Chặn dòng, xây đập đất lớn nhất nước tại hồ chứa 775 triệu m3
Trưa 18/1, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức lễ chặn dòng đợt 2 phục vụ xây đập chính công trình đầu mối hồ thủy lợi, thủy điện Ngàn Trươi – Cẩm Trang tại địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
Sau khi nhiều hạng mục, trong đó có hạng mục tuynel lấy nước số 1 dài 246m đảm bảo dẫn dòng phục vụ thi công đập chính, tuynel số 2 hoàn thành cửa nhận nước, đổ bê tông hầm… đã cơ bản hoàn thành, được Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước kết luận đủ điều kiện chặn dòng, và cũng để phục vụ đắp đập vượt lũ, tích nước vào cuối năm 2015, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức buổi lễ chặn dòng Ngàn Trươi lần 2.
Phát biểu tại buổi lễ chặn dòng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự cũng như Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng đều nhấn mạnh, Công trình thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang được Bộ Chính trị, Chính phủ xác định là một trong những công trình hạ tầng trọng điểm, cấp bách, phục đa mục tiêu. Riêng Bộ NNPTNT xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là trách nhiệm của Bộ trước Đảng, nhà nước và nhân dân.
Với tầm quan trọng đó, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, Thứ trưởng Bộ NN& PTNT Hoàng Văn Thắng yêu cầu chủ đầu tư là BQLDA Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 4 và các nhà thầu phải thi công, giám sát thi công bằng trách nhiệm cao nhất, thậm chí phải giám sát phải tăng lên nhiều lần nhằm bảo đảm cho công trình thủy lợi, thủy điện quan trọng này đạt chất lượng cao nhất, có thể đứng vững trước mọi tác động của thiên nhiên, con người.
Đúng 11h trưa, sau khi lãnh đạo Bộ NN& PTNT, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh nhấn nút khởi động, hàng trăm cán bộ, kỹ sư, công nhân của nhà thầu Tổng Cty Trường Sơn đã cùng nhiều máy móc đồng loạt xuống công trường đào đất đá tiến hành chặn dòng Ngàn Trươi. Khoảng gần 1 tiếng sau đó dòng sông Ngàn Trươi đã được chặn hoàn toàn.
Hình ảnh dòng Ngàn Trươi lúc chuẩn bị được ngăn
Theo báo cáo của chủ đầu tư, sau khi chặn dòng, Tổng Cty Xây dựng Trường Sơn sẽ tiến hành ngay phần việc quan trọng nhất của gói thầu là đắp đập chính trị giá hơn 246 tỷ đồng. Với cao trình đỉnh đập Zd= 57,8m, cao trình đỉnh tường chắn sóng 59m3, đào đất đá các loại 939.000m3, đất đắp hơn 2,1 triệu m3, đắp tầng lọc bằng cát hơn 69.000m3, đắp tầng lọc bằng đá hộc 39.512m3… đây là đập đất lớn nhất nước hiện nay.
Theo lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, với tổng mức đầu tư toàn dự án 9.164 tỷ đồng (trong đó, đầu mối hồ chứa nước có dung tích lên đến 775 triệu m3 do BQL Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 4 (Bộ NN&PTNT) chủ đầu tư 3.212 tỷ; hệ thống kênh dẫn 4.436 tỷ và đền bù, hỗ trợ tái định cư 1.616 tỷ do UBND tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư), công trình thủy lợi, thủy điện Ngàn Trươi – Cẩm Trang là dự án đa mục tiêu lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh và là một trong những dự án thủy lợi lớn nhất của cả nước.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, tỉnh Hà Tĩnh chúc mừng nhà thầu hoàn sau khi dòng Ngàn Trươi được đắp, chặn thành công
Khi hoàn thành hồ thủy lợi, thủy điện Ngàn Trươi – Cẩm Trang sẽ phục vụ phát triển kinh tế cho tỉnh Hà Tĩnh, trong đó cung cấp nước tưới cho 32.585 ha lúa bàn 8 huyện, thị; phục vụ NTTS gần 6000ha; cấp nước dân sinh, giảm thiểu lũ cho các vùng hạ du, cải tạo môi trường sinh thái khu vực hạ du phát triển du lịch; phục vụ nhà máy phát điện 15MW…
Video đang HOT
Văn Dũng – Tiến Hiệp
Theo Dantri
PGS trẻ nhất 2014: "Lương tôi bằng nửa sinh viên ra trường"
PGS trẻ nhất năm 2014 Từ Trung Kiên chia sẻ mức lương của ông hiện chỉ bằng một nửa so với nhiều sinh viên đã tốt nghiệp ngành chăn nuôi ra trường. Bản thân ông cũng phải làm thêm các công việc để có thêm thu nhập. Nhưng ông khẳng định chưa bao giờ mình nhận phong bì của người học.
Tại kỳ họp thứ nhất Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2014 - 2019 diễn ra trong hai ngày 13 và 14/1, hội đồng đã xét, bỏ phiếu và quyết nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2014 cho 59 tân GS và 585 tân PGS.
PGS trẻ nhất là Từ Trung Kiên, sinh ngày 20/2/1981. Ông hiện là trưởng bộ môn cơ sở, khoa Chăn nuôi thú y Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên thuộc ĐH Thái Nguyên. PGS Từ Trung Kiên là con trai GS.TS Từ Quang Hiển, nguyên giám đốc ĐH Thái Nguyên, hiện nay là chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành chăn nuôi, thú y.
Chia sẻ với PV, PGS Từ Trung Kiên cho biết ông rất vui mừng vì đây là kết quả phấn đấu suốt quãng thời gian dài vừa qua. Ông không nghĩ tới chức danh này nhiều, chỉ cố gắng hoàn thành công việc. Nhưng khi điều kiện để được công nhận chức danh PGS là vinh hạnh lớn của bản thân và gia đình.
Thạo nghề nông, yêu động vật
Tại sao PGS lại chọn ngành chăn nuôi để theo đuổi?
Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình có bố mẹ cũng từng làm nông nhiều năm. Từ cấy cày, chăn nuôi đến thu hoạch chè nhà nông tôi đều thạo. Nhưng bản thân tôi thích động vật hơn nên quyết định theo ngành này. Ở nhà tôi nuôi gà, ở trường tôi được thuê khoán để phụ trách trại chăn nuôi với gần 2000 con gà đủ loại giống.
PGS Từ Trung Kiên
Tôi cũng có may mắn khi có bố làm trong ngành này. Ông dạy về dinh dưỡng động vật và giờ tôi cũng theo nghiệp cha. Ông là tấm gương trong học tập cũng như cuộc sống đối với tôi.
Công trình nào PGS tâm huyết và hài lòng nhất trong sự nghiệp của mình?
Tôi chuyên nghiên cứu về dinh dưỡng. Công trình nghiên cứu tôi tâm huyết nhất là về cỏ và dinh dưỡng cho động vật nhai lại. Từ thực tế ngành nông nghiệp VN, tôi nghĩ chăn nuôi đi theo con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa rất khó. Khi mở cửa với thế giới, ngành chăn nuôi VN sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề giá thức ăn. Hiện mặt hàng này ở VN cao hơn nước khác nhiều khi nguồn nguyên liệu đa phần nhập khẩu. Khi hội nhập, giá cả gia súc sẽ giảm xuống.
Cộng thêm với chuyện dịch bệnh nhiều, khó kiểm soát nguồn gia súc gia cầm từ Trung Quốc nên người chăn nuôi ở VN, nhất là phía Bắc thua lỗ nhiều. Không ít người đã phải chuyển sang nghề khác.
Nghiên cứu của mình mang tính chất hệ thống tức là từ khi trồng cỏ đến thử nghiệm trong chăn nuội bò. Trước giờ ở VN chưa có nghiên cứu nào đi toàn diện như vậy. Ở miền Bắc cũng có giống cỏ voi nhưng mùa đông năng suất thấp, cỏ cứng và dát khiến gia súc không thích ăn lắm. Giống cỏ mới sẽ cho chất lượng tốt hơn nhiều. Khi triển khai công việc của người chăn nuôi sẽ đỡ vất vả hơn, giá trị vật nuôi cũng sẽ tăng lên, giá thành cạnh tranh.
Hi vọng đây sẽ là động lực để bà con mặn mà hơn với việc chăn nuôi.
Lương chỉ bằng nửa SV ra trường
Trong trường của PGS, sinh viên có yêu thích ngành chăn nuôi không?
Do đặc thù Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên ở vùng núi phía Bắc nên chăn nuôi hiện tại vẫn là một ngành hot. Khoa chăn nuôi thường xuyên có hội chợ việc làm. Sinh viên nam học chăn nuôi thú y hầu như ra trường xin được việc 100%, các bạn nữ cũng chỉ trong vòng 1 năm là có việc làm đúng nghề Các sinh viên của mình ra trường được nhà tuyển dụng trả lương 9-13 triệu/tháng là bình thường. Trong khi là thầy mình chỉ nhận lương hơn 5 triệu. Nhưng đó là điều những người thầy như mình rất hạnh phúc.
Với mức lương thấp chỉ bằng một nửa SV ra trường, PGS phải xoay xở như thế nào để đảm bảo cuộc sống và tập trung nghiên cứu?
Gia đình PGS Từ Trung Kiên.
Với ngành nghề khác có thể chuyên nghiên cứu khoa học ít nhưng những ngành kỹ thuật, chăn nuôi như chúng tôi, không làm nghiên cứu sẽ không biết gì, không thể phát triển. Sinh viên cũng rất tích cực học hỏi. Các em chủ động tìm thầy để được hướng dẫn và cùng làm.
Còn chuyện lương, để có thêm thu nhập mình tích cực tham gia vào các đề tài dự án hoặc chắp mối buôn bán những thứ có liên quan đến ngành nghề chăn nuôi kiếm thêm. Ngày trước mình có chơi thể thao nhưng nay có vợ con, công việc nhiều nên khoảng 3 năm trở lại đây mình đã gần như bỏ hoàn toàn thể thao.
Dịp thi cử, cuối năm hoặc lễ Tết,...PGS có nhận được nhiều "cảm ơn", phong bì của sinh viên không?
Khi đồng lương không đủ sống sẽ có người làm như vậy. Đây cũng là việc những nhà hoạch định chính sách cần suy nghĩ. Bản thân tôi không bao giờ nhận phong bì, tiền của sinh viên. Các em khi lựa chọn chuyên ngành này hầu như có xuất thân từ gia đình nông dân. Để có một đồng cho con họ phải ki cóp lắm. Nhận của các em để rồi tối về nằm trằn trọc là điều tôi không làm được và thẳng thừng từ chối.
Ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới căn bản toàn diện. Ông có trăn trở gì cho lần đổi mới này?
Chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là đúng rồi. Tôi chỉ hi vọng các bộ ngành và Chính phủ cần có quan điểm xây dựng những ngành nghề mũi nhọn, chiến lược cho phát triển để tập trung nguồn nhân lực cho đào tạo. Như vậy sẽ tốt hơn đầu tư kiểu dàn trải.
Giáo dục đại học cần được quan tâm nhiều hơn, đầu tư mạnh hơn về cơ sở vật chất và cần có những đại học lớn mạnh, không cần dàn trải mỗi tỉnh có một trường đại học như hiện nay.
Khi đó từ người học đến người dạy đều phải nỗ lực, phấn đấu dạy thực học thực, cứ như thế phát triển lên."Nguồn giống tốt" sẽ đào tạo ra những "sản phẩm" tốt và một xã hội tốt.
Xin cảm ơn PGS!
Say mê nghiên cứu có khiến PGS quên lo nhiệm vụ gia đình? (Cười). Dù bận bịu nhưng mình vẫn dành thời gian cùng ăn cơm với vợ con, nhất là vào bữa tối. Mình thường dành thời gian chơi với con hoặc hướng dẫn con học buổi tối và làm thêm vài tiếng đến 1-2h sáng. Tất nhiên nhiều khi vì mải lo công việc trên trường nên chuyện quên đón con vẫn xảy ra.
Theo Văn Chung
Vietnamnet
Thi công chức ở Hà Nội: Không có hộ khẩu phải là Tiến sĩ, Thủ khoa Các trường hợp không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, muốn thi tuyển công chức phải tốt nghiệp thủ khoa đại học, tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài; Có bằng Tiến sỹ tuổi đời dưới 35 tuổi; Có bằng Thạc sỹ hoặc bằng tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy loại giỏi, tuổi đời dưới 30...