‘Chân đất mắt toét’ mơ làm nghị viên
Tài xế xe ôm, thợ sửa giày, bảo vệ bãi xe… là một số ứng viên khá nổi trong cuộc bầu cử cơ quan lập pháp các cấp ở Indonesia vào ngày 9.4 tới.
Sulaiman đang chờ khách với chiếc xe gắn máy dán thông điệp tranh cử của anh – Ảnh: Straits Times
Một ngày đẹp trời, ông Agus Dertha, 45 tuổi, ở thị trấn Bekasi tỉnh Tây Java, Indonesia, bất ngờ thấy chàng hàng xóm lái xe ôm Sulaiman, 37 tuổi, xuất hiện rần rần trên truyền hình quốc gia.
Sulaiman đang nói về dự định cải thiện cái thị trấn Bekasi của mình nếu trúng cử vào cơ quan lập pháp địa phương.
Thì ra, chàng sinh viên luật lưu ban ngày xưa nay đang khao khát trở thành ông nghị.
Cơ duyên khiến anh tài xế xe ôm dính líu vào chính trị đến cách đây 2 năm. Khi đó, Sulaiman chỉ đi treo băng-rôn giùm một ứng viên địa phương tranh cử ghế thị trưởng.
Không lâu sau đó, đảng Ngôi sao và Lưỡi liềm – một đảng Hồi giáo không mấy ai biết tên trong số không dưới 46 đảng chính trị trên toàn quần đảo Indonesia rộng gần 2 triệu km2 với dân số 250 triệu người – vận động người đàn ông 1 vợ 2 con này tham gia ứng cử.
Các đảng lớn đang ra sức vận động cho cuộc tổng tuyển cử ngày 9.4 với đội ngũ ủng hộ viên hùng hậu – Ảnh: Antara
Tranh cử kiểu “con nhà nghèo”
Video đang HOT
Với thu nhập khoảng 50.000 – 100.000 rupiah (90.000 – 180.000 đồng)/ngày, trừ tiền xăng và ăn vặt khoảng 15.000 rupiah, lại nuôi 4 miệng ăn, gia đình Sulaiman chỉ có thể chui ra chui vào trong căn nhà 3m x 6m.
Vậy nên, tổ chức những buổi vận động tranh cử đình đám là chuyện không tưởng đối với Sulaiman.
Sulaiman cho biết, toàn bộ “ngân sách tranh cử” của anh là 200.000 rupiah, đủ in 1.000 miếng dán kích thước to hơn bàn tay một chút.
Một thành viên lão thành trong đảng Ngôi sao và Lưỡi liềm cũng chi thêm cho Sulaiman 3.000 miếng dán nữa, anh cho biết.
Ngoài một số miếng được dán vào chiếc xe gắn máy làm sinh kế, Sulaiman phát những mẫu giấy mang huy hiệu của đảng và vài câu slogan ngắn ngủi này cho những hành khách đi xe ôm.
Nghèo cũng là một lợi thế! Tuy “thiếu kinh nghiệm chính trường”, nhưng sự chân thực của anh chàng lái xe ôm hay chị bán báo dạo lại là thứ mà người dân Indonesia đang cần ở những người giữ trọng trách “đầy tớ của dân”. Bởi, “kinh nghiệm hay không không quan trọng, điều quan trọng là những ứng viên lần đầu này biết rõ điều gì họ cần làm nếu trúng cử”, một người nhận xét. “Nhiều người cũng tin rằng những ứng viên không học cao quá thường ít có xu hướng nghĩ ra những cách khôn ngoan để tham nhũng”, ông Abdur Rozaki từ Viện nghiên cứu phân quyền phát biểu tại một diễn đàn ở thủ đô Jakarta hôm 19.3. Ngoài ra, cử tri cũng tin rằng do không phải chi nhiều cho việc vận động tranh cử, những ứng viên “chân đất mắt toét” sẽ không bị thôi thúc bởi nhu cầu phải “thu hồi vốn” sau khi nắm được chiếc ghế quyền lực. “Những ứng viên chi tiền vận động tranh cử nhiều quá có thể sẽ bị thôi thúc phải thu hồi ‘vốn đầu tư’ bằng những hành động tham nhũng”, tiến sĩ Teguh Dartanto từ Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội thuộc Đại học Indonesia nhận định.
Những hành khách đi xe ôm hầu hết cũng giống anh, ở trong những căn nhà chừng 3m x 6m.
“Đây là cách duy nhất tôi có thể tự giới thiệu về mình. Không có gì khác. Tôi đâu có tiền để mua bảng biển cho hoành tráng”, Sulaiman nói.
May sao, hình ảnh một ứng viên chạy xe ôm lại khiến báo chí tò mò lẫn phấn khích.
Đã có 5 cơ quan báo chí và truyền hình phỏng vấn Ulaiman.
“Tôi làm gì có tiền để tổ chức chiến dịch vận động tranh cử cho mình. Sự chú ý của truyền thông quả là ân phúc của Thượng đế. Đó là một chiến dịch vận động miễn phí”, anh hồ hởi chia sẻ với báo Straits Times.
“Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
Không chỉ chú ý đến Sulaiman, báo chí xứ vạn đảo cũng phát hiện một loạt những công dân “chân đất mắt toét” “rũ bùn” đi làm chính trị, ở nơi này hay nơi khác.
Đó là người thợ sửa giày Hartoyo Jabarudin, 40 tuổi, ở thị trấn Denpasar trên hòn đảo du lịch giàu có Bali.
So với Sulaiman, ông Hartoyo – thành viên đảng Công lý và Thịnh vượng (PKS) thuộc hàng có số má trên chính trường Indonesia – có kiểu vận động tranh cử còn “độc” hơn.
Ông in tên và thông điệp tranh cử của mình lên các hóa đơn tính tiền trao cho khách, những người thường trả ông từ 20.000 – 80.000 rupiah để chỉnh trang đôi giày tươm tất hơn.
Một người khác của ông Hartoyo trong đảng PKS là thợ vá vỏ xe Raska cũng “hiên ngang” ứng cử ở huyện Subang, tỉnh Tây Java, kế cận thủ đô Jakarta.
Còn ở tỉnh Đông Java, chị bán báo Suratin, thành viên đảng Dân chủ quốc gia mới thành lập, cũng kì vọng những người mua báo sẽ ủng hộ cho chị một ghế trong hội đồng lập pháp huyện Banyuwangi.
Trong khi đó, anh bảo vệ bãi xe Heri Santoso, 45 tuổi, thành viên đảng Thống nhất và Công lý Indonesia, có niềm tin rằng cái gốc bình bân của mình có thể lấy đủ phiếu của những người bình dân như anh cho một chiếc ghế tại huyện Jember.
“Tôi là một người bình dân, tôi hiểu chính xác mỗi một ngày nỗi nhọc nhằn để có được thức ăn trên bàn và những nhu cầu khác”, Heri nói.
Bởi vậy, nếu trở thành ông nghị, “tôi sẽ đảm bảo tiền nhà nước được rót vào đúng những chương trình xã hội để giúp đỡ người nghèo”, Heri nói về “cương lĩnh tranh cử” của mình.
Còn anh Sulaiman chạy xe ôm thì có nguyện vọng cung cấp chương trình giáo dục và y tế hoàn toàn miễn phí cho người nghèo ở huyện Bekasi.
“Được lắm! Cái mà anh chàng này còn thiếu chỉ là kinh nghiệm chính trường”, ông Agus nhận xét về người hàng xóm lái xe ôm.
“Anh ta chẳng có mưu đồ bí ẩn gì cả. Anh ta quá chân thực so với những ông bà nghị khác. Nhưng anh ta làm việc rất chăm chỉ”, ông nói thêm.
Được biết, trong số 20.389 ghế sẽ được bầu từ trung ương đến địa phương trong cuộc tổng tuyển sắp tới, có 2.137 ghế cấp tỉnh và 17.560 cấp quận huyện.
Theo TNO
Vụ án chưa có tiền lệ
Singapore hôm 14.3 rút lại các cáo trạng chống cô giáo người Malaysia có hành vi lách qua cửa khẩu và xâm nhập bất hợp pháp trụ sở Bộ Ngoại giao đảo quốc này do "bị tâm thần".
Cô giáo Nurul Rohana Ishak - Ảnh: The Star
Hành động có phần kỳ quặc của cô giáo Nurul Rohana Ishak, 27 tuổi, xảy ra hôm 17.1.2014. Nurul lái xe từ Malaysia theo đường cầu Causeway nối với phía bắc đảo sư tử để vào Singapore. Tại cửa khẩu Woodlands, thay vì dừng lại và đưa giấy tờ cho nhân viên xuất nhập cảnh kiểm tra đóng dấu, nhân lúc thanh chắn mở lên cho xe trước đi qua, Nurul nối đuôi phóng đi luôn. Khi bị tuýt còi, cô lách vật chắn trước mặt, vốn là chỉ dấu dừng lại để nhân viên an ninh kiểm tra xe và số người đi trên xe, và phóng thục mạng. Trong lúc cuộc truy lùng đến ngày thứ ba chưa có kết quả, thì bỗng dưng vào ngày 20.1, Nurul lái xe xông thẳng vào trụ sở Bộ Ngoại giao Singapore ở gần khu Orchard. Cô bị bắt, bị buộc tội tại tòa án và bị đưa về Viện Thần kinh quốc gia để giám định sức khỏe tâm thần.
Sự cố xảy ra có phần do nhân viên cửa khẩu lơi lỏng khiến Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Singapore Teo Chee Hean "hết sức thất vọng". Và hành vi của Nurul được xếp vào nhóm "vi phạm hình sự nghiêm trọng" với 3 tội danh: tội không trình hộ chiếu cho nhân viên xuất nhập cảnh có mức án tối đa tù 6 tháng và phạt 1.000 SGD (17 triệu đồng); tội không dừng xe để kiểm tra với 6 tháng tù giam và phạt 2.000 SGD; và tội xâm nhập công sở trái phép có mức án 3 tháng tù giam và tiền phạt. Tòa án cho phép cô này được tại ngoại với tiền thế chân 15.000 SGD. Nhưng do gia đình không có tiền, Nurul bị đưa về nhà tù nữ Changi. Trong thời gian bị giam, cô gái độc thân không chịu tiếp xúc với ai, thậm chí cha mẹ cô khăn gói qua thăm.
Nhưng tại phiên tòa hôm 14.3, văn phòng công tố quyết định rút lại toàn bộ các cáo buộc chống Nurul "sau khi xem xét kỹ báo cáo chứng nhận bệnh tâm thần và các yếu tố liên quan". Công tố viên Dwayne Lum cho hay kết quả giám định tâm thần ngày 21.2 cho thấy Nurul bị bệnh tâm thần phân liệt. Chưa hết, cô này còn bị chứng ảo giác âm thanh. Vào các thời điểm vi phạm, Nurul có ảo giác mình đang bị căm ghét.
Tuy vậy, do tính chất nghiêm trọng của hành vi, việc tha bổng này không đồng nghĩa là Nurul vô tội, công tố viên cho biết. Cảnh sát đã ra một bản cảnh cáo kèm điều kiện là Nurul không được phép tái phạm hành vi tương tự trong vòng 12 tháng, bằng không các tội danh cũ sẽ được đem ra xử lại. Nurul chấp nhận điều kiện và được đưa về Malaysia ngay trong ngày 14.3. Đây là một vụ án chưa có tiền lệ trong lịch sử tư pháp Singapore.
Theo VNE
Con gái Pol Pot sắp lấy chồng Cô con gái duy nhất của người cầm đầu Khmer đỏ sẽ lên xe hoa vào ngày 16.3 năm nay với chàng trai đồng hương cùng du học ở Malaysia, báo Cambodia Daily đưa tin. Một bức ảnh hiếm hoi của Sar Patchata cùng với mẹ năm 14 tuổi - Ảnh: AFP Tờ báo này hôm 12.3 trích thiệp mời cưới cho biết...