Chặn dịch tả lợn châu Phi: Đợi phát hiện ổ dịch thì đã muộn
“Nếu cứ đợi các trang trại phát hiện được ổ dịch thì đã quá muộn. Các cấp quản lý phải hành động trước khi có ổ dịch xuất hiện, bởi mầm abệnh đã ủ trong nhiều ngày trước khi nó bùng phát. Hà Lan cũng đã từng xuất hiện dịch tả lợn châu Phi nhưng đã được khống chế chỉ sau một thời gian ngắn”.
Đó là chia sẻ của bà Christianne Bruschke – Trưởng đại diện Cơ quan Thú y Hà Lan, tại tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm đẩy lùi bệnh dịch tả lợn châu Phi”, do Bộ NNPTNT phối hợp Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam tổ chức tại Hà Nội mới đây.
7.000 xã có ổ dịch tả
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết, ngành chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam. Đến nay, tổng đàn lợn của Việt Nam khoảng 32 triệu con, đứng đầu các nước ASEAN và thứ 2 châu Á. Chăn nuôi lợn dần hình thành các chuỗi giá trị, nhưng ngành chăn nuôi lợn cũng đứng trước nhiều nguy cơ từ dịch bệnh, đặc biệt là bệnh DTLCP.
Cán bộ thú y Hà Nội đưa lợn đi tiêu hủy vì nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi. (Ảnh: D.Đ.T)
Virus gây bệnh DTLCP rất nguy hiểm vì có khả năng tồn tại lâu ở ngoài môi trường và ở các sản phẩm thịt lợn, trong khi hiện nay cả thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị và vaccine phòng bệnh… Nhận thức được vấn đề nguy hiểm của loại dịch bệnh này, ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện ở nước láng giềng là Trung Quốc, Chính phủ và Bộ NNPTNT đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, sát sao, công tác phòng, chống dịch được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
Tuy nhiên, đến nay, bệnh DTLCP vẫn đã xuất hiện tại 7.000 xã của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước (Ninh Thuận là tỉnh duy nhất chưa có ổ dịch). Tổng số lợn phải tiêu huỷ là 4 triệu con, chiếm hơn 10% tổng đàn lợn của cả nước.
Để huy động tối đa các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh, Bộ NNPTNT được Chính phủ giao nhiệm vụ kêu gọi, phối hợp các cơ quan, tổ chức quốc tế chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho Việt Nam để nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh. Đây cũng là nội dung được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp hai nước Việt Nam và Hà Lan thống nhất trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte vào tháng 4/2019.
Hành động trước khi có ổ dịch
Bà Christianne Bruschke – Trưởng đại diện Cơ quan Thú y Hà Lan cho biết, bệnh DTLCP đã xuất hiện tại Hà Lan trong 2 năm 1997 – 1998, khiến hàng chục triệu con lợn tại 1.629 trang trại bị tiêu huỷ, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế (trong đó đã tiêu huỷ lợn bệnh tại 429 trang trại bị nhiễm và tiêu hủy phòng ngừa tại 1.200 trang trại trong bán kính 1km).
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng, ngoài xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, sử dụng thuốc thú y để khống chế bệnh DTLCP, cần có giải pháp nâng cao chuỗi giá trị trong chăn nuôi lợn. Ảnh: baoquangninh
Ngay khi có sự xâm nhập dịch bệnh tả lợn, Hà Lan đã đóng cửa quốc gia 72 giờ để thu thập thông tin về tình hình dịch tễ, thông tin mầm bệnh, giảm nguy cơ lây lan; tổ chức tiêu huỷ, phòng ngừa tại các trang trại trong bán kính 1km từ vùng ổ dịch nhằm bảo đảm an toàn cách ly.
Bảo đảm trong 72 giờ không có giết mổ, vận chuyển, lây lan thêm dịch bệnh… Và nhờ thực hiện nghiêm ngặt các điều này, dịch bệnh được kiểm soát sau một thời gian ngắn và không bùng phát cho tới nay.
“Nếu cứ đợi các trang trại phát hiện được ổ dịch mới hành động thì đã quá muộn. Sẽ tốt hơn nếu các bạn thực hiện các biện pháp quyết liệt trước khi có ổ dịch, bởi mầm bệnh đã ủ trong nhiều ngày trước khi nó bùng phát” – bà Christianne Bruschke nhấn mạnh.
Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman cho biết, trước đây, Hà Lan cũng đã bị thiệt hại hàng triệu Euro do dịch tả lợn (truyền thống). Còn đối với bệnh DTLCP đã từng xuất hiện tại Hà Lan, nhưng dịch bệnh này đã được khống chế sau một thời gian ngắn nhờ Hà Lan thực hiện tiêu hủy, cách ly tốt.
“Kinh nghiệm trong phòng chống dịch tả lợn là cần có sự hợp tác với các bên liên quan như: Doanh nghiệp, chính phủ, viện nghiên cứu. Sửa đổi bổ sung chính sách kiểm soát khi có thay đổi trong thái độ, nhận thức của xã hội và điều kiện kỹ thuật cho phép. Hợp đồng với các ngành công nghiệp để nghiên cứu phát triển vaccine”- Đại sứ Elsbeth Akkerman nhấn mạnh.
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực này, các chuyên gia về thú y của Hà Lan cho rằng, ngoài xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, sử dụng thuốc thú y để khống chế bệnh DTLCP, cần có giải pháp nâng cao chuỗi giá trị trong chăn nuôi lợn. Chính sách thú y ở Hà Lan là bảo vệ sức khỏe con người và động vật; phát triển ngành chăn nuôi bền vững, tạo lợi nhuận; thương mại an toàn (không xuất, nhập khẩu động vật bệnh).
Đặc biệt, tại Hà Lan, nông dân phải chịu trách nhiệm chính về sức khỏe của động vật; Bộ Nông nghiệp Hà Lan đưa ra các quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi và kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Trong khi Chính phủ Hà Lan có trách nhiệm ngăn ngừa sự xuất hiện của dịch bệnh; kiểm tra nghiêm ngặt động vật và sản phẩm động vật nhập khẩu; quy định về vệ sinh, tiêu độc khử trùng, quy trình vận chuyển…
Theo Danviet
Chặn dịch tả lợn châu Phi: Càng chống, càng lộ nhiều "lỗ hổng"
Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ cấp kinh phí cho các tỉnh để hỗ trợ người dân bị thiệt hại do tiêu hủy lợn, nhiều địa phương còn kiến nghị Chính phủ và Bộ NNPTNT cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch chăn nuôi lợn và chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH), an toàn dịch bệnh .
Nhiều tỉnh "cạn tiền" hỗ trợ
Là tỉnh đầu tiên trên cả nước phát sinh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) từ ngày 1/2/2019, đến nay, Hưng Yên đã có trên 1/3 tổng đàn lợn bị tiêu hủy, với tổng kinh phí cần hỗ trợ cho người dân có lợn bị tiêu hủy lên tới hơn 600 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Minh Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết: "Nguồn kinh phí dự phòng của tỉnh chỉ có 180 tỷ đồng trong khi số thiệt hại do DTLCP tới thời điểm hiện tại đã lên tới 600 tỷ đồng. Do cạn kiệt nguồn ngân sách nên tỉnh đang rất cần nguồn kinh phí hỗ trợ từ T.Ư để đẩy nhanh việc hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại".
Sau khi mất lợn, nhiều hộ ở miền Bắc đã chuyển sang chăn nuôi con vật khác để vượt khó khăn. Ảnh: Hải Đăng
"Trước mắt, để hỗ trợ cho người dân, Hưng Yên đã có phong trào tuyên truyền, vận động người dân không quay lưng với thịt lợn, tăng cường tiêu thụ thịt lợn, trong đó tỉnh đề nghị cán bộ, đảng viên phải là những người đi đầu hưởng ứng. Cách làm này khá hiệu quả, mà theo chúng tôi các địa phương khác nên vào cuộc tương tự" - ông Quang khẳng định.
Cũng theo ông Quang, Hưng Yên đang đẩy mạnh nhân rộng, phổ biến các mô hình, chuỗi chăn nuôi lợn ATSH, hướng tới xây dựng các vùng chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh. Để đẩy nhanh được việc áp dụng chăn nuôi ATSH, tỉnh kiến nghị cần có cơ chế pháp lý cần thiết để xử lý, từng bước hạn chế các cơ sở chăn nuôi không đảm bảo ATSH, an toàn dịch bệnh.
Cùng với Hưng Yên, tỉnh Quảng Ninh cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong công tác phòng chống DTLCP.
Ông Đặng Huy Hậu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, đến thời điểm này, số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy đã chiếm 36% tổng đàn lợn của tỉnh. "Tới giờ phút này, quỹ dự phòng đã chi hết sạch, bắt đầu phải cân não xem lấy nguồn ở đâu để chi tiền hỗ trợ!" - ông Hậu nói.
Theo ông Hậu, trước tình hình phức tạp của DTLCP, có rất nhiều khâu trong phòng chống dịch cần phải xem xét lại. Bộ NNPTNT phải chỉ đạo khẩn trương điều chỉnh phương thức chăn nuôi tại các địa phương. Nếu cứ giữ mô hình hộ nuôi nhỏ lẻ đan xen trong khu dân cư thì dịch vẫn tiếp tục xảy ra, lúc nào chúng ta cũng phải chạy theo chống dịch.
"Bên cạnh đó, vấn đề giết mổ cũng cần phải kiểm soát mạnh hơn, nếu không, cho dù khâu chăn nuôi đảm bảo vệ sinh thì nguồn lây lan dịch vẫn hiển hiện. Ngoài ra, cần kiểm tra lại khâu chôn lấp xử lý lợn dịch. Chẳng hạn như Hà Nam, địa hình thấp hơn mặt nước biển mà lại đem chôn thì dịch cứ thế mà loang ra theo nguồn nước..." - ông Hậu nói thêm.
Hỗ trợ đồng đều hơn
Được biết, đến nay, tỉnh Hải Dương đã cấp hơn 258 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách và nguồn cải cách tiền lương để hỗ trợ các huyện, thành phố bị thiệt hại do bệnh DTLCP.
Người chăn nuôi lợn ở Ninh Bình và nhiều địa phương khác lâm cảnh trắng tay sau "bão" dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Hải Đăng
Ông Nguyễn Văn Định - nông dân ở huyện Thanh Hà (Hải Dương) cho biết, huyện có lượng lợn bị dịch tả phải tiêu hủy lớn và trong quá trình kiểm kê, hỗ trợ, đa số người dân đều đồng thuận nhưng cũng có nhiều người thắc mắc khi thấy hỗ trợ không đồng đều.
"Những hộ có lợn mắc bệnh bị tiêu hủy về sau được hỗ trợ thấp hơn. Cách tính mức hỗ trợ theo đầu lợn tiêu hủy cho lực lượng dập dịch cũng chưa phù hợp. Nhiều con lợn to, khó vận chuyển và tiêu hủy, phải thuê máy móc, thuê nhiều người nên chi phí lớn" - ông Định nói.
"Để chăn nuôi lợn an toàn trước dịch bệnh và có đầu ra ổn định, tôi đề nghị tỉnh thời gian tới cần quy hoạch lại vùng chăn nuôi tập trung để có thể áp dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong chăn nuôi, tăng sản lượng, chất lượng phục vụ thị trường khó tính" - ông Định đề xuất.
Cùng quan điểm, Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang (Hải Dương) - ông Nguyễn Tiến Tầng đề nghị UBND tỉnh cần có chính sách hỗ trợ phù hợp vì những hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do DTLCP thời gian sau thậm chí còn thiệt hại hơn vì phải mất thêm chi phí nuôi, phòng chống dịch.
"Tỉnh cần đánh giá rõ hơn nữa về ảnh hưởng của DTLCP đối với sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm. Qua đợt dịch bệnh này, công tác phòng dịch cần phải được đặt lên hàng đầu, nhằm hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi" - ông Tầng nhấn mạnh.
Ông Vũ Văn Hoạt - Chi Cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hải Dương cho hay: Bệnh DTLCP đã được khống chế nhưng chưa thể ngăn chặn do chưa có thuốc đặc trị; việc sản xuất vaccine phòng bệnh mới chỉ thành công ở khâu thử nghiệm. Việc loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh DTLCP rất khó. Sau đợt dịch này, người chăn nuôi nhỏ lẻ cần đầu tư chuyển sang chăn nuôi quy mô lớn, hiện đại và khép kín. Chủ các trang trại phải áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi ATSH, bỏ thói quen tận dụng thức ăn thừa.
"Bệnh DTLCP rất có thể sẽ bùng phát mạnh trở lại nếu người dân và cơ quan chức năng lơ là trong phòng chống" - ông Hoạt cảnh báo.
Theo Danviet
Giá vịt thương phẩm tăng cao do dịch tả lợn, nông dân có lãi khá Hiện vịt thương phẩm tại đưkhu vực ĐBSCLợc thương lái thu mua với giá 46.000 đồng/kg, cao hơn tuần trước 3.000-4.000 đồng/kg. Giá vịt tăng, người nuôi phấn khởi. Nhu cầu thịt vịt đang tăng cao do ảnh hưởng từ dịch tả lợn Châu Phi. Vịt siêu thịt CP được các thương lái thu mua tại chuồng giá 6.000 đồng/kg, vịt chạy đồng...