Chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer qua xét nghiệm máu
Theo The Telegraph, các nhà khoa học ở Đại học Washington ở St. Louis, Mỹ, đã tiến hành một nghiên cứu với sự tham gia của hơn 150 người trên 50 tuổi.
Tuy nhiên, chỉ có 10 người trong số đó là gặp những vấn đề sức khỏe nhất định. Mục tiêu của các nhà khoa học là tìm cách chẩn đoán bệnh Alzheimer qua xét nghiệm máu đơn giản.
Xét nghiệm máu đơn giản và rẻ tiền có thể giúp chẩn đoán sớm một cách chính xác bệnh Alzheimer – Ảnh: Getty Images
Tất cả các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đã cung cấp cho các bác sĩ ít nhất một mẫu máu và được chụp não bằng phương pháp cắt lớp phát xạ positron (PET). Phương pháp này, theo các chuyên gia, cho phép đánh giá cường độ trao đổi chất trong các mô cơ thể ở cấp độ phân tử và tế bào.
Video đang HOT
Các chuyên gia đã nghiên cứu các xét nghiệm máu của các đối tượng và nhận thấy rằng khi có một nồng độ amyloid nhất định trong máu kết hợp với 2 yếu tố nguy cơ chính khác của bệnh Alzheimer, bao gồm tuổi và sự hiện diện của biến thể di truyền APOE4, bệnh có thể được chẩn đoán sớm độ chính xác là gần 94%.
Giáo sư Randall Beitman cho biết, hiện tại, các nhà bác sĩ sử dụng quét não để phát hiện các dấu hiệu của bệnh Alzheimer, nhưng điều này rất tốn kém và mất thời gian. Còn xét nghiệm máu thì ngay ở trường y thuộc Đại học Washington cũng có thể kiểm tra hàng ngàn người mỗi tháng một cách hiệu quả.
Điều này có nghĩa là có thể mời nhiều người tham gia hiệu quả hơn vào thử nghiệm lâm sàng, cho phép nhanh chóng tìm ra cách chữa trị căn bệnh và cũng làm giảm bớt sự đau khổ của người bệnh.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh Alzheimer từ những giai đoạn đầu
Một nhóm nghiên cứu đã hợp tác với các chuyên gia đến từ các tổ chức trên khắp Hàn Quốc đã phát triển thành công một phương pháp xét nghiệm máu được đánh giá là công cụ giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh Alzheimer ngay từ những giai đoạn đầu, khi bệnh nhân chưa có biểu hiện dấu hiệu bệnh lý lâm sàng.
Trong bài báo của họ được công bố trên tạp chí Science Advances, nhóm đã mô tả nghiên cứu và kỹ thuật mới được phát triển cũng như mục đích hướng tới là nhằm phát hiện các rối loạn.
Bệnh Alzheimer là một bệnh rối loạn thoái hóa thần kinh tiến triển, liên quan đến sự suy giảm của các tế bào thần kinh trong não, dẫn đến một loạt các triệu chứng, trong đó, đáng chú ý nhất là chứng mất trí nhớ dần dần. Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu chữa khỏi hoàn toàn bệnh Alzheimer, thậm chí nguy cơ tử vong tương đối cao, do đó, việc chẩn đoán sớm giúp có thể giúp giảm gánh nặng bệnh tật.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về bệnh Alzheimer trong nhiều năm và nhận thức được rằng nguyên nhân cơ bản của bệnh là sự tích tụ mảng peptide amyloid-beta (A).
Trong khi các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về các phương pháp điều trị, rất nhiều nỗ lực nhằm thực hiện một thử nghiệm nghiên cứu về rối loạn trước khi các triệu chứng lâm sàng của bệnh xuất hiện.
Một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các mảng A có khả năng di chuyển tự do từ não bộ vào các mạch máu, vì vậy, xét nghiệm máu được xem như một phương pháp kiểm tra, giúp phát hiện các rối loạn. Tuy nhiên, phương pháp này chưa thực sự hiệu quả vì hiện nay, chưa có cách thức xác định nồng độ A trong máu, từ đó, khó có thể phát hiện và chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh.
Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia khẳng định họ đã tìm ra cách thay đổi nồng độ A được tìm thấy trong các mẫu máu, từ đó, tiết lộ sự hiện diện của chúng trong máu.
Trong thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã tiến hành bổ sung một phân tử nhỏ có tên gọi là EPPS vào dung dịch chứa nồng độ A. Họ nhận thấy phân tử nhỏ này có khả năng chia tách các mảng A, buộc các đơn phân tử A tách rời. Từ đó, họ nảy sinh ý tưởng thử nghiệm các mẫu máu bất thường từ các bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng rối loạn khi so sánh với các nhóm bệnh nhân được kiểm soát để tìm ra sự khác biệt.
Các nhà khoa học báo cáo rằng kỹ thuật của họ rất đáng tin cậy, cho phép khả năng xác định bệnh nhân được chẩn đoán và những người thuộc nhóm được kiểm soát. Họ cũng khẳng định rằng phương pháp mới hoàn toàn có thể được sử dụng như một công cụ hỗ trợ theo dõi mức độ tiến triển của rối loạn. Bên cạnh đó, nhóm cũng cho biết đã lên kế hoạch đưa kỹ thuật mới vào sử dụng trong thực hành lâm sàng.
P.K.L
Theo Medicalxpress
Người tiêu dùng cần cảnh giác với các sản phẩm CBD Quyền Ủy viên Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) - Tiến sĩ Ned Sharpless bình luận về sự cần thiết của cảnh báo từ FDA canh giac vơi cac san phâm CBD Ông nói, "Bán các sản phẩm không được chấp thuận với tuyên bố trị liệu không có căn cứ - chẳng hạn như tuyên bố rằng...