Chấn động: Phát hiện ra muội than độc hại trong nhau thai của 28 sản phụ sống tại những khu vực bị ô nhiễm không khí
Các nhà khoa học thực sự lo ngại trước hiện tượng bụi siêu mịn có mặt trong nhau thai của các bà bầu bởi chúng có thể dẫn tới những kết cục xấu như sinh non, trẻ nhẹ cân…
Các nhà nghiên cứu Bỉ đã khám phá ra muội than trong nhau thai của 28 sản phụ đến từ những khu vực bị ô nhiễm không khí. Nhau thai là nguồn cung cấp oxy và dưỡng chất cho em bé khi còn trong bụng mẹ. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi là sợi dây gắn kết chặt chẽ giữa sức khỏe của mẹ và bé.
Theo nhóm khoa học gia, khí thải công nghiệp và khí thải từ các phương tiện giao thông có thể tìm đường xuyên qua cơ thể người mẹ để tiếp cận thai nhi. Hậu quả là những thai kỳ tiềm ẩn nhiều biến chứng hoặc khuyết tật.
Bụi siêu mịn, chất độc do không khí ô nhiễm được phát hiện trong nhau thai như thế nào?
Nhau thai của 28 phụ nữ đã được các nhà khoa học Đại học Hasselt gửi tới phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy, tất cả 28 mẫu vật này đều có dấu vết của muội than, mà theo những chuyên gia, phần lớn bắt nguồn từ nhiên liệu hóa thạch được đốt cháy, ví dụ: Chất thải của động cơ diesel. Tình trạng tích tụ muội than độc hại trong nhau thai nhiều hơn ở những phụ nữ đang sống ở vùng ô nhiễm.
Các nhà nghiên cứu còn phát hiện thấy lượng muội than chủ yếu có mặt trong nhau thai của 10 người phụ nữ thuộc nhóm tiếp xúc nhiều nhất với muội than. Theo kết quả chụp chiếu, lượng muội than trung bình được tìm thấy là 2,42 microgram/m3.
Nhưng điều đáng nói là ngay cả những phụ nữ sống ở vùng ít ô nhiễm nhất, nhau thai của họ cũng chứa một lượng carbon có thể phát hiện được: trung bình 0,63 microgram/m3.
Trong các lần quét mô nhau thai của phụ nữ sống ở khu vực bị ô nhiễm nặng, có thể thấy sự tích tụ muội than ở các tế bào khỏe mạnh.
Muội than là vật liệu được thải ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như diesel, xăng, gỗ và than đá. Chúng là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí. Muội than đặc biệt gây hại cho mô người. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không khí ô nhiễm có mối liên hệ mật thiết với nhiều loại bệnh ung thư. Chúng có thể tàn phá tim, phổi, não và khả năng sinh sản của người.
Đặc biệt đối với sản phụ, huyết áp cao và thậm chí, các cơn co giật cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là tình trạng ô nhiễm không khí.
Tiến sĩ Tim Nawrot, Đại học Hasselt, và đồng nghiệp viết về nghiên cứu của họ trên tạp chí Nature Communications: “Rất nhiều nghiên cứu đã mô tả mối quan hệ giữa hiện tượng sản phụ tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm trong thai kỳ và các biến chứng, dị tật khi sinh nở. Ví dụ, hạt vật chất liên quan tới quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, trong đó có muội than, có thể dẫn tới tình trạng bé sinh nhẹ cân, sinh non, thai nhi bị hạn chế phát triển trong tử cung người mẹ.
Cho tới thời điểm này, vẫn chưa xác định được cách thức làm nảy sinh trong tử cung những tác hại của muội than chẳng hạn. Nhưng nhiều cơ thể tiềm năng đã được đề xuất, theo hướng cả tực tiếp và gián tiếp để làm rõ vấn đề này”.
Video đang HOT
Trong số 28 phụ nữ tham gia nghiên cứu trên, 5 người hạ sinh bé khi chưa đi hết thai kỳ và 23 sinh con trong khoảng thời gian được coi là an toàn.
Cần lưu ý rằng, nghiên cứu của các nhà khoa học Bỉ chưa chứng minh được rằng, ô nhiễm có thể tìm đường xâm nhập cơ thể thai nhi. Tiến sĩ Nawrot cho biết, điều này cũng chưa từng được làm rõ. Tuy nhiên, nghiên cứu trên thực sự cho thấy những phần tử muội than gần nhất đang trên đường di chuyển vào cơ thể thai nhi.
Hình ảnh cho thấy những khối carbon nhỏ màu trắng phát sáng được chỉ ra bởi mũi tên trắng trong mô nhau thai của những người phụ nữ trong nghiên cứu.
Trẻ em dễ bị tổn thương nhất bởi ô nhiễm môi trường
Và mặc dù chưa thể thấu hiểu cặn kẽ tác động của ô nhiễm không khí, các nhà khoa học chia sẻ rằng, họ đã phát hiện những ADN bị tổn thương do carbon ở các em bé còn trong bụng mẹ. Nó có thể kích hoạt một quá trình có tên methylation – methyl hóa. Theo đó, hành động mà một gen yêu cầu cơ thể thực hiện có thể bị thay đổi bởi một chất từ bên ngoài được bổ sung vào chuỗi ADN.
Methyl hóa có thể dẫn đến các đột biến, làm cho khối u tăng trưởng và liên quan tới nhiều căn bệnh nguy hiểm như đa xơ cứng và tiểu đường.
Giáo sư Andrew Shennan của Đại học King’s College London, bày tỏ: “Những hạt siêu mịn, ví dụ từ khói thuốc, có thể gây ra nhiều bệnh đáng kể liên quan tới nhau thai. Phát hiện trên thực sự đáng lo ngại. Tác động tiềm ẩn của chúng đối với cả mẹ và bé sẽ cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa. Huyết áp cao và các cơn ngất xỉu trong thai kỳ đều có liên quan tới không khí trong gia đình bị ô nhiễm”.
Phó giáo sư Jennifer Salmon của Đại học Auckland bổ sung: “Trẻ em đặc biệt dễ hứng chịu tác động tiêu cực từ chất lượng không khí kém trong giai đoạn bào thai và những năm đầu đời, khi lượng tiếp xúc có thể dẫn đến nhiều thay đổi dài hạn cũng như tổn thương vĩnh viễn đối với mô phổi.
Mặc dù các nghiên cứu trước đó đã cho thấy khả năng sự phát triển của bào thai bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, nghiên cứu trên vẫn giữ vai trò quan trọng bởi đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng, muội than hoàn toàn có thể thâm nhập nhau thai”.
Theo DailyMail/Helino
Ô nhiễm bụi mịn - Kẻ thù giấu mặt nhưng hậu quả không "vô hình"!
Kết quả đáng báo động từ Báo cáo Chất lượng không khí toàn cầu 2018 của IQAir AirVisual cho thấy Hà Nội và Jakarta là hai trong số các thành phố ô nhiễm không khí nhất Đông Nam Á.
Bất chấp việc tác hại gây chết người của ô nhiễm không khí đang được đề cập nhiều hơn, ô nhiễm không khí ở Việt Nam, mà cụ thể là mật độ bụi siêu mịn, vẫn tiếp tục là một vấn đề nan giải, có diễn biến rất phức tạp, cần được giới chuyên môn và cộng đồng chú ý hơn nữa.
Ảnh: Shutterstock
Ô nhiễm không khí - Mối đe dọa toàn cầu
Theo dữ liệu từ năm 2014 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong cho 8 triệu người/nămi. Đến năm 2019, ô nhiễm không khí đã chính thức trở thành mối đe doạ lớn nhất đối với sức khoẻ toàn cầu, một kẻ thù giấu mặt nguy hiểm còn hơn cả HIV, ung thư, Ebola hay sốt xuất huyết.
Trung bình, tuổi thọ toàn cầu giảm 1,8 năm do ô nhiễm không khí tuy nhiên theo Chỉ số Chất lượng Sức khỏe Cuộc sống (AQLI) của Đại học Chicago (Mỹ), người dân ở nhiều vùng của Ấn Độ - một nơi ô nhiễm không khí nặng trên thế giới, có thể bị "tổn thọ" đến 11 năm tuổi vì sống chung với ô nhiễm không khí.
Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí "hại" chết 800 người mỗi giờ đồng hồ, gấp ba lần số người chết do AIDS, sốt rét và lao phổi cộng lại. - Ảnh: Shutterstock
Ô nhiễm không khí còn là nguyên nhân dẫn đến tử vong của 26% ca bệnh tim thiếu máu cục bộ, 24% ca đột quỵ, 43% ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 29% do ung thư phổi.
Thế hệ tương lai chính là đối tượng bị tác động mạnh mẽ nhất bởi ô nhiễm bầu không khí, đặc biệt là bụi siêu mịn. - Ảnh: Shutterstock
Trên thế giới, có đến 93% trẻ em đang sống trong những vùng có chỉ số ô nhiễm không khí vượt mức cho phép của WHO, năm 2016, có đến 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi chết do nhiễm trùng đường hô hấp.
Ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến cân nặng trẻ khi sinh, gây hen suyễn, ung thư, béo phì, phát triển phổi kém và cả tự kỷ ở trẻ.
Việt Nam - Quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi ô nhiễm không khí
Là quốc gia đang phát triển, có lượng dân số tăng quá nhanh và kéo theo đó là lượng rác thải, phương tiện giao thông tăng vọt, các khu công nghiệp, nhà máy nhiệt điện xuất hiện ngày càng dày đặc, Việt Nam đang đối diện với những hậu quả rõ rệt hơn của ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi PM.
Nguồn ảnh: AIQ.in
Bụi PM2.5 có kích thước siêu nhỏ, nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người, chỉ bằng 1/100 lỗ chân lông, vì thế PM2.5 có thể dễ dàng xâm nhập phế nang qua miệng, đường hô hấp hay da, đi vào hệ tuần hoàn, tấn công phổi, tim và não.
Thống kê từ WHO đã chỉ ra trong năm 2016, tại Việt Nam có hơn 60.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí. - Ảnh: Shutterstock
Hiện nay, so với các thành phố khu vực châu Á, các thành phố của Việt Nam có mức độ ô nhiễm bụi PM tương đối cao. Theo thống kê của WHO năm 2016, nồng độ trung bình năm của PM2.5 của các đô thị ở Việt Nam khoảng 28 g/m3, cao hơn 3 lần so với khuyến nghị trung bình năm từ WHO là 10 g/m3ii.
Một kết quả khác từ Trung tâm Quan trắc môi trường Việt Nam thì cho thấy, năm 2016, tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM có đến 20% số ngày trong năm lượng PM10, PM2.5 vượt ngưỡng cho phép (50 microgram/m3 theo tiêu chuẩn Việt Nam và 25 microgram/m3 theo tiêu chuẩn WHO).
Số liệu trên ứng dụng ghi lại vào 11h45' ngày 26/07/2019 cho thấy mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang ở mức cao - Nguồn: Ứng dụng AirVisual, PAMAir.
Đáng lưu ý, đến nay vẫn chưa có bất cứ kết luận khoa học chính xác nào về tác dụng lọc bỏ bụi PM10 hay PM2.5 của các loại khẩu trang vải, khẩu trang y tế đang được bán rộng rãi trên thị trường.
Để hạn chế tổn hại về sức khỏe do phơi nhiễm bụi mịn, người dân cần nâng cao kiến thức về nguồn gốc của ô nhiễm không khí, tìm hiểu các công cụ đo để nhận biết khu vực, thời gian nồng độ ô nhiễm không khí tăng cao.
Ảnh: Shutterstock
Bên cạnh đó, cần hạn chế di chuyển ngoài đường bằng xe máy, tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, bởi dù có che chắn kỹ lưỡng và nhiều lớp đến mức nào thì bụi PM2.5 vẫn dễ dàng xâm nhập xuyên qua lỗ vải, khẩu trang, bám vào da và thậm chí xuyên qua cả lỗ chân lông của chúng ta.
Tại nhà, chúng ta nên trang bị cho mình máy lọc không khí, tắm rửa vệ sinh da kỹ lưỡng thường xuyên để loại bỏ bụi siêu mịn nguy hiểm ra khỏi các lỗ chân lông, ngăn chúng xâm nhập vào cơ thể và gây tổn hại.
Theo Thanh niên
Bụi mịn PM2.5 - 'sát thủ' lơ lửng trong không khí, dân Hà Nội đeo khẩu trang 'cũng không ăn thua' Bụi mịn là hạt bụi nhỏ hơn 30 lần so với sợi tóc người, có khả năng len lỏi sâu vào máu, phổi và phế nang gây ra các bệnh nguy hiểm, thậm chí ung thư. Nhiều ngày qua, chất lượng không khí ở Hà Nội luôn ở mức ô nhiễm nặng nề, nguy hại cho sức khỏe. Các chỉ số theo hệ...