Chẩn đoán bệnh qua tóc
Nhờ một số thay đổi trên tóc, các nhà khoa học có thể chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bạn.
Tóc bạc khi độ tuổi còn xuân
Chưa đến 24 tuổi, tóc bạc là một dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị mắc bệnh về máu. Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân. Tóc xấu, xơ, chẻ là dấu hiệu của bệnh rối loạn đường tiêu hóa. Bạn ăn uống không điều độ hoặc do căng thẳng trong cuộc sống, chịu nhiều áp lực, stress…
Đây là một bệnh lành tính, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng ít nhiều ảnh hưởng tới diện mạo, nhất là chị em. Để điều trị, bạn có thể tận dụng đậu đen: Cô đặc đậu đen với nước. Bỏ bã và dùng nước sau khi cô đặc chấm lên chân tóc. Nên làm thường xuyên, tóc sẽ không những không bạc nhanh mà còn có khả năng trở lại đen nhánh như lúc bình thường.
Rụng tóc
Nếu rụng nhiều tóc, có thể hệ miễn dịch của bạn có vấn đề. Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc bệnh mãn tính lupus, rối loạn chức năng gan, thận… Việc sử dụng steroid hay hóa chất để làm giảm dị ứng giữa nang tóc và kháng thể có thể khiến tóc mọc trở lại.
Video đang HOT
Hói đầu
Nội tiết tố của bạn có vấn đề. Do sự thay đổi hormone dẫn đến chu kì phát triển của tóc bị giảm sút đáng kể, chân tóc teo lại, khiến tóc rụng nhiều. Hoặc da đầu yếu, không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng. Vấn đề tiêu hóa ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc hói đầu. Điều trị bệnh hói đầu? Rất đơn giản. Ăn uống có khoa học, thức ăn phải cung cấp đầy đủ các loại vitamin. Uống nhiều nước. Gội đầu và sử dụng dầu gội thích hợp. Đặc biệt không dùng chất hóa học như nhuộm tóc, làm tóc xoăn, ép tóc quá nhiều, khiến tóc giòn, dễ gẫy.
Trắng sau một đêm
Không nên quá lo lắng nếu bạn ở trong tình trạng này. Đó là do sự sụt giảm hàm lượng melanin trong gốc tóc, cũng là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang lâm vào tình trạng stress nặng nề. Để điều trị, đơn giản, bạn chỉ cần có tâm lý thoải mái, hãy thư giãn, hít thở sâu, và để mọi lo lắng, ưu tư sang một bên. Chỉ có cách đó mới có thể khiến mái tóc của bạn trở lại bình thường.
Tóc nhiều gầu
Tóc nhiều gầu chứng tỏ bạn đang bị viêm nấm da đầu. Cụ thể là vi nấm Pityrosporum ovale. Nấm này tồn tại rất ít trên da đầu, nhưng khi da bị tróc vảy nhiều, vi nấm có điều kiện sinh sôi nảy nở, làm da đầu ngứa. Bạn có thể sử dụng vỏ chanh chà lên đầu, hòa muối và phèn chua dùng làm dầu gội. Hạn chế buộc tóc khi còn ướt vì môi trường ẩm là điều kiện thuận lợi để Pityrosporum ovale phát triển.
Ngoài những biểu hiện trên, hiện nay, với sự phát triển của y học, bằng cách sử dụng các thiết bị tối tân và hiện đại, các y bác sỹ còn có thể chẩn đoán các bệnh nan y như ung thư vú, tiểu đường… thông qua việc phân tích tóc.
Theo Anh Thương
ANTD/Beauty.Ru
Bầm da có thể là dấu hiệu của máu khó đông
Bầm da có thể chỉ là do chấn thương khi va chạm, nhưng có thể do xuất huyết hoặc dấu hiệu của bệnh máu khó đông...
Bầm da là những sang thương do xuất huyết có màu sắc thay đổi từ đỏ, tím, nâu sậm và nhạt màu dần theo thời gian xuất hiện trên da...
Bầm da do nhiều nguyên nhân, xảy ra sau nhiễm ký sinh trùng (giun lươn, sán chó, sán mèo), đôi khi có thể xảy ra do nguyên nhân thiếu vitamin C hoặc sử dụng thuốc có steroids kéo dài.
Xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc liệt tiểu cầu cũng là nguyên nhân gây ra các vết bầm da. Rối loạn đông máu do bệnh máu khó đông (hemophilia), bệnh gan nặng, thiếu vitamin K.
Ngoài ra, một trẻ bình thường khi bị va chạm mạnh cũng bị bầm da, nhưng nếu bầm da xảy ra sau khi chấn thương va chạm dù ở mức độ nhẹ thì đó có thể là dấu hiệu kín đáo của bệnh máu khó đông.
Khi phát hiện trẻ bị bầm da nên đưa bé đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân. Cần nhớ kỹ tình huống xuất hiện các vết bầm xảy ra sau va chạm hay tự nhiên, thời điểm xuất hiện và các triệu chứng kèm theo như sốt, ho, sổ mũi, chảy máu mũi, chảy máu răng, nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen.
Tùy theo những dấu hiệu lâm sàng và bệnh sử, bác sĩ có thể cho bé xét nghiệm để định bệnh. Nếu là nguyên nhân thành mạch do nhiễm ký sinh trùng, bé sẽ được cho thuốc điều trị giun sán và thuốc làm bền thành mạch cùng với chế độ ăn giàu vitamin C.
Còn các trường hợp bầm da do tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu, tùy theo trường hợp bé sẽ được điều trị đặc hiệu tùy theo nguyên nhân.
Theo ThS.Bs Nguyễn Minh Tuấn
Bee
15 dấu hiệu ung thư ở chị em Các dấu hiệu bạn cần theo dõi đó là: sụt cân không lý do, đầy hơi, rong kinh, nuốt khó, chảy máu bất thường, ho kéo dài... Một số phụ nữ luôn từ chối tầm soát và cố tình bỏ qua các triệu chứng của bệnh ung thư. Một số khác lại cho rằng ung thư là không thể chữa trị, nên không...