Chặn dịch tả lợn châu Phi: Nghệ An lập chốt ở cửa ngõ phía Bắc
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi Thú y, Cục Quản lý thị trường, Phòng CSGT Nghệ An lập 2 điểm chốt/trạm kiểm dịch tạm thời nơi giáp ranh vùng dịch ở tỉnh Thanh Hóa nhằm khống chế, ngăn chặn sự lây lan nhanh của dịch tả lợn châu Phi.
Cụ thể, hai điểm chốt chặn được Chi cục Chăn nuôi Thú y và Phòng CSGT Nghệ An lập trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, đoạn thuộc địa bàn xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Đàn (Nghệ An), điểm giáp ranh với xã Bãi Trành, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) và Trạm kiểm dịch động vật bắc Nghệ An trên QL 1A qua địa bàn thị xã Hoàng Mai, giáp ranh với huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa).
Được biết, hai chốt/trạm khẩn cấp này có chức năng kiểm dịch, ngăn chặn các phương tiện chở động vật nghi mắc bệnh, đã mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi từ các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở tỉnh Thanh Hóa vào Nghệ An và từ đó di chuyển vào phía Nam.
Được biết, hàng ngày có hàng chục phương tiện chở động vật như lợn, trâu, bò đi qua trạm kiểm dịch động vật Bắc Nghệ An.
Nghệ An chủ động kiểm soát, ngăn chặn bệnh dịch tả châu Phi
Video đang HOT
“Cụ thể, mỗi ngày có khoảng 40 – 45 phương tiện chở động vật qua trạm, trong đó có khoảng 10 – 12 xe chở lợn với hàng nghìn con”, ông Đậu Đăng Định – Trưởng trạm kiểm dịch động vật bắc Nghệ An cho hay.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đậu Đăng Định cho hay: “Theo sự chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi Thú y, Đội quản lý thị trường số 4 túc trực tại hai điểm chốt/ trạm 24/24 giờ trong ngày. Làm việc không có ngày ngày nghỉ để kiểm tra, kiểm soát toàn bộ xe ô tô chở động vật qua lại”.
“Sau khi xe chở động vật đi qua các điểm chốt/trạm, nhân viên của chúng tôi sẽ tiến hành phun tiêu độc khử trùng xe vận chuyển động vật, sau đó kiểm tra thủ tục hành chính, nguồn gốc xuất xứ động vật nuôi, giấy kiểm dịch… Nếu phát hiện gia súc nghi có triệu chứng nhiễm dịch tả lợn châu Phi, đơn vị sẽ làm biên bản cho xe chở hàng vào khu cách ly rồi lấy mẫu xét nghiệm. Khi có kết quả, nếu dương tính với dịch tả lợn châu Phi sẽ lập tức tiêu hủy theo quy định”, ông Đậu Đăng Định cho biết thêm.
Được biết, hoạt động của hai chốt/trạm kiểm dịch bắt đầu từ đầu tháng 3 cho đến khi hết dịch.
Trước đó, như Dân Việt đưa tin, vào ngày 26.2 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu UBND các thành phố, huyện, thị xã chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp với Trạm Chăn nuôi và thú y, các phòng ban, đơn vị liên quan tham mưu xây dựng và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn; xây dựng giải pháp xử lý triệt để lợn bệnh, sản phẩm lợn bệnh, nghi mắc bệnh nhằm tránh lây lan dịch bệnh…
Theo Danviet
Nghệ An: Triển khai cấp bách giải pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi
Ngày 5/3, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức họp trực tuyến triển khai cấp bách các giải pháp phòng chống trước diễn biến khó lường của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Hiện toàn tỉnh Nghệ An có gần 900.000 con lợn, đứng thứ 5 cả nước. Trong đó, số trang trại chăn nuôi lợn tập trung là 120 trại và tổng số lợn trang trại là 103.345 con, chỉ chiếm tỷ lệ 11,2% tổng đàn lợn; chủ yếu là chăn nuôi nông hộ với 295.598 hộ, gần 646.800 con, chiếm tới 70,3% tổng đàn lợn của cả tỉnh. Trong khi đó, toàn tỉnh chỉ có 56 cơ sở giết mổ tập trung, tỷ lệ lợn được đưa vào cơ sở giết mổ tập trung chỉ chiếm 20%; có trên 1.000 hộ giết mổ gia đình giết mổ 1- 3 con lợn/ngày đêm.
UBND tỉnh Nghệ An họp cấp bách triển khai các giải pháp ngăn chặn Dịch tả lợn Châu Phi.
Thời gian qua, Nghệ An đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn. Đặc biệt, hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại địa bàn giáp ranh là Thanh Hoá, nguy cơ bệnh dịch đe doạ đến chăn nuôi lợn ở Nghệ An là rất cao.
Tại cuộc họp, đồng chí Đinh Viết Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu: Nghệ An chưa xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, nhưng thời gian tới nguy cơ bệnh có thể xảy ra và lây lan ra diện rộng. Để chủ động ứng phó, ngăn chặn, xử lý kịp thời dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập vào địa bàn, yêu cầu UBND các huyện, thành, thị, các Sở, ban ngành liên quan nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 22/02/2019 của UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 5817/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Nghệ An, về việc Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Ông Đinh Viết Hồng cho biết thêm, khi chưa có dịch cần tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn sinh học; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để chủ động chống dịch trong trường hợp có dịch xảy ra. Thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát tốt đàn lợn trên địa bàn, phát hiện dịch sớm để xử lý, khoanh vùng trong diện hẹp. Trong xử lý ổ dịch, cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp kỹ thuật đã được ngành thú y khuyến cáo, hướng dẫn cụ thể.
Cán bộ Trạm Kiểm dịch động vật phun thuốc khử trùng các phương tiện vận chuyển lợn qua địa bàn. Ảnh Việt Hùng
Trước diễn biến khó lường của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, UBND tỉnh Nghệ An đã thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời kiểm soát các phương tiện chở động vật đi qua địa bàn nhằm khống chế, ngăn chặn.
Với chức năng của trạm, sau khi xe dừng sẽ có cán bộ phun tiêu độc khử trùng xung quanh; sau đó tiến hành kiểm tra đối tượng vật nuôi, nếu phát hiện gia súc nghi có triệu chứng về dịch tả lợn châu Phi, đơn vị sẽ làm biên bản cho xe chở hàng vào khu cách ly rồi lấy mẫu xét nghiệm. Khi có kết quả, nếu dương tính với dịch tả lợn châu Phi sẽ lập tức tiêu hủy theo quy định.
Nguyên Khôi
Theo PNVN
Nghệ An lên "kịch bản" chủ động ngăn bệnh dịch tả lợn châu Phi Sau khi nhận được thông tin địa phương giáp ranh Nghệ An là tỉnh Thanh Hóa phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi, mới đây UBND tỉnh Nghệ An và người chăn nuôi đã lên phương án, triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống và ngăn chặn mầm nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn. Trước diễn...