‘Chân dài’ phủ đầy quán xá
Quần áo mỏng manh, làn da trắng hồng, nhiều cô gái tiếp thị sản phẩm đã có mặt khắp phố phường. Không chỉ tại TP.HCM mà trào lưu “em út” này còn hiện diện tại khắp các tỉnh, thành.
Khói thuốc mờ nhân ảnh
Những bóng hồng làm nghề giới thiệu thuốc lá thì ở Sài Gòn xuất hiện cách đây khoảng chục năm. Thời gian qua, do sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, “đội quân” này thêm nở rộ tại các phố cà phê.
Một chiều đầu tháng 12, mưa tầm tã. Tại quán cà phê Nhật Nguyệt 1 (ngay ngã tư Trường Sơn – Cửu Long, Q.10), cô gái tên Phương Anh đi tới đi lui giữa các bàn để giới thiệu thuốc lá. Phương Anh liến thoắng trong ánh nhìn của quý ông đang ngồi tán gẫu, nhâm nhi cà phê muộn. Các quý ông tập trung về cô gái cao khoảng 1,7m, điệu đà trên đôi giày cao gót cùng chiếc váy ngắn màu xám cũn cỡn đang là mốt của các cô gái tiếp thị.
Phương Anh (29 tuổi, nhà ở đường An Dương Vương, Q.6) cho biết cô là nhân viên của Công ty Vân Hậu (đóng tại đường Trần Xuân Soạn, Q.7). Công ty của cô đang tiếp thị ba loại thuốc lá. Trung bình mỗi ngày, những cô tiếp thị phải đứng một quán. Nếu bán hết tám gói thuốc lá sẽ nhận lương ở mức một, tương ứng với năm triệu đồng/tháng. Mức hai là phải bán hết 12 gói/ngày, lương sáu triệu đồng/tháng. Mức ba là 15 gói/ngày, tương ứng với số lương bảy triệu đồng. Công ty chia ra nhiều mức khác nhau, bán càng được nhiều thì lương càng cao.
Phương Anh tiếp thị miếng dán laptop.
Chỉ tay qua phía bên kia đường là quán Nhật Nguyệt 2, Phương Anh bảo: “Bạn em đứng ở quán bên kia. Thu nhập cũng sống được. Lúc đầu em ngửi mùi thuốc lá không quen nhưng riết chịu đựng được. Nhiều quán diện tích nhỏ, khách đốt thuốc và nhả khói nhiều quá, đứng cách khoảng một mét cũng không nhìn rõ mặt nhau”.
Hôm sau, chúng tôi gặp lại Phương Anh trong một quán nhậu ốc cạnh đường Thành Thái, gần tòa nhà cao tầng của Mobifone (Q.10). Vẫn với bộ váy màu sẫm, Phương Anh cầm cây thuốc lá liên tục mời chào. Thay vào những câu nói tử tế như ở quán cà phê, khách nhậu lại buông những lời khó nghe với một cô gái làm tiếp thị để mưu sinh.
Hôm khác, đang ngồi uống cà phê ở quán Ô Cấp, đường Hạ Long (TP Vũng Tàu), nhìn ra bãi tàu cánh ngầm, tôi giật mình trước những cô gái đẹp như tiên, tươi cười mời mua thuốc lá. Các cô đều trắng trẻo, nói có duyên và mặc cũng rất mát mẻ. Một cô trong nhóm giới thiệu tên là Sen (21 tuổi, quê ở phường Đô Vinh, TP Phan Rang – Tháp Chàm), đang là sinh viên trường đại học Hùng Vương. Vì công việc tiếp thị có lương cũng khá cao, làm việc bán thời vụ nên cô đã gắn bó được một thời gian dài. Khi có “chiến dịch” quảng cáo ra các tỉnh miền Đông Nam bộ, cô cùng các cộng sự lại thuê xe 12 chỗ ngồi đi Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Thuận. Sáng các cô đến quán cà phê mời chào, trưa về nghỉ một tí, chiều lại ra quán đến tối mịt mới về.
Video đang HOT
Theo lời rủ rê của Sen, tôi về khách sạn mà nhóm của cô đang thuê ở mỗi khi xuống phố biển. Cả nhóm có một nhóm trưởng và tài xế là nam giới, còn lại toàn là các cô gái trẻ trung, sinh năm 1992 trở lại, phần nhiều là sinh viên. Trong đêm các nữ sinh làm nghề tiếp thị thuốc lá mời tôi “đấu tửu” ở bãi Sau (phường Thắng Tam). Khi đã ngà ngà, Sen mới cởi mở: “Em nói dối cha mẹ làm nghề này để kiếm tiền đi học, mua sách vở, đóng nhà trọ. Mỗi tháng cũng được bốn, năm triệu đồng. Làm nghề ngửi mùi thuốc lá cả ngày chỉ mong sao sau này lấy chồng không hút thuốc lá”.
Một lần ngồi ở quán cà phê cóc đầu đường Bảo Khánh, nhìn thẳng ra bờ hồ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), tôi được một cô gái tiếp thị thuốc lá chào mời. Cô tên là Hương, sinh viên năm 1 trường đại học Điện Lực, nghe Hương nói đóng ở tận huyện Từ Liêm. Hương nhẹ nhàng giới thiệu quê ở Tuyên Quang. Đúng như danh đồn “chè Thái gái Tuyên”, Hương được trời phú cho nhan sắc rất mặn mà của tuổi mới lớn. Trong chiếc váy ngắn xinh đẹp, Hương thoăn thoắt len giữa màn khói trắng mờ ảo quanh các bàn.
Chân càng dài, váy càng ngắn
Ngoài nghề tiếp thị thuốc lá, nhiều công ty đã tuyển các giai nhân trẻ để quảng cáo công nghệ nano dán lên màn hình laptop, điện thoại di động… Đang ngồi ở quán ăn tại quận Bình Thạnh, tôi được hai cô gái xinh như mộng giới thiệu về sản phẩm này, giá 135 nghìn đồng. Một nữ nhân viên cầm theo cái iPad, lấy tay quẹt quẹt màn hình để biểu diễn tính tiện ích của giấy dán. Các cô gái này cũng mặc váy, khoét sâu phần cổ áo, lộ ra làn da trắng bóng. Phía đuôi váy thì siêu ngắn. Phương Quyên, một nữ nhân viên tiếp thị chia sẻ: “Buổi sáng em đi học, chiều tối mới tranh thủ làm thêm, không có nắng và cũng nhẹ nhàng hơn nhiều nghề khác”.
Rời TP.HCM, tôi ra các tỉnh miền Trung và ngỡ ngàng trước nhiều cô tiếp thị bia rất chuyên nghiệp. Tại một quán ốc gần bờ kè Tuy Hòa (TP Tuy Hòa), khi đang ngắm cầu Đà Rằng (một trong những cây cầu dài nhất miền Trung – PV) và núi Nhạn (biểu tượng của tỉnh Phú Yên), tôi bị một giọng nói làm mê hoặc. Cô gái tự giới thiệu tên là Thủy, tiếp thị cho một loại bia có nhà máy ở Đà Nẵng. Dãy quán nhậu ở đây cứ chia mỗi cô “coi” một quán. Khi uống loại bia này, quán sẽ tổng kết hóa đơn sau khi nhậu xong. Khi đã lâng lâng, nhiều quý ông cứ nhìn chằm chằm vào thân hình bốc lửa của cô gái. Mỗi khi cô tiếp thị cúi người gắp đá lạnh, khui bia thì những cặp mắt háo sắc lại dừng lại ở chung một điểm.
Tới TP Quy Nhơn thì phố nhậu cạnh đường Nguyễn Tất Thành nối dài, dẫn ra ngã ba Đống Đa ngày mỗi đông quán xá dành cho ma men bởi giá cả rất bình dân. Tại quán H., chúng tôi bị một nhóm tiếp thị bia mời chào túi bụi. Các cô đều có dáng người hấp dẫn, váy ngắn màu đỏ chói chang. Nhiều ông say quá, “làm càn” định ôm hôn cô gái nhưng bị té ngã sau cái né bất ngờ của người đẹp. Có ông xin số cô gái đẹp nhưng cô gái khôn quá nên chỉ cho số khuyến mãi, thành ra ông khách hôm sau sực nhớ thì gọi xong chỉ nhận được tín hiệu tò tí te.
Theo CA TPHCM
Miền Trung: Thương vong nhiều do thủy điện xả lũ?
Đến sáng nay (18/11), mưa đã tạnh hẳn và lũ cơ bản đã rút khỏi các tỉnh miền Trung. Nhưng số người chết, bị thương và mất tích ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đã lên đến 60 người.
Trong khi đó, các nhà máy thủy điện lẫn Bộ Công thương đều phủ nhận trách nhiệm và cho biết: không có nhiều nhà máy thủ điện xả lũ.
Đón nhận thông tin trên, người dân và lãnh đạo các địa phương miền rốn lũ bức xúc: "Thủy điện không xả lũ thì nước ở đâu ra mà ngập đến thế?".
Người chết, nhà trôi theo dòng nước lũ
Từ tối 17/11, lượng mưa dù đã giảm, lũ bắt đầu rút nhưng tại các địa phương đến sáng nay (18/11) vẫn có thêm 10 người chết, mất tích và bị thương. Theo Trung tâm Phòng chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên, hiện tổng số người thương vong, mất tích ở miền Trung - Tây Nguyên do đợt mưa lũ lớn sau bão số 15 đã lên đến 60 người. Trong đó có 31 người chết.
Thống kê về thiệt hại tài sản cũng tăng lên đáng kể so với báo cáo ngày 17/11. Trong đó có 225 nhà bị đổ, sập, trôi; 166 nhà tốc mái, hư hỏng và 242.190 nhà bị ngập.
Ngoài ra còn có 1.078ha lúa (tăng 16ha) và 1.872ha hoa màu (tăng 1,181ha) bị úng ngập, hư hỏng.
Chính quyền địa phương đều khẳng định thủy điện xả lũ nên hàng vạn ngôi nhà của dân mới ngập chìm trong nước
Đến sáng nay, các hồ thuỷ lợi lớn trong khu vực đều đạt trên 80% dung tích thiết kế, đang mở các cửa van tràn. Đặc biệt, một số hồ đang có mực nước cao. Các hồ chứa nhỏ ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Tây Nguyên cơ bản đã đầy nước, các hồ chứa thuộc các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận đạt 80 - 85% dung tích thiết kế.
Lúc 6h sáng 18/11, có 14 hồ thủy điện xả tràn, trong đó có 6 hồ xả với lưu lượng lớn hơn 400m3/s là Sông Tranh 2, Sông Ba Hạ, Yaly, Sê San 3, Sê San 4, Sê San 4A.
Trước đó, chiều tối 17/11, nước về lòng hồ tại thủy điện Sông Tranh 2 là 2.558 m3/giây, khiến nước trong lòng hồ dâng cao vượt trên ngưỡng tràn hơn 3,5m, buộc thủy điện này phải tiếp tục xả tràn với lưu lượng lên đến 2.450 m3/giây. Số liệu trên do Ban Phòng chống lụt bão và chính lãnh đạo các nhà máy thủy điện báo cáo về Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Trong khi đó, lượng nước về hồ ở thủy điện A Vương là 250 m3/giây, hiện nhà máy này đang xả về hạ lưu một lượng nước tương tự đã nhận.
Nhưng, báo cáo của Văn phòng thường trực Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng lại cho biết, trong đợt lũ vừa qua, không có nhiều thủy điện xả lũ và mức xả không lớn. Thế nhưng, phản ánh từ các địa phương cho thấy bản báo cáo này hoàn toàn khác xa với thực tế.
Ai chịu trách nhiệm?
Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Hùng Trận, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết: "Lượng mưa năm nay không lớn, nhưng lũ lên nhanh và tàn phá ghê gớm là do các nhà máy thủy điện xả lũ (có lúc xả hơn 7.000 m3/giây). Nếu các nhà máy thủy điện không xả lũ thì Đại Lộc không bị lụt và chắc chắn cũng không thiệt hại lớn như vậy".
Trong khi người dân đang sống cảnh "màn trời chiếu đất" thì các nhà máy thủy điện lại "né" trách nhiệm
Khi được hỏi, các nhà máy thủy điện trước khi xả lũ có báo cho người dân và chính quyền địa phương biết? Ông Trận nói: "Khi thủy điện xả lũ, có báo trước với Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện, chúng tôi thông báo đến các địa phương và người dân. Tuy nhiên, các nhà máy thủy điện báo cáo trước đó chỉ vài ba tiếng đồng hồ nên trở tay không kịp. Nước lớn về ban đêm, trong vòng hai giờ mà từ báo động 1 lên đến báo động 3, người dân ở dưới trở tay không kịp".
Cũng theo ông Trận, mỗi lần thủy điện xả lũ là y như rằng người dân Đại Lộc mất trắng, đợt này hoa màu bị hư hỏng nặng hơn 100ha. Mặt khác, việc tiếp nhận thông tin của người dân còn hết sức hạn chế, có nhiều người đi làm đâu có nghe thông báo, đối phó không kịp, việc thiệt hại về người và của là rất dễ xảy ra.
Khẳng định các nhà máy thủy điện là "thủ phạm" gây nên cơn lũ kinh hoàng này, ông Hồ Văn Mẫn - Phó Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Đại Lộc (Quảng Nam) kiến nghị: "Phải dự báo và xả lũ sớm, khi mực nước thấp, mực nước sông ở mức báo động 1, 2 thì nên xả, đừng đợi đến khi nước sông ở mức báo động 3 thì xả một lần mấy nghìn m3/giây, dân hạ du Quảng Nam, Đà Nẵng sẽ ngập sâu trong nước", ông Mẫn nhấn mạnh.
Ông Mẫn cũng đề nghị các cơ quan chuyên môn, có thẩm quyền giám sát cho được các hồ chứa nước của thủy điện về quy trình vận hành xả lũ, quy trình phối hợp xả lũ giữa các thủy điện. Thời gian qua, địa phương cử người lên giám sát xả lũ tại nhà máy nên chỉ duy nhất thủy điện A Vương là có thông báo lũ trên hệ thống loa công cộng. Còn các thủy điện khác như Đăk Mi 4, Sông Bung 4, 4A, 4B đều không thực hiện được việc này.
Ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy TP Hội An (Quảng Nam) cho rằng, ngoại trừ cái lợi của thủy điện mang lại là năng lượng thì mặt trái của nó quá nhiều. "Tôi cương quyết nói không với thủy điện. Bất cứ một thủy điện nào xả lũ, Hội An cũng phải gánh chịu. Nếu giờ mấy ông thủy điện và Bộ Công thương đều chối bỏ trách nhiệm thì việc hàng chục người chết và hàng nghìn ngôi nhà bị lũ cuốn trôi là do cái gì gây ra? Ai là người chịu trách nhiệm?".
Theo Khampha
Nước mắt nơi tâm lũ Quảng Ngãi Cơn lũ lịch sử quét qua nhiều tỉnh miền Trung đã làm hàng chục người chết và để lại những ngôi nhà đổ nát, những giọt nước mắt của người đang sống. Lũ cuồn cuộn tràn về đã giật sập hoàn toàn ngôi nhà anh Trần Văn Thắng ở thôn Điện An 3, xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa. Hàng nghìn người khác...