tàu Thống Nhất Bắc - Nam, khách du lịch có thể khám phá Việt Nam qua những khung cảnh thơ mộng, đặc biệt là vùng biển miền Trung hoang sơ và còn có thể tận hưởng cảm giác thoải mái trong những toa giường nằm được lắp điều hòa.
Khung cảnh thơ mộng khi tàu Thống Nhất chạy qua một dãy núi vào mùa xuân
Vì vậy, ngoài những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, tuyến đường sắt dài nhất Việt Nam này còn đang trở thành một hình thức du lịch xuyên quốc gia được du khách trong nước và nước ngoài ưa chuộng.
Cầu treo dây võng dài nhất: Cầu Thuận Phước
Cầu Thuận Phước thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng - nơi được mệnh danh là "Thành phố của những cây cầu". Du khách khi đặt chân tới đây sẽ phải choáng ngợp trước vẻ đẹp của nhiều cây cầu nổi tiếng như cầu quay sông Hàn, cầu Rồng, cầu Vàng,... So với những cây cầu đó, cầu treo Thuận Phước dường như mang trong mình vẻ đẹp trầm lắng hơn nhưng lại khiến du khách gần xa lưu luyến hơn bởi nét tinh tế của nó.
Cầu Thuận Phước như một dải lụa nối hai bờ sông Hàn
Mất 6 năm xây dựng (2003-2009) cầu Thuận Phước được đưa vào sử dụng với tổng chiều dài 2.119m, chiều rộng gần 20m, có 4 làn xe ô tô với hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại. Đây là cây cầu đầu tiên Việt Nam áp dụng công nghệ dây võng để xây dựng một cây cầu có khẩu độ nhịp chính được đánh giá lớn nhất nước.
Vẻ đẹp lung linh của cầu Thuận Phước về đêm đã khiến nhiều người phải mê đắm
Cầu Thuận Phước được ví như dải lụa nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa - Trường Sa. Nhờ vậy cây cầu không chỉ giúp người dân đi lại thuận tiện hơn mà còn kết nối giao thương, âm thầm tạo đà cho phát triển kinh tế, đồng thời tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho thành phố biển.
Giá trị to lớn của những công trình giao thông
Ngoài những công trình kể trên thì cao tốc Nội Bài-Lào Cai, hầm vượt sông Sài Gòn, cầu Nhật Tân, đại lộ Thăng Long... đều là những công trình giao thông độc đáo và khẳng định được những bước tiến đáng tự hào của ngành giao thông Việt.
Vai trò của những công trình giao thông là giúp cho việc đi lại của nhân dân hay các hoạt động sinh hoạt khác trở nên thuận tiện hơn. Ngoài ra, nó còn góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, nhiều năm trước ngành giao thông vận tải gặp vô vàn những khó khăn, thách thức.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta khiến giảm tuổi thọ nhiều công trình giao thông. Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Đội ngũ ban quản trị và lực lượng lao động có trình độ tay nghề chưa cao. Nước ta là nước đang phát triển nên về vốn đầu tư cho hiện đại hóa giao thông vận tải vẫn còn nhiều hạn chế. Những năm trước chúng ta còn gặp nhiều trở ngại trong việc mở rộng được quan hệ hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, thách thức là điều tất yếu trong quá trình phát triển của một đất nước.
Bởi vậy, dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhận thức được tầm quan trọng của những công trình giao thông, nên Đảng và Nhà nước đã đầu tư lớn nhằm nhanh chóng hiện đại hóa ngành để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Thành tựu nổi bật trong năm nay chính là dự án "Hầm Hải Vân 2", khi đây không chỉ là công trình hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, mà còn là công trình do người Việt làm chủ hoàn toàn công nghệ thi công.
Từ những thành tựu mà Việt Nam đã gặt hái được trên lĩnh vực giao thông kể trên, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng được trong tương lai không xa sẽ có nhiều cây cầu, đường cao tốc, đường hầm... chất lượng chuẩn Việt ra đời xứng đáng là niềm tự hào của Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo ANTD
Mũi khoan cuối cùng thông hầm đường bộ 7.200 tỷ dài nhất Đông Nam Á vừa hoàn tất Sau 32 tháng thi công, mũi khoan cuối cùng thông hầm Hải Vân 2 vừa hoàn tất và dự kiến thông xe kỹ thuật vào cuối tháng 10 năm nay. Thông tin trên báo Tiền Phong, sau 32 tháng thi công, mũi khoan cuối cùng thông hầm Hải Vân 2 vừa hoàn tất. Công trình hầm Hải Vân 2 dự kiến thông xe...