Chân dài sinh viên đắt khách dịp Tết
Áp Tết, các doanh nghiệp vào mùa quảng bá thương hiệu, đây cũng là dịp cho các SV chân dài kiếm thêm thu nhập.
Đắt “sô”
PG (Promotion Girl) tạm gọi là quảng cáo sản phẩm cho các doanh nghiệp. Công việc này dành riêng cho các bạn gái. Họ đứng giới thiệu và tiếp thị mặt hàng.
Lan (SV năm 3 ĐH Điện lực) cho biết tranh thủ tháng cuối năm em làm thêm, kiếm tiền trang trải cho tết. Qua người bạn cùng xóm trọ, cô được giới thiệu để đi tiếp thị cho hãng một hãng cafe. Có ngoại hình ưa nhìn, cao gần 1m70 nên Thảo được ưu tiên hơn so với các nhân viên khác.
Lương PG của Lan được tính theo ca, mỗi ca từ 4 -5 tiếng được 400.000 đồng. Công việc bận rộn nhưng tương đối ổn định. Tiếp thị rượu bia có những hôm khách hàng đông và cần nhiều địa điểm, sẽ được chia ca “gãy”: sáng 3 tiếng, chiều 3 tiếng. Những hôm như vậy sẽ được trả tăng thêm tiền.
Quảng cáo cho các hãng mứt, bánh kẹo ngày tết cũng khá mặc dù vất vả hơn. Càng về giáp tết, chương trình càng phải chạy nhiều.
Kim (SV năm thứ 2, Trường ĐH Hòa Bình) cũng theo chị họ để làm PG cho hãng mứt tết Hữu Nghị, Kinh Đô ở siêu thị Big C, Metro… Lương của Kim được trẻ theo ca, làm xong sẽ được trả tiền ngay. Vì thế mà cô bạn đã quen với việc chạy “sô” từ siêu thị này đến siêu thị khác.
“Tết này gom góp mấy tuần cuối năm làm PG cũng được gần 3 triệu…”- Kim tiết lộ.
Video đang HOT
Công việc PG với lương cao lại có thể làm thêm ngoài giờ nên khá hấp dẫn với nhiều bạn nữ SV có ngoại hình tốt đặc biệt là dịp tết (Ảnh minh họa)
Cạm bẫy rình rập
Do môi trường làm việc khá phức tạp, đa số những PG cho các hãng rượu phải đứng ngoài đường thậm chí vào những quán bar hoặc karaoke nên các “SV chân dài” có nguy cơ bị trêu ghẹo, quấy rối.
Trang (ĐH Văn hóa Hà Nội) vẫn còn nguyên nét mặt sợ hãi vì tuần trước bị sàm sỡ khi tiếp thị sản phẩm cho hãng thuốc lá. Bạn kể: “Miệng hắn hỏi em giá cả tút thuốc là bao nhiêu nhưng tay hắn chạm nhẹ vào ngực làm em hốt hoảng. Sợ thì sợ nhưng vẫn phải tươi cười, nói nhẹ nhàng với khách”.
Trang còn cho biết dịp Tết, lượng khách hàng thường là đàn ông nên trường hợp bị gạ gẫm dễ gặp phải. Khi tiếp thị rượu, khách hàng thường lôi kéo và bắt ép uống cùng.
Có những lần cô từ chối khéo không uống, ông khách quay ngoắt to tiếng: “Cần gọi quản lý đuổi việc không? Phục vụ khách hàng thế à?”.
Một số sinh viên nữ không chịu được môi trường làm việc của nghề này nên làm được 4,5 ngày là xin thôi.
Nữ SV làm tiếp thị cho một nhãn hàng trà. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Thảo (SV Trường CĐ Cộng đồng Hà Nội) cũng thút thít kể chuyện bị bạn trai bỏ từ khi tham gia vào PG cho hãng rượu tết: “Anh ý không cho phép em làm công việc này, mấy lần đến đón em nhìn mấy gã đang đùa cợt em nên đã giận rỗi và đòi chia tay”.
Nga (SV năm 1, Học viện Ngân hàng) cũng thử sức với vai trò làm PG cho hãng rượu Sake. Đội cô đứng tiếp thị ở trước một quán karaoke ở đường Trần Duy Hưng. Nga xinh xắn, cao, ngoại hình ưa nhìn dễ lọt vào tầm ngắm của người quản lý.
Mới vào nghề, còn nhiều bỡ ngỡ, quản lý lấy cớ muốn chia sẻ kinh nghiệm riêng với Nga nên hẹn ra quán cà phê sau khi tan ca. Nhưng sau khi nói chuyện, người quản lý dỗ ngon ngọt cô với nội dung: “Nếu làm bạn gái anh thì em không phải lo gì về doanh thu cuối tháng, mọi thứ đều được ưu tiên”.
Hắn còn gạ gẫm Nga “quan hệ” ngay từ lần hẹn đầu tiên ấy. Biết được ý đồ của tên yêu râu xanh đã có gia đình, Nga một mực từ chối và bỏ về. Sau hôm đó, cô cũng quyết định xin nghỉ để chuẩn bị về ăn tết với gia đình…
Ngược lại, với những người bản lĩnh, nghề PG sẽ mang lại cho họ nhiều trải nghiệm thú vị.
Nga, một PG có kinh nghiệm chia sẻ: “Công việc này sẽ phải chấp nhận đối mặt với không ít cám dỗ, rủi ro. Điều quan trọng mỗi người cần đủ bản lĩnh, đủ khéo léo để chối từ mọi sự lôi kéo, gạ gẫm không trong sáng của khách hàng”.
Theo Nguyễn Linh – Phong Đăng (Vietnamnet)
Nhọc nhằn sinh viên kiếm tiền ngày Tết
Mặc dù kì nghỉ Tết dương lịch năm nay kéo dài đến 4 ngày, một cơ hội tốt cho các bạn sinh viên tỉnh lẻ về quê ăn tết, nhưng vì rất nhiều lí do, không ít bạn đã chọn cách ở lại Hà Nội kiếm thêm chút tiền.
Hi sinh kì nghỉ kiếm tiền cho mẹ chữa bệnh
Công việc những ngày lễ Tết chủ yếu là những công việc mùa vụ, làm theo ngày như bán hàng Tết, làm PG (nhân viên quảng cáo, tiếp thị...), làm thêm tại các sự kiện cưới hỏi, làm bảo vệ, làm công việc quét dọn nhà cửa.
Trần Phan Mỹ Linh, sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Công Đoàn cho biết, do nhà xa, mẹ lại đang bị bệnh, nghe nói kiếm việc làm thêm mùa Tết tương đối dễ lại có thu nhập cao nên Linh quyết định ở lại Hà Nội kiếm thêm chút ít tiền để Tết Nguyên Đán tới đây gửi về cho mẹ chữa bệnh và sắm Tết.
Một bạn sinh viên đang giới thiệu sản phẩm mới cho khách hàng tại các quán cafe sáng 30/12/2012.
Sở hữu một chiều cao khá lí tưởng, với gương mặt ưa nhìn, Linh nhanh chóng tìm được việc làm thêm là làm PG bưng tráp cho đám hỏi. Mỗi ca khoảng 2 tiếng, Linh được trả 150.000 đồng.
Tuy nhiên, cảnh ở lại phòng trọ một mình trong khi bạn bè về quê ăn Tết hết khiến cho Linh không khỏi chạnh lòng, Linh chia sẻ: "Trong khi bạn bè mình về quê bên gia đình hết thì hôm qua em phải đi bê tráp cho đám hỏi ở Trương Định từ 6h sáng. Mặc dù kiếm được thêm chút tiền nhưng em rất nhớ nhà và thấy tủi thân lắm".
Cùng chung hoàn cảnh xa nhà ngày Tết, Lê Thị Ngọc Huyền, sinh viên năm thứ 2 Trường ĐH Mỹ Thuật Hà Nội quê ở tận Đông Hà - Quảng Trị, do nhà xa nên cũng không có đủ tiền về quê dịp tết dương lịch này. Huyền ngậm ngùi: "Bạn cùng phòng em đã về từ hôm thứ 5, còn mỗi mình em ở lại. Nhà em hơn 600 cây số mỗi lần đi về mất cả tiền triệu, nên em không dám về. Ở lại phòng một mình cũng buồn chán nên có bạn rủ em đi bán lịch thuê tại đường Đại La".
Công việc những ngày Tết thực sự bận rộn, Huyền phải làm luôn chân, luôn tay từ 8h sáng đến tận 19h chiều, mà Huyền chỉ được trả 150.000 đồng.
Huyền chia sẻ: "Những ngày cuối năm, lịch bán rất vất vả, cửa hàng lại có mỗi mình em làm chính, chị chủ thì chỉ đạo thôi. Em cũng chưa đi làm thêm bao giờ, nên thấy rất cực. Nhưng nếu không đi làm thì chẳng có được 150.000 đồng, lại mất cả tiền ăn uống nữa".
Sau một ngày làm việc vất vả, Huyền vẫn vui vẻ cho biết: Nếu công việc suôn sẻ, Huyền sẽ được làm thêm dài hạn đến tận tết Âm lịch. Tính ra đến khi về quê, cô sinh viên Mỹ thuật cũng kiếm được 3,4 triệu đồng.
Công việc vất vả lại nhiều rủi ro
Nhiều bạn không phải do nhà xa, cũng không hẳn do hoàn cảnh quá khó khăn nhưng vẫn lựa chọn việc ở lại thủ đô, vì cơ hội kiếm tiềm vào những ngày này dễ dàng hơn rất nhiều so với ngày thường.
Bạn sinh viên này luôn tay với công việc bưng bê tại một quán ăn.
Nguyễn Bạch Trà, sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân quyết định không về quê mà lên mạng đến tìm kiếm việc làm thêm. Và thấy việc đi làm giúp việc nhà theo giờ khá phù hợp, Trà đã nhận lời dọn nhà cho một chị ở Láng Hạ.
Nhưng ngày đầu tiên đi làm của Trà không được tốt đẹp. Mặc dù mất gần một ngày lau dọn 4 tầng nhà, nhưng khi xong việc, chị chủ nhà lại quỵt của Trà mất 50.000 đồng.
Trà bức xúc: "Theo thỏa thuận ban đầu em lau nhà cho chị ta là 4 tiếng được 150.000 đồng. Thế mà chị ta bắt em làm đến tận hơn 5 tiếng đồng hồ. Khi xong chị ta còn bảo em làm chưa sạch nên chỉ trả em có 100.000 đồng".
Để công việc dọn nhà được hiệu quả nhanh chóng và tránh bị chủ chơi xấu, Trà đã rủ hai bạn cùng lớp làm thành một đội "không chuyên". Bất kể có nhà nào gọi lau nhà nhóm của Trà cũng nhận làm. Trà chia sẻ: "Bọn em làm việc theo nhóm hiệu quả hẳn lại không sợ nhà chủ bắt nạt. Gần tết thế này nhu cầu lau dọn nhà tương đối cao, nên bọn em cũng đã có được vài hợp đồng rồi. Nhưng việc này vất vả và tốn nhiều thời gian lắm, một ngày làm cật lực lại bị chủ nhà soi mói, mỗi đứa em cũng chỉ được trong khoảng 150.000 đồng đến 200.000 đồng thôi".
Còn các bạn nam sinh viên thường chọn công việc chạy bàn, bảo vệ, hay bán hàng Tết. Những ngày tết nhu cầu mua sắm, ăn uống của người dân đều rất cao nên các bạn sinh viên đều bị nhà chủ vắt kiệt sức với đồng lương ít ỏi.
Nguyễn Tuấn Nguyên sinh viên trường ĐH Hà Nội may mắn tìm được việc chạy bàn cho quán nhậu trên đường Nguyễn Trãi với giá 120.000/ca 5 tiếng. Nguyên dự định sẽ làm thêm cho đến tận Tết Âm lịch. Tuy nhiên việc chạy bàn những ngày lễ tết thực sự làm một nỗi vất vả lớn.
"Hôm thứ 6, thứ 7, quán em làm thêm không còn thừa một ghế trống. Cả quán có đến 5 người phục vụ bàn mà vẫn phải mướt mải mồ hôi. Đến tận 23h đêm mới vãn khách, gần 23h30 em mới được nghỉ. Chắc em cũng chỉ làm được mấy hôm tết dương lịch rồi báo nghỉ chứ thế này thì không còn chút sức lực nào để học bài nữa." - Nguyên tâm sự.
Việc tranh thủ kiếm tiền trong những ngày lễ tết đã nhọc nhằn lại lắm rủi ro khiến các bạn sinh viên tủi thân và dễ bỏ cuộc giữa chừng. Vì vậy nhiều bạn sinh viên đã phải đầu hàng với dự định kiếm tiền trong những ngày lễ, tết và đành "thắt lưng buộc bụng" dồn tiền để đáp xe về quê ngay hôm sau.
Theo VnMedia
Cảm phục cậu sinh viên mồ côi nuôi em bại não Năm Trần Ngọc Sang học lớp 10, mẹ em mất vì bạo bệnh. Chưa nguôi ngoai nỗi đau, đến năm Sang học lớp 12 thì cha em cũng qua đời. Từ đó, một buổi đi học, một buổi Sang đi làm thêm, trang trải việc học và nuôi đứa em bị bệnh bại não từ nhỏ. Hiện Trần Ngọc Sang (quê ở xã...