Chân dung 4 thí sinh lọt vào Chung kết năm Đường Lên Đỉnh Olympia 2024, có 2 người mang cầu truyền hình đầu tiên về cho tỉnh nhà
Profile của 4 nhà leo núi xuất sắc nhất Olympia 2024 có gì đáng ngưỡng mộ?
Sau tổng cộng 52 cuộc thi Tuần, Tháng và Quý, Olympia năm thứ 24 sẽ chính thức khép lại với trận chung kết được diễn ra vào lúc 8h30 ngày 13/10 tới đây. Hiện tại, cả 4 nhà leo núi góp mặt trong trận đấu quan trọng nhất này đã chính thức lộ diện.
Trung Kiên – thí sinh đầu tiên ghi tên mình tại Chung kết năm Olympia 2024, là học sinh trường THPT Lê Hồng Phong, Phú Yên. Với thành tích này, Trung Kiên là thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình Olympia về cho Phú Yên.
Chiếc vòng nguyệt quế tại vòng thi Quý là chiếc vòng nguyệt quế đầu tiên của Trung Kiên, bởi lẽ nam sinh bước vào vòng thi Tuần và Tháng với tư cách thí sinh có điểm về nhì cao nhất.
Không lấy đó là “bước cản”, trong trận thi Quý, Trung Kiên đã thể hiện bản thân xuất sắc. Nam sinh này giành lợi thế ở hầu hết các phần thi và sau cùng giành chiến thắng chung cuộc, đạt 235 điểm.
Thành tích của nam sinh trước khi đến với Olympia cũng vô cùng “đỉnh nóc” khi là thủ khoa đầu vào của trường và đạt giải Nhì Olympic Hóa toàn quốc.
Profile của Trần Trung Kiên. (Nguồn: Fanpage Olympia)
2. Nguyễn Quốc Nhật Minh
Giống như Trung Kiên, Nhật Minh – học sinh trường THPT Chuyên Hùng Vương (Gia Lai), cũng là người đầu tiên mang cầu truyền hình về cho tỉnh Gia Lai.
Với chiến thắng 250 điểm ở vòng thi Quý, Nhật Minh chính là người thứ 2 góp mặt ở trận chung kết năm Olympia năm thứ 24. Trước đó, Nhật Minh cũng suýt phải dừng chân ở cuộc thi Tuần. Tuy nhiên đến vòng thi Tháng và Quý, nam sinh đã “bật” lên trông thấy trong cách chơi.
Bước vào phần thi Quý, Nhật Minh có mang theo một chai nước màu đỏ có đựng nước lọc bên trong với lý do: “Đối với em, nước lọc là nguồn sức mạnh lớn nhất để có thể giúp em vượt qua cuộc thi quý. Em mang theo bình nước có màu đỏ với mong muốn sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc thi”.
Và đúng thật, may mắn đã mỉm cười với nam sinh này.
Video đang HOT
Nhật Minh là người đầu tiên mang cầu truyền hình về cho tỉnh Gia Lai.
Được biết, Nhật Minh sinh ra và lớn lên tại Pleiku (Gia Lai) trong một gia đình có bố mẹ đều là giáo viên. Ngay từ khi còn nhỏ, không cần phụ huynh nhắc nhở nhiều, nam sinh luôn chăm chỉ và tự giác trong học tập.
Nhật Minh học giỏi gần như tất cả các môn, trong đó niềm đam mê “bất diệt” của nam sinh đó chính là môn tiếng Anh. Bên cạnh chú ý nghe giải trên lớp, nam sinh Gia Lai còn chủ động xem các chương trình tiếng Anh trên TV để nâng cao vốn ngoại ngữ. Năm lớp 4, Nhật Minh tham gia thi Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE) và mang về giải nhất cấp trường, giải nhì cấp thành phố.
Profile của Nguyễn Quốc Nhật Minh. (Nguồn: Olympia)
3. Võ Quang Phú Đức
Người thứ 3 đã ghi tên mình tại trận chung kết Olympia 2024 là Nguyễn Quang Phú Đức (học sinh trường THPT Chuyên Quốc học Huế, Thừa Thiên Huế). Tại vòng thi Quý 3, nam sinh đã giành 185 điểm. Với chiến thắng của mình, nối tiếp Minh Triết (thí sinh trận Chung kết Olympia năm thứ 23), Phú Đức đã giúp THPT chuyên Quốc học Huế 2 năm liên tiếp có cầu truyền hình Olympia. Ngoài ra, đây cũng là lần thứ 7 ngôi trường Quốc học đón cầu truyền hình Chung kết năm Olympia.
Người thứ 3 đã ghi tên mình tại trận chung kết Olympia 2024 là Nguyễn Quang Phú Đức.
Nam sinh này bước vào vòng thi Quý với tư cách là thí sinh có điểm về Nhì cao nhất. Trải qua 4 vòng thi căng thẳng với rất nhiều nỗ lực cùng chút ít may mắn, Phú Đức đã vượt qua 3 nhà leo núi khác để trở thành chủ nhân của chiếc vòng nguyệt quế Quý 3. Nhìn lại hành trình vừa qua, ai cũng phải trầm trồ trước khả năng “leo núi” của nam sinh này.
Profile của Võ Quang Phú Đức. (Nguồn: Olympia)
4. Nguyễn Nguyên Phú
Sau khi giành chiến thắng nghẹt thở tại cuộc thi Quý 4, Nguyễn Nguyên Phú – học sinh trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội chính là thí sinh cuối cùng góp mặt trong trận chung kết Olympia 2024. Được biết, nam sinh Hà Nội chính là thí sinh duy nhất sở hữu đủ 3 vòng nguyệt quế Tuần – Tháng – Quý trong 4 nhà leo núi tranh tài tại trận Chung kết.
Ngay từ khi bắt đầu, Nguyên Phú đã được xem là ứng cử viên nặng ký. Không khiến khán giả thất vọng, tại trận thi Quý 4, Nguyên Phú dẫn đầu 3/4 vòng thi. Với chiến thắng của mình, Nguyên Phú đã trở thành chủ nhân của vòng nguyệt quế Quý 4, mang về niềm tự hào và cầu truyền hình cho Hà Nội với 215 điểm.
Nguyên Phú – học sinh trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội chính là thí sinh cuối cùng góp mặt trong trận chung kết Olympia 2024.
Giống như Phú Đức, chiến thắng của Nguyên Phú đã giúp Hà Nội 2 năm liên tiếp có cầu truyền hình Olympia, năm ngoái là Nguyễn Việt Thành (Trường THPT Sóc Sơn, TP. Hà Nội)
Không chỉ dừng lại có vậy, Nguyên Phú còn vô cùng xuất sắc có số điểm SAT thuộc top 1% thế giới.
Profile của Nguyễn Nguyên Phú. (Nguồn: Olympia)
NÓNG: Nam sinh có điểm SAT 1% thế giới mang cầu truyền hình Olympia về cho Hà Nội
Với màn thể hiện xuất sắc, Nguyên Phú đã giành chiến thắng chung cuộc của trận thi Quý cuối cùng với số điểm 215.
Vậy là, trận thi Quý 4 - trận thi Quý cuối cùng của Olympia 2024 đã chính thức lên sóng. Trận thi Quý 4 của Olympia 2024 là cuộc tranh tài kịch tính của 4 thí sinh: Nguyễn Nguyên Phú (THPT chuyên Đại học Sư phạm - Hà Nội), Nguyễn Sỹ Quốc Khánh (THPT Kiến An - Hải Phòng), Đỗ Thị Quỳnh Hương (THPT Đa Phúc - Hà Nội) và Trần Sơn Duy (THPT chuyên Trần Phú - Hải Phòng).
4 thí sinh tham gia trận thi Quý cuối cùng của Olympia 24.
Với màn thể hiện xuất sắc, Nguyên Phú đã giành chiến thắng chung cuộc với số điểm 215. Điều đó đồng nghĩa với việc, cùng với Thừa Thiên Huế, Hà Nội là địa phương 2 năm liên tiếp có điểm cầu Olympia. Điểm cầu năm ngoái của Hà Nội thuộc về thí sinh Nguyễn Việt Thành (THPT Sóc Sơn, Hà Nội).
Hành chính leo núi của Nguyên Phú
Ở phần thi Khởi động, Nguyên Phú xuất sắc dẫn đầu với 85 điểm, theo sau là Quỳnh Hương 60 điểm, Sơn Duy 55 điểm và Quốc Khánh 30 điểm.
Trong Vượt chướng ngại vật, ở lượt thứ 2 của phần thi, Nguyên Phú giành quyền trả lời trước nhưng đáp án chưa chính xác. Quỳnh Hương chớp lấy cơ hội và đưa ra đáp án đúng là "Mũ cối". Với đáp án chính xác, Quỳnh Hương dẫn đầu phần thi này với số điểm là 120.
Ở phần thi Tăng tốc, các thí sinh khác tập trung vươn lên dẫn trước. Trong câu hỏi thứ nhất khi đoán tên tranh, Nguyên Phú nhanh chóng dẫn trước với đáp án hoàn toàn chính xác. Quốc Khánh cũng nhanh chóng dành được 40 điểm ở câu hỏi thứ 2. Kết thúc phần thi, Nguyên Phú tiếp tục dẫn đầu với số điểm là 165, theo sau lần lượt là Sơn Duy 155 điểm, Quỳnh Hương 150 điểm và Quốc Khánh 100 điểm.
Nguyên Phú có màn thể hiện rất tốt.
Đến phần thi Về đích, mở đầu phần thi là Nguyên Phú với gói 3 câu 20 điểm. Nam sinh xuất sắc trả lời đúng 2/3 câu hỏi và giành được 40 điểm, nâng tổng số điểm hiện có là 195 điểm. Sơn Duy cũng lựa chọn lối chơi an toàn là gói 3 câu 20 điểm. Ở vòng này, nam sinh giành được 175 điểm chung cuộc, trong khi Nguyên Phú lại tuột mất 10 điểm vì cướp câu trả lời của Sơn Duy nhưng trả lời sai. Đến với phần thể hiện của Quỳnh Hương, nữ sinh duy nhất đã lựa chọn gói câu hỏi 20 - 20 - 30. Nữ sinh về đích với 170 điểm.
Quốc Khánh ngay sau đó đã chọn gói câu hỏi 30 - 20 - 30 với mong muốn giành cầu truyền hình về cho Kiến An. Tuy nhiên ở loạt thi này, Quốc Khánh không ghi được điểm số như mong muốn, để lỡ cơ hội vào tay Quỳnh Hương khi nữ sinh giành quyền trả lời ở câu thứ 1 và thứ 2. Trong câu hỏi 30 điểm cuối cùng khi nghe đoạn băng tiếng Anh và trả lời PM (Particulate manner) là viết tắt của chỉ số gì, Nguyên Phú đã xuất sắc giành lấy cơ hội và trở thành người chiến thắng.
Chung cuộc, Nguyên Phú dẫn đầu với 215 điểm, Quỳnh Hương và Sơn Duy cùng về đích với 175 điểm, cuối cùng là Quốc Khánh với 40 điểm.
Chung cuộc, Nguyên Phú dẫn đầu với 215 điểm.
Những điều thú vị về chàng trai Chuyên Sư phạm
Trước đó, Nguyên Phú từng khiến dân tình trầm trồ vì thành tích học tập nổi bật của mình. Theo đó, nam sinh đạt điểm SAT đạt top 1% thế giới; điểm GPA các môn học không thấp hơn 9,7...
SAT là bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi cho xét tuyển đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ. Được giới thiệu lần đầu năm 1926, tên gọi và cách thức tính điểm được thay đổi nhiều lần, tên ban đầu là Scholastic Aptitude Test, sau đó là Scholastic Assessment Test, tiếp đó đổi thành SAT I: Reasoning Test, sau nữa là SAT Reasoning Test và hiện nay gọi đơn giản là SAT. SAT là bài thi chuẩn hóa quan trọng trong bộ hồ sơ du học.
Nam sinh đạt điểm SAT đạt top 1% thế giới.
Chia sẻ ngoài lề, Nguyên Phú có cho mình một kỷ niệm đặc biệt với môn thể thao mạo hiểm zipline. Cho những ai chưa biết, đường zipline bao gồm một dây cáp dài nối từ đỉnh núi xuống thân núi hoặc qua hai bên bờ sông. Người tham gia sẽ được trang bị bộ đồ bảo hộ, sau đó mạo hiểm khi đu dây cáp, bay trên không trung và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên. Tùy thuộc vào địa điểm và địa hình, đường zipline sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khác nhau.
"Lúc đầu khi chơi trò này, em cũng rất sợ vì nó khá chao đảo, ở giữa còn có cả biển. Lúc đó em cứ sợ bị rơi xuống biển. Cuối cùng, em thấy nỗi sợ đấy khá là kích thích. Nếu được chơi lại em sẽ thử tiếp" , Nguyên Phú chia sẻ.
4 thí sinh bước vào trận Chung kết năm Olympia năm thứ 24 lần lượt là: Trần Trung Kiên (học sinh trường THPT Lê Hồng Phong, Phú Yên); Nguyễn Quốc Nhật Minh (học sinh trường THPT chuyên Hùng Vương, Gia Lai); Vũ Quang Phú Đức (học sinh trường THPT Chuyên Quốc học Huế - Thừa Thiên Huế) và Nguyễn Nguyên Phú (học sinh trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội).
'Kho báu' hơn 100 giấy khen của 10X đầu tiên vào chung kết năm Olympia 2024 Căn nhà đơn sơ của Trần Trung Kiên không có nhiều vật dụng đáng giá, gia tài đồ sộ nhất của gia đình là lượng giấy khen, bằng khen 'khủng' mà nam sinh có được. Tài sản vô giá trong căn nhà đơn sơ Mấy ngày nay, căn nhà nhỏ của gia đình nam sinh lớp 11 Trần Trung Kiên tại xã Hòa...