Chặn dịch tả lợn châu Phi: Càng chống, càng lộ nhiều “lỗ hổng”
Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ cấp kinh phí cho các tỉnh để hỗ trợ người dân bị thiệt hại do tiêu hủy lợn, nhiều địa phương còn kiến nghị Chính phủ và Bộ NNPTNT cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch chăn nuôi lợn và chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH), an toàn dịch bệnh .
Nhiều tỉnh “cạn tiền” hỗ trợ
Là tỉnh đầu tiên trên cả nước phát sinh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) từ ngày 1/2/2019, đến nay, Hưng Yên đã có trên 1/3 tổng đàn lợn bị tiêu hủy, với tổng kinh phí cần hỗ trợ cho người dân có lợn bị tiêu hủy lên tới hơn 600 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Minh Quang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết: “Nguồn kinh phí dự phòng của tỉnh chỉ có 180 tỷ đồng trong khi số thiệt hại do DTLCP tới thời điểm hiện tại đã lên tới 600 tỷ đồng. Do cạn kiệt nguồn ngân sách nên tỉnh đang rất cần nguồn kinh phí hỗ trợ từ T.Ư để đẩy nhanh việc hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại”.
Sau khi mất lợn, nhiều hộ ở miền Bắc đã chuyển sang chăn nuôi con vật khác để vượt khó khăn. Ảnh: Hải Đăng
“Trước mắt, để hỗ trợ cho người dân, Hưng Yên đã có phong trào tuyên truyền, vận động người dân không quay lưng với thịt lợn, tăng cường tiêu thụ thịt lợn, trong đó tỉnh đề nghị cán bộ, đảng viên phải là những người đi đầu hưởng ứng. Cách làm này khá hiệu quả, mà theo chúng tôi các địa phương khác nên vào cuộc tương tự” – ông Quang khẳng định.
Cũng theo ông Quang, Hưng Yên đang đẩy mạnh nhân rộng, phổ biến các mô hình, chuỗi chăn nuôi lợn ATSH, hướng tới xây dựng các vùng chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh. Để đẩy nhanh được việc áp dụng chăn nuôi ATSH, tỉnh kiến nghị cần có cơ chế pháp lý cần thiết để xử lý, từng bước hạn chế các cơ sở chăn nuôi không đảm bảo ATSH, an toàn dịch bệnh.
Cùng với Hưng Yên, tỉnh Quảng Ninh cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong công tác phòng chống DTLCP.
Ông Đặng Huy Hậu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, đến thời điểm này, số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy đã chiếm 36% tổng đàn lợn của tỉnh. “Tới giờ phút này, quỹ dự phòng đã chi hết sạch, bắt đầu phải cân não xem lấy nguồn ở đâu để chi tiền hỗ trợ!” – ông Hậu nói.
Video đang HOT
Theo ông Hậu, trước tình hình phức tạp của DTLCP, có rất nhiều khâu trong phòng chống dịch cần phải xem xét lại. Bộ NNPTNT phải chỉ đạo khẩn trương điều chỉnh phương thức chăn nuôi tại các địa phương. Nếu cứ giữ mô hình hộ nuôi nhỏ lẻ đan xen trong khu dân cư thì dịch vẫn tiếp tục xảy ra, lúc nào chúng ta cũng phải chạy theo chống dịch.
“Bên cạnh đó, vấn đề giết mổ cũng cần phải kiểm soát mạnh hơn, nếu không, cho dù khâu chăn nuôi đảm bảo vệ sinh thì nguồn lây lan dịch vẫn hiển hiện. Ngoài ra, cần kiểm tra lại khâu chôn lấp xử lý lợn dịch. Chẳng hạn như Hà Nam, địa hình thấp hơn mặt nước biển mà lại đem chôn thì dịch cứ thế mà loang ra theo nguồn nước…” – ông Hậu nói thêm.
Hỗ trợ đồng đều hơn
Được biết, đến nay, tỉnh Hải Dương đã cấp hơn 258 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách và nguồn cải cách tiền lương để hỗ trợ các huyện, thành phố bị thiệt hại do bệnh DTLCP.
Người chăn nuôi lợn ở Ninh Bình và nhiều địa phương khác lâm cảnh trắng tay sau “bão” dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Hải Đăng
Ông Nguyễn Văn Định – nông dân ở huyện Thanh Hà (Hải Dương) cho biết, huyện có lượng lợn bị dịch tả phải tiêu hủy lớn và trong quá trình kiểm kê, hỗ trợ, đa số người dân đều đồng thuận nhưng cũng có nhiều người thắc mắc khi thấy hỗ trợ không đồng đều.
“Những hộ có lợn mắc bệnh bị tiêu hủy về sau được hỗ trợ thấp hơn. Cách tính mức hỗ trợ theo đầu lợn tiêu hủy cho lực lượng dập dịch cũng chưa phù hợp. Nhiều con lợn to, khó vận chuyển và tiêu hủy, phải thuê máy móc, thuê nhiều người nên chi phí lớn” – ông Định nói.
“Để chăn nuôi lợn an toàn trước dịch bệnh và có đầu ra ổn định, tôi đề nghị tỉnh thời gian tới cần quy hoạch lại vùng chăn nuôi tập trung để có thể áp dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong chăn nuôi, tăng sản lượng, chất lượng phục vụ thị trường khó tính” – ông Định đề xuất.
Cùng quan điểm, Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang (Hải Dương) – ông Nguyễn Tiến Tầng đề nghị UBND tỉnh cần có chính sách hỗ trợ phù hợp vì những hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do DTLCP thời gian sau thậm chí còn thiệt hại hơn vì phải mất thêm chi phí nuôi, phòng chống dịch.
“Tỉnh cần đánh giá rõ hơn nữa về ảnh hưởng của DTLCP đối với sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm. Qua đợt dịch bệnh này, công tác phòng dịch cần phải được đặt lên hàng đầu, nhằm hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi” – ông Tầng nhấn mạnh.
Ông Vũ Văn Hoạt – Chi Cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hải Dương cho hay: Bệnh DTLCP đã được khống chế nhưng chưa thể ngăn chặn do chưa có thuốc đặc trị; việc sản xuất vaccine phòng bệnh mới chỉ thành công ở khâu thử nghiệm. Việc loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh DTLCP rất khó. Sau đợt dịch này, người chăn nuôi nhỏ lẻ cần đầu tư chuyển sang chăn nuôi quy mô lớn, hiện đại và khép kín. Chủ các trang trại phải áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi ATSH, bỏ thói quen tận dụng thức ăn thừa.
“Bệnh DTLCP rất có thể sẽ bùng phát mạnh trở lại nếu người dân và cơ quan chức năng lơ là trong phòng chống” – ông Hoạt cảnh báo.
Theo Danviet
Dịch tả giết 3,3 triệu lợn, nhiều nơi hết tiền hỗ trợ dân
Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 62 tỉnh thành với hơn 3,3 triệu con lợn phải tiêu hủy.
Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
Sáng 11/7, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp tổng thể phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trong bối cảnh virus nguy hiểm này đã xuất hiện tại 62 tỉnh thành với hơn 3,3 triệu con lợn phải tiêu hủy. Nhiều tỉnh không còn tiền chi hỗ trợ dân...
Càng dập càng lan?
Sau 160 ngày tràn vào Việt Nam, tới nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 5.422 xã thuộc 513 huyện của 62 tỉnh, thành phố với tổng số lợn bị tiêu huỷ lên tới trên 3,3 triệu con. Trong đó, có 4.560 xã thuộc 513 huyện của 62 tỉnh, thành phố chưa qua 30 ngày; có 854 xã thuộc 226 huyện của 40 tỉnh đã qua 30 ngày; có 116 xã thuộc 73 huyện của 23 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh. Như vậy, cả nước hiện nay chỉ còn duy nhất tỉnh Ninh Thuận chưa có bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Lý giải tình hình trên, đại diện Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho biết, ngoài nguyên nhân virus dịch tả lợn châu Phi nguy hiểm, đường lây truyền đa dạng, khó kiểm soát... thì việc chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, mật độ rất cao, khó thực hiện các biện pháp an toàn sinh học cũng làm lây lan dịch. Bên cạnh đó, những yếu kém trong công tác phòng chống dịch tại các địa phương cũng chính là tác nhân khiến dịch bùng phát nhanh. "Công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật chưa đúng với quy định, không thực hiện kiểm dịch tại nơi xuất phát, không kiểm soát chặt chẽ dẫn đến chủ phương tiện vận chuyển tự phá hủy niêm phong, bán lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh trong quá trình vận chuyển", vị đại diện thừa nhận.
Ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã phải thốt lên "Không hiểu sao càng dập dịch càng lan rộng?". Theo đó, số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy tại Quảng Ninh đã chiếm 36% tổng đàn lợn của tỉnh. "Tại cuộc họp đầu tiên khi dịch mới vào, những địa phương có điều kiện như Hà Nội, Quảng Ninh anh em tôi vẫn bảo nhau không có gì ghê gớm lắm, nhưng tới giờ phút này, quỹ dự phòng đã chi hết sạch, bắt đầu phải cân não xem lấy nguồn ở đâu để chi tiền hỗ trợ!".
Tương tự, ông Nguyễn Minh Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh đã cạn kiệt. "Nguồn kinh phí dự phòng của tỉnh chỉ có 180 tỷ đồng trong khi số thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi tới thời điểm hiện tại đã lên tới 600 tỷ đồng", ông Quang thông tin.
Cách nào giảm thiệt hại mức thấp nhất?
Ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng có rất nhiều khâu trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi phải xem xét lại. "Bộ NN&PTNT phải chỉ đạo khẩn trương điều chỉnh phương thức chăn nuôi tại các địa phương. Nếu cứ giữ mô hình hộ nhỏ lẻ đan xen trong khu dân cư thì dịch vẫn tiếp tục xảy ra, lúc nào chúng ta cũng phải chạy theo chống dịch", ông Hậu nói và nhấn mạnh: "Vấn đề giết mổ cũng cần phải kiểm soát mạnh hơn, nếu không, cho dù khâu chăn nuôi đảm bảo vệ sinh thì nguồn lây lan dịch vẫn hiển hiện. Ngoài ra, cần kiểm tra lại khâu chôn lấp xử lý dịch bệnh. Chẳng hạn như Hà Nam, địa hình thấp hơn mặt nước biển mà lại đem chôn thì dịch cứ thế mà loang ra theo nguồn nước. Không chỉ cần lực lượng chuyên trách xử lý lợn dịch mà còn cần vật dụng và phương tiện chuyên trách. Không thể nay dùng xe chở lợn bệnh đi chôn mai lại dùng để chở hàng hóa khác".
Đồng tình với nhận định trên, ông Nguyễn Minh Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng, thời gian tới, ngoại trừ những cơ sở bảo đảm an toàn sinh học, các địa phương không nên để phát sinh chăn nuôi mới hoặc tái đàn trong các khu dân cư. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng cần có hình thức xử lý các hộ chăn nuôi quy mô lớn không đảm bảo điều kiện vệ sinh.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định: "Chưa có dịch nào gây ra tác hại lớn, gây khó khăn vất vả trong quá trình ứng phó như dịch bệnh này. Chúng ta cố gắng rất nhiều, nhưng điều kiện ở nhiều nơi có lúc chưa đảm bảo. Có những tỉnh thiệt hại nhiều đến mức toàn bộ ngân sách dự trữ cũng không đáp ứng được một phần; có những việc không lường trước được...".
Ông Cường cho rằng: "Con số thiệt hại rất lớn, khoảng 10% tổng đàn lợn. Chúng ta phải xác định sống chung với dịch không còn đường nào khác, để tính nước tiếp tục phát triển. Để đảm bảo hạn chế mức độ thiệt hại thấp nhất, cần phải thực hiện biện pháp an toàn sinh học ở mức cao nhất ở cả hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lẫn quy mô lớn. Thực tiễn chứng minh nếu làm tốt an toàn sinh học thì virus không thể thâm nhập vào cơ thể lợn. Ngoài ra cũng phải thực hiện các nhóm giải pháp căn cơ khác như nhanh chóng cho ra vaccine, sử dụng các chế phẩm sinh học tăng cường công tác phòng dịch...".
Tuyết Trịnh
Theo Baogiaothong
Dịch tả lợn châu Phi lan ra 10/10 huyện, Hưng Yên chỉnh phòng dịch Cho đến thời điểm này, dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 10/10 huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên. Trước diễn biến phức tạp của bệnh, tỉnh đã tăng mức hỗ trợ tiêu hủy lợn bệnh đồng thời yêu cầu các địa phương khắc phục tình trạng thờ ơ trong chống dịch. Theo báo cáo của Chi cục Thú y Hưng...