Chân dung 2 ứng viên Quân ủy trung ương thân Tập Cận Bình
Thượng tướng Lưu Nguyên và Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, hai người được cho là thân với Tập Cận Bình, trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc.
Sau sự kiện Từ Tài Hậu bị cách chức trong quân ủy trung ương và 11 tướng lĩnh quân đội khác bị kỷ luật vì tham nhũng, việc kiện toàn nhân sự cho quân đội và Quân ủy trung ương Trung Quốc trở nên cấp thiết. Tại Hội nghị lần thứ 4 khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc hôm nay 20.10, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ bổ sung 2 phó chủ tịch quân ủy trung ương nhằm tăng cường lực lượng cho mặt trận chống tham nhũng.
Thượng tướng Lưu Nguyên sinh ngày 1.2.1951, là con trai của của cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ. Ông từng kinh qua các chức vụ Phó Thị trưởng thành phố Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam), phó tỉnh trưởng tỉnh Hà Nam. Hiện đang giữ chức chính ủy Tổng cục hậu cần quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Thượng tướng Lưu Nguyên.
Tướng Lưu Nguyên được đánh giá có quan hệ khá thân thiết với Chủ tịch Tập Cận Bình vì hai người cùng lớn lên tại Trung Nam Hải, nơi ở của cán bộ lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc. Thân sinh của hai ông là cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ và Phó Thủ tướng Tập Trọng Huân là thế hệ cách mạng tiền bối của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong những ngày đầu mới thành lập.
Lưu Nguyên được đánh giá có cùng quan điểm với Chủ tịch Tập Cận Bình trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Nếu đưa Lưu Nguyên vào vị trí Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, ông Tập sẽ có thêm tiếng nói và cánh tay đắc lực.
Thượng tướng Trương Hựu Hiệp sinh ngày 1.7.1950, quê Thiểm Tây, hiện đang giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục quân bị vũ khí quân đội Trung Quốc. Ông là con trai của tướng Trương Tông Tốn, nguyên chủ nhiệm Tổng cục hậu cần quân giải phóng Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông. Cha ông được xem là một trong ba người đặt nền tảng xây dựng quân đội Trung Quốc buổi ban đầu.
Thượng tướng Trương Hựu Hiệp.
Trương Hựu Hiệp từng giữ chức Sư đoàn trưởng 14 và Phó quân đoàn trưởng 13, tháng 12.2005 được điều động giữ chức Phó tư lệnh quân khu Bắc Kinh. Tháng 9.2007, ông giữ chức Tư lệnh quân khu Thẩm Dương. Tháng 10.2012, ông thay thế tướng Thường Vạn Toàn giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục quân bị vũ khí cho đến nay.
Ngoài những mối quan hệ mật thiết với Chủ tịch Tập Cận Bình thuở thiếu thời trong Trung Nam Hải, ông được xem là người giữ một trong những chức vụ quan trọng trong quân đội Trung Quốc và ủng hộ quan điểm cải cách quân đội của ông Tập.
Video đang HOT
Nhiều khả năng vào Đại hội lần thứ 19 (năm 2017), Trương Hựu Hiệp ngoài chức vụ Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương sẽ đảm nhiệm thêm chức Tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Việc bổ sung nhân sự quân ủy trung ương trong hội nghị lần thứ 4 này được đánh giá như một bước đi vững chãi của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc đẩy mạnh công tác chống tham nhũng và tăng cường sức mạnh quân đội nước này.
Theo Thanh Niên
Vương Kỳ Sơn xử quan tham Trung Quốc Kỳ 2: Nói chuyện với 'Bao Công' dễ bị 'hại não'!
Tầm cỡ hoạt động của ông Vương và CCDI khiến một số đảng viên lo lắng cho uy tín đảng và nền kinh tế TQ. Theo Wall Street Journal dẫn thông tin của một đảng viên thân cận với lãnh đạo, cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân cùng nhiều đảng viên cấp cao lão thành đã cảnh cáo ông Tập rằng ông Vương "làm quá".
Ông Vương giao lưu bóng rổ với Tổng thống Mỹ Obama
Nhưng ông Tập bảo vệ đồng minh, nói ông Vương "làm được rất nhiều việc nặng" và cần tiếp tục phát huy tinh thần làm việc hăng say ấy.
Lu Ting, nhà kinh tế học người TQ ở Bank of America Corp, ước tính cuộc bài trừ tham nhũng đã "cạo" mất khoảng từ 0,6 đến 1,5 điểm trong GDP 2014 của TQ, khi doanh số bán các hàng hóa đắt tiền, nhà ở cao cấp cùng các trò phù phiếm của giới trọc phú lắm tiền đã giảm hẳn, vì sợ sự phô bày của nả ấy lọt vào tầm "soi" của "lính" ông Vương.
Khoản đầu tư của chính phủ cũng giảm tốc, vì cán bộ công quyền địa phương đều sợ việc mở những cuộc tranh thủ khiến họ bị "phơi", bị tố là đã "xơi lại quả".
Các nhà kinh tế học nhận định: về lâu dài, bài trừ tham nhũng sẽ có lợi cho nền kinh tế, vì công quỹ được chi có hiệu quả hơn. Việc bỏ tù các "quan lớn" của các tập đoàn, xí nghiệp nhà nước cũng có thể khiến các giám đốc sợ, không dám ngáng chặn các kế hoạch nâng cao tính tranh đua trong các lĩnh vực mà nhà nước chiếm ưu thế.
Nhưng tất cả triển vọng sáng tươi này có thể mất nhiều năm mới thành hiện thực.
Đảng phải phục vụ nhân dân
Người hiểu ông Vương nói họ tin mục tiêu phấn đấu của ông là thay đổi những đặc tính của CPC, để trở lại thời quá khứ rất lý tưởng: khi mà đảng viên thật sự hết lòng phục vụ nhân dân mà không đòi hỏi được đền đáp công lao.
Theo các quan chức TQ, ngay sau khi làm lãnh đạo CCDI hồi cuối năm 2012, ông Vương chỉ đạo "lính" phải đọc kỹ về lịch sử cuộc cách mạng Pháp năm 1789 (do Alexis de Tocqueville biên soạn) rồi sau đó, họ phải viết báo cáo để trình bày nhận định vì sao triều đình Pháp sụp đổ.
Họ nói đây là một dấu chỉ trong nỗ lực của ông Vương: đưa CPC trở về thời tốt đẹp của Đảng. Ông từng nói với các cộng sự: mục tiêu là bảo đảm đảng viên "không muốn biến thành quan tham, không thể tiêu cực và không dám tham nhũng".
Các quan chức TQ nói: những lần chống tham nhũng trước chỉ làm "nửa mùa" sau khi bắt một, hai "quan tham". Nhưng ông Vương buộc "lính" ở các địa phương phải viết báo cáo gởi chính quyền địa phương và gởi cả về văn phòng của ông ở Bắc Kinh. Đây là cách chống vụ điều tra bị "nhấn chìm xuồng" ở địa phương.
Ông Vương cũng dựa vào sự bức xúc của quần chúng nhân dân để lấy thông tin cho nhiệm vụ, bằng cách ông lập "đường dây nóng" trực tuyến để dân khiếu kiện.
Ông cử nhiều tổ CDDI tỏa đi điều tra trên toàn quốc, tổ trưởng thường là các cựu cán bộ cấp cao ở các tỉnh không thuộc tỉnh của người bị điều tra.
Theo Wall Street Journal, tổ CCDI ở Thượng Hải hồi cuối tháng 5 đã đến đại học Phúc Đán nổi tiếng. Họ lập các hộp thư ở khu ký túc xác để tiếp nhận thông tin, và trong 1 tháng đã có 2.000 thông tin.
3 tháng sau, CCDI phê bình ban giám hiệu trường này "cẩu thả" trong khâu giám sát kinh phí nghiên cứu, rồi chuyển chứng cứ tham nhũng cho các thanh tra chính phủ theo dõi tiếp vụ việc.
Lãnh đạo trường từ chối bình luận, nhưng trong tuyên bố trên trang web của họ, trường nói đang xử lý các vấn đề do nhóm CCDI của ông Vương nêu.
Tại tỉnh Quế Châu (tây nam TQ) các đảng viên nói họ chọn một chiến lược "phủ đầu" khác: nhà tù ở thành phố Kaili mở cửa cho các đảng viên đến thăm các tù nhân vì tội tham nhũng. Đỉnh điểm của chương trình tham quan là "buổi văn nghệ chào mừng khách quý", ca sĩ là những tù nhân hát nhạc buồn để kể vì tham lam mà đời họ tan nát. Một quan chức y tế kể: "Cảm động lắm. Nhiều người khóc lắm".
Theo CCDI, chương trình "cảnh cáo trước" này đã được một nhà tù ở Bắc Kinh "xin" về "làm thí điểm".
CDCI cũng trải nỗ lực "cào" thông tin, dữ liệu tài chính trong nước và nước ngoài, để tìm kiếm của cải che giấu của "quan tham" cùng các bằng chứng sai phạm khác.
Gần đây, ông Vương còn mở một phòng để phối hợp với các chính phủ nước ngoài để truy nã "quan tham" trốn ra nước ngoài.
Nói chuyện với "Bao Công" dễ bị "hại não"
Ông Vương nay 66 tuổi, được giới truyền thông TQ đặt biệt danh "Lính chữa cháy" vì đường quan lộ của ông gồm toàn nhiệm vụ xử lý những tình huống khẩn cấp.
Ông Vương đội nón lính chữa cháy Mỹ trong lần thăm New York
Cuối những năm 1990, ông phụ trách xử lý vụ phá sản lớn nhất TQ, vốn cần làm an lòng các nhà cho vay nợ nước ngoài đang giận dữ.
Năm 2003, ông được triệu về Bắc Kinh để ngăn chặn dịch cúm hô hấp cấp SARS. Ông giúp người dân an lòng khi đài truyền hình nhà nước quay phim ông đi bộ vào chợ, đến bệnh viện.
Rồi khi làm Chủ tịch UBND thành phố Bắc Kinh, ông góp phần tổ chức thành công Olympic mùa hè 2008.
Năm 2008, ông Vương được bầu làm phó Thủ tướng phụ trách quan hệ kinh tế, và ông trấn an Mỹ cùng châu Âu, rằng TQ sẽ tiếp tục mua trái phiếu của họ, vào lúc toàn cầu lâm khủng hoảng tài chính.
Đó là một biện pháp xây dựng lòng tin, và các quan chức Mỹ tin tưởng ông vì đã thuyết phục lãnh đạo TQ thả nổi đồng Nhân dân tệ từ tháng 6. 2010, điều mà Mỹ chờ đợi từ lâu.
Ông Vương tiếp tục gặp gỡ các quan chức kinh tế Mỹ và quốc tế, mà ông gọi là những "cuộc hội ngộ của bạn thân". "Luật của hội" này là không đeo cà- vạt, ít trợ lý và chỉ bàn chuyện kinh tế thế giới. Các quan chức phương Tây bảo: làm việc với ông Vương rất "hại não", vì ông ăn nói sắc bén và quyết đoán.
Nhưng ông cũng tranh thủ thời gian giải thích nỗ lực chống tham nhũng, vì Mỹ cũng ngán nếu không khéo điều hành cuộc bài trừ tham nhũng, kinh tế TQ sẽ "lệch định hướng".
Theo Một Thế Giới
Vương Kỳ Sơn xử quan tham Trung Quốc Kỳ 1: Chiêu thức 'đánh phủ đầu' đối tượng điều tra Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đang mở chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất từ khi mở cửa nền kinh tế với thế giới hồi năm 1978, một cuộc đổi đời của hàng triệu dân thoát nghèo, nhưng cũng khiến một bộ phận không nhỏ cán bộ suy thoái đạo đức, tranh thủ các mối quan hệ chính trị để tư lợi...