‘Chân dài’ phục vụ khách Tây giá 100 USD ở Sài Gòn
Các nhà hàng, quán bar ở quận 1, TP HCM, thường xuyên đổi đào cho nhau để thu hút khách Tây đến uống bia, rượu và mua dâm với giá 100 USD mỗi lần.
Rạng sáng 15/10, hơn 100 trinh sát thuộc Đội 5 Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội (PC45) phối hợp cùng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) Công an TP HCM bất ngờ kiểm tra khách sạn số 6A đường Thi Sách, phường Bến Nghé (quận 1) phát hiện hai cặp nam nữ đang hành lạc. Khách mua dâm là người nước ngoài.
Những người môi giới bị bắt. Ảnh: C.A
Cùng lúc, các mũi trinh sát khác cũng đồng loạt kiểm tra 3 nhà hàng ở trung tâm Sài Gòn là Hai Chị Em, Sino Bar (đường Đông Du) và Nhịp Điệu (đường Thi Sách). Có tổng cộng 34 người bị tạm giữ cùng nhiều sổ sách ghi chép được cho là liên quan đến việc mua bán dâm.
Tại cơ quan điều tra, chủ nhà hàng Sinobar là Nguyễn Thị Ngọc Loan (38 tuổi) và Nguyễn Thị Nguyệt Loan (33 tuổi) thừa nhận để nhân viên bán dâm, đặc biệt chỉ phục vụ khách nước ngoài với giá khoảng 100 USD.
Nhà hàng này kinh doanh bi-a, bia và rượu. Mở cửa từ đầu giờ chiều đến 3h sáng hôm, Sinobar luôn có gần chục “chân dài” phục vụ. Các tiếp viên nữ muốn vào làm việc phải có ngoại hình, biết ngoại ngữ và đặc biệt phải chịu “đi khách”. Các cô gái không nhận lương, thu nhập chủ yếu từ tiền bo và bán dâm.
Nếu khách muốn “vui vẻ”, tiếp viên phải xin phép chủ và buộc họ phải đưa trước phí môi giới 400-600 nghìn đồng. “Ông nào không đồng ý đưa tiền thì phải uống 7 ly rượu với giá mỗi ly 70.000 đồng. Có uống hết hay không cũng phải trả tiền đủ thì mới được dắt tiếp viên đi”, một nữ tiếp viên cho biết.
Video đang HOT
Để đảm bảo các tiếp viên không “làm ăn” riêng, bảo vệ Nguyễn Thành Tuân (36 tuổi) được giao nhiệm vụ bảo kê, cảnh giới. Sau khi trừ hết các chi phí, Ngọc Loan và Nguyệt Loan mỗi người kiếm được hơn 30 triệu đồng một tháng.
Nhiều nữ tiếp viên bị tạm giữ lấy lời khai. Ảnh: C.A
Ngoài ra, hai người phụ nữ này còn hùn vốn với Nguyễn Thị Kim (35 tuổi), Nguyễn Thanh Hiền (36 tuổi) để mở nhà hàng Nhịp Điệu. Nơi đây cũng áp dụng luật “chỉ phục vụ người nước ngoài”. Các nhà hàng do Loan điều hành thường xuyên trao đổi tiếp viên để thu hút khách. Cơ sở này mỗi tháng đem lại doanh thu từ 30 đến 50 triệu cho mỗi cổ đông hùn vốn.
Cùng hoạt động theo phương thức như hai nhà hàng này, quán bar Hai Chị Em do Phạm Thị Hoa (33 tuổi) làm chủ cũng buộc các tiếp viên khi bán dâm cho khách nước ngoài phải đưa 600.000 đồng tiền môi giới khi đi khách với giá 100 USD.
Trước đó, phát hiện đường dây bán dâm hạng sang cho người nước ngoài hoạt động ở khu vực trung tâm thành phố, Ban giám đốc Công an TP HCM đã lên chuyên án triệt phá và giao cho Đội 5 làm chủ công.
Cảnh sát đang mở rộng điều tra về đường dây này.
Quốc Thắng
Theo VNE
Hà Nội "kêu" thiếu xe taxi trong sân bay Nội Bài
Theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hiện nay, nhà ga sân bay Nội Bài mở rộng, nhu cầu hành khách đi lại tăng cao. Tuy nhiên, số lượng xe taxi ở sân bay hiện nay là quá ít, do đó, cần tăng thêm từ 500-600 xe.
Tại cuộc họp với Bộ Giao thông vận tải về công tác quản lý nhà nước tronglĩnh vực giao thông vận tải, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giám thiểu ùn tắc giao thông chiều qua, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, từ năm 2012 đến nay, Hà Nội đã tạm thời không cấp phép mới đăng ký kinh doanh taxi. Trong khi đó, hiện nay, nhà ga sân bay Nội Bài mở rộng, nhu cầu hành khách đi lại tăng cao (10 triệu hành khách/năm).
Tuy nhiên, số lượng xe taxi ở sân bay hiện nay là quá ít và chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân. Do đó, Sở Giao thông vận tải đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho tăng thêm từ 500-600 xe taxi vận chuyển khách, chủ yếu là buổi đêm ở cụm cảng sân bay Nội Bài bởi số xe trong sân bay không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của hành khách.
Cùng với đề nghị trên, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam in phù hiệu "xe taxi" cấp cho các đơn vị trên địa bàn Hà Nội có màu sắc riêng và nghiên cứu chất liệu phù hiệu bảo đảm không bị mất màu trong quá trình sử dụng.
Do nhu cầu mở rộng sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội vừa yêu cầu tăng thêm 500-600 xe taxi trong khu vực sân bay để phục vụ hành khách đi lại do các xe hiện có không đáp ứng đủ nhu cầu. Ảnh: Tùng Nguyễn
Sở dĩ có đề xuất này theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội là do , việc này nhằm để hạn chế các đơn vị đăng ký hoạt động và xin cấp phù hiệu tại các Sở Giao thông vận tải địa phương lân cận sau đó lại đưa xe về Hà Nội hoạt động làm tăng số lượng xe taxi, gây mất trật tự an ninh trên địa bàn Thủ đô.
Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng kiến nghị, rút ngắn thời hạn có hiệu lực của phù hiệu và quy định các đơn vị vận tải phải trả lại phù hiệu cũ khi gia hạn, cấp đổi phù hiệu "xe taxi" tránh tình trạng sửa chữa, lợi dụng hoạt động taxi "dù".
Thống kê của Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho thấy, hiện tại toàn thành phố có 107 doanh nghiệp, trong đó 105 công ty và 2 Hợp tác xã taxi. Tổng số lượng phương tiện là 17.000 xe với khoảng 20.000 lái xe taxi. Trung bình hàng năm vận chuyển được 100 triệu lượt hành khách.
Cách đây gần 1 năm, trước sự gia tăng nhanh chóng của các hãng và số lượng xe taxi trên địa bàn thành phố, Sở Giao thông vận tải đã tuyên bố tạm ngừng cấp phép mới taxi nhằm hạn chế sự gia tăng của phương tiện này và để hạn chế ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, mới dừng cấp phép thành lập mới hãng taxi được hơn một năm, Hà Nội lại kêu thiếu taxi trong sân bay.
Taxi có màu sắc riêng là một ưu thế
Trước đề xuất của Sở Giao thông vận tải, phát biểu ý kiến tại cuộc họp, ông Khuất Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) cho rằng, taxi có một màu sắc riêng để nhận dạng là một ưu thế, nhưng quy định này có thể chỉ có riêng ở các đô thị đặc biệt như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
"Dự thảo sửa đổi Nghị định 91, 93 về điều kiện kinh doanh vận tải đã bổ sung quy định taxi phải được gắn thiết bị giám sát hành trình. Điều này có nghĩa là taxi hoạt động ở đâu, trên địa bàn nào thì Tổng cục Đường bộ nắm được hết và Sở Giao thông vận tải hoàn toàn có thể truy cập thông tin này," ông Vụ trưởng Vụ Vận tải đưa ra giải pháp chấn chỉnh hoạt động taxi.
Chia sẻ với những "rắc rố" của Giám đốc Sở Giao thông vận tải đang gặp phải từ xe taxi ngoại tỉnh về Hà Nội, ông Nguyễn Đức Thắng, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, thời gian qua, xe kinh doanh taxi ngoại tỉnh đến địa bàn Thủ đô hoạt động rất nhiều, gây khó khăn cho kiểm soát. Do đó, ông Thắng cho biết, Tổng cục Đường bộ Việt Nam ủng hộ kiến nghị in phù hiệu xe taxi riêng của Hà Nội và sẽ phối hợp với Sở Giao thông vận tải để triển khai phương án này.
Tuy nhiên, trước đề xuất của Sở Giao thông vận tải về việc rút ngắn thời hạn cấp phù hiệu taxi, ông Thắng cho rằng, nếu thời hạn phù hiệu ngắn quá thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cấp đổi, do đó cần nghiên cứu kỹ việc này.
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia