Chân dài bán dâm: Một nghìn lẻ một lý do biện hộ
Bất chấp những quy tắc đạo đức hay nguy hiểm rình rập, bởi nhu cầu về vật chất cũng như sự đua đòi đấu đá khẳng định “đẳng cấp” thông qua những món đồ hàng hiệu đang thực sự là cuộc đua ngầm khốc liệt của giới người đẹp showbiz hiện nay.
Sau vụ hoa hậu M.X. bán dâm nghìn đô bị bắt năm 2012, Showbiz Việt và dư luận xã hội thêm một lần nữa rúng động bởi vụ phá án của các chiến sĩ Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an.
Đường dây bán dâm chuyên nghiệp và đắt đỏ, do một tú ông cầm đầu, với danh sách các chân dài vừa lạ vừa quen của giới showbiz, hành nghề “bán phấn buôn hương” trải dài khắp trong Nam ngoài Bắc, với những lần “tàu nhanh” giá vài trăm đô, hay thậm chí sex tour lên tới hàng nghìn đô la Mỹ.
Vụ án thêm một lần nữa phản ánh lối sống thực sự phía sau hào nhoáng giả tạo mà các người mẫu, người đẹp giới showbiz đang hằng ngày hằng giờ trưng trổ trước công chúng.
Diễn biến vụ việc
Sáng 2/10, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an đã phá một đường dây mại dâm cao cấp có sự tham gia của nhiều người mẫu, ca sĩ. Đường dây này do Nguyễn Văn Hoàng (tức Hoàng “mẫu”, 33 tuổi, ở phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội) điều hành. Khi ập vào một khách sạn ở Hải Phòng, lực lượng chức năng phát hiện hai đôi nam nữ đang mua bán dâm. Trong hai cô gái bán dâm có H.H.Y, người từng đoạt giải phụ tại cuộc thi sắc đẹp và hoạt động trong giới showbiz. Các chân dài khai được Hoàng “Mẫu” môi giới để bán dâm với giá 1.000 USD một người trong vòng nửa ngày.
Hoàng bị bắt khi đang ngồi ở tầng 1 khách sạn chờ trong lúc hai cô này “tiếp khách”. Anh ta khai rủ nhiều cô gái có nhan sắc tham gia đường dây bán dâm cao cấp với giá từ 300 đến 1.500 USD, ngoài ra còn tổ chức “sex tour” với giá hàng nghìn đô la Mỹ mỗi chuyến. Mỗi phi vụ thành công, Hoàng lấy 30% hoa hồng công môi giới. Khách mua dâm thường là đại gia, thương nhân.
Trước đó, năm 2012, đường dây chuyên môi giới bán dâm với giá hàng ngàn USD/lần bị Công an TP. HCM triệt phá. Đường dây này có sự tham gia của cả một số hoa hậu, hoa khôi, người mẫu… đáng chú ý nhất trong vụ án đó là sự xuất hiện của Hoa hậu Đồng bằng sông Cửu Long M.X.
Video đang HOT
Người mẫu H.H.Y. với những màn khoe thân nóng bỏng.
H.H.Y là thí sinh tại cuộc thi Người đẹp tỏa sáng 2013. Dù không đạt được vương miện nhưng với chiều cao 1m68, số đo ba vòng chuẩn lần lượt là 89-60-90, H.Y. được nhận danh hiệu người có hình thể đẹp nhất. Sau cuộc thi, cô liên tục tung ra những bộ ảnh “đốt mắt” người nhìn với thân hình bốc lửa, đường cong nóng bỏng quyến rũ. Thân hình của H.Y cũng là niềm mơ ước của nhiều đồng nghiệp, thậm chí, nhiều người còn không tiếc lời khi so sánh người đẹp tỏa sáng 2013 không thua kém gì “nữ hoàng nội y” Ngọc Trinh, tuy nhiên, với công chúng, H.Y. chưa phải là cái tên ghi được nhiều dấu ấn.
Sau một thời gian hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh không hiệu quả, người đẹp này ra Bắc thuê nhà và gia nhập đường dây mại dâm của Hoàng “mẫu”, chọn đường mưu sinh là “buôn phấn bán hương”. Tận dụng chút danh hiệu và tiếng tăm đã tạo được từ cuộc thi, người đẹp đặt ra những tiêu chí để lựa chọn khách hàng khá khắt khe, cô ra giá rất cao và thường chỉ đến tận phòng khách sạn để giao dịch mà không tham gia vào những “hạng mục” vui chơi trước đó như tiếp khách, ăn nhậu, ca hát… Nơi tiếp khách cũng được chọn lựa kỹ càng, nếu không phải là khách sạn hạng sang, 3-4 sao thì cô nhất quyết từ chối để khẳng định “đẳng cấp” của mình.
Không tìm được lý do đồng cảm
Khi H.Y bị bắt, người làm nghề thêm một lần nữa tức giận, vì con sâu làm rầu nồi canh, còn công chúng thì được dịp hả hê miệt thị. Hành động này của những người đẹp bị bắt chỉ càng thêm phần giúp họ khẳng định định kiến, danh hiệu người đẹp thực chất chỉ là cái cần câu cơm của các chân dài mà thôi.
Cả người làm nghề lẫn công chúng đều cho rằng, lý do mà các người đẹp buộc phải phục dịch các đại gia là bởi, thói quen ăn xài bạt mạng, thích ăn ngon mặc đẹp, nhưng lại lười lao động, thì bán dâm tất lẽ là con đường ngắn nhất để những người đẹp này thỏa mãn dục vọng của mình. Cựu người mẫu, đồng thời là người rất có uy tín trong giới, siêu mẫu Xuân Lan thẳng thắn nhận định: “Sự cám dỗ bởi đồng tiền, những món hàng hiệu, nhà cửa, xe hơi sang trọng… sẽ khiến các cô gái không đủ bản lĩnh sa ngã. Tôi cho rằng nên xử lý mạnh tay những trường hợp người mẫu, hoa khôi bán dâm để làm gương và cảnh báo cho những người trẻ. Càng lơ là, càng dung túng cho họ thì nghề người mẫu, danh hiệu hoa hậu, hoa khôi càng bị lợi dụng nhiều hơn. Tất cả những người lợi dụng danh xưng nghệ sĩ để đi bán thân thì không xứng đáng là nghệ sĩ”.
Tuy nhiên, khi đối diện với cơ quan điều tra, H.Y lại cung cấp lời khai và lý do buộc mình phải làm cái nghề bị cả xã hội lên án khác hẳn với suy đoán của mọi người. Cô khai mình sinh ra trong một gia đình nghèo đông anh em. Cô từng đi xuất khẩu lao động. Sau khi về nước, cô có ý định kết hôn nhưng chuyện tình không thành. Tới giờ, giấy đăng ký kết hôn vẫn được H.H.Y giữ làm kỷ niệm. Về lý do đi bán dâm, người đẹp cho biết là đang vướng vào món nợ 2,6 tỉ đồng của xã hội đen, không dám báo Công an vì sợ bị trả thù. “Em đứng ra bảo lãnh cho người yêu là chủ doanh nghiệp vay kinh doanh, nhưng anh ấy vỡ nợ rồi bỏ trốn. Giờ xã hội đen ráo riết đòi nên em chẳng còn cách nào khác…”.
Nhớ lại vụ án cũ của M.X, người ta cũng từng chứng kiến những giọt nước mắt ngắn dài trong đau khổ và ân hận của người đẹp, khi buộc phải lựa chọn cái nghề chả ra gì là bởi gánh nặng gia đình, nhà đông anh em trong khi bố mẹ nghèo túng, bệnh tật, để biện hộ cho hành vi sai trái. Chưa một người đẹp nào dám thẳng thắn thừa nhận, mình bán dâm vì lười lao động, nhưng ham ăn ngon mặc đẹp, ưa lối sống phóng túng, tự do.
Khi bị bắt, đối diện với cơ quan Công an và dư luận xã hội, người đẹp nào cũng cho rằng, họ bất đắc dĩ mới phải lựa chọn con đường lầm lạc, con đường đó là sự đày ải, khổ sở chứ chẳng sung sướng vẻ vang gì. Tuy nhiên, lý lẽ đó lại rất khó được chấp nhận, bởi nếu như họ không bị bắt, không bị phát hiện, công chúng chỉ có thể nhìn thấy ở họ những hình ảnh sang trọng, đẹp đẽ, với lụa là, áo quần phụ kiện giá trị có khi lên tới cả gia tài mà một người lao động bình thường cả đời cũng chưa chắc có được. Tất nhiên, khi khoe những hình ảnh đó, người đẹp nào cũng rất tự tin, tự hào về bản thân mình. Các cô sống chết khẳng định, những tài sản mà mình sở hữu là do lao động khổ cực, tiết kiệm chắt bóp mà có, chẳng cần đại gia bao bọc hay đánh đổi như thiên hạ vẫn đồn thổi.
Và sự phủi tay của cơ quan chức năng?
Trao đổi về sự việc này với cơ quan truyền thông, báo chí, ông Hữu Chiến, thành viên Ban tổ chức cuộc thi “Người đẹp tỏa sáng”, cho biết, ông “hơi buồn” trước thông tin này. “Là thành viên Ban tổ chức tôi hơi buồn khi thấy thí sinh cuộc thi tham gia con đường này, nhưng sau cuộc thi, nhất là với các thí sinh đoạt giải phụ, chúng tôi không thể quản lý được. Dù không bao giờ muốn họ làm chuyện đó nhưng đó cũng là cuộc sống riêng tư, là quyết định của họ nên mình cũng không thể trách họ được, họ có sự chọn lựa riêng của họ. Đôi khi vì cuộc sống, hoàn cảnh riêng mà họ phải làm chuyện đó”.
Trái lại, cựu siêu mẫu Thúy Hạnh chia sẻ với một thái độ rất quyết liệt, cô cho rằng: “Đó là một vết nhơ, họ là những “con sâu làm rầu nồi canh” làm những người làm nghề thật sự rất khó chịu. Nền tảng đạo đức và sự nghiêm túc với nghề là điều quan trọng bắt buộc phải có với mỗi người mẫu. Trong các khóa giảng dạy người mẫu, các tiết học về đạo đức là rất quan trọng. Tuy nhiên, chỉ dạy trên lớp thôi thì không đủ đâu, quan trọng là ở các em”.
Thật khó để yêu cầu ông Chiến hay Ban tổ chức cuộc thi “Người đẹp tỏa sáng” nhận trách nhiệm về “gà” của mình, vì khi hoạn nạn thì chả ai dại gì “dây với hủi”, nhưng qua đây cũng thấy, lý do vì sao những cuộc thi tìm kiếm người đẹp ngày càng mất uy tín trầm trọng. Là bởi, người tổ chức hay sáng lập ra nó, chỉ đơn giản vẽ ra cuộc thi như là một cách để kinh doanh kiếm lợi nhuận, còn sau đó thí sinh đi về đâu, uy tín cuộc thi thế nào người ta chẳng cần quan tâm. Còn những người đẹp, các cô cũng coi việc tạo dựng được chút danh ở các cuộc thi này như chiếc “cần câu cơm” để… hành nghề sau đó.
Bất chấp những quy tắc đạo đức hay nguy hiểm rình rập, bởi nhu cầu về vật chất cũng như sự đua đòi đấu đá khẳng định “đẳng cấp” thông qua những món đồ hàng hiệu đang thực sự là cuộc đua ngầm khốc liệt của giới người đẹp showbiz hiện nay.
Theo Hải Ngọc
Cảnh sát toàn cầu
Cậu học trò sáng tạo cây cầu có nhịp giữa nâng lên
Mô hình này đã giúp em giành giải ba tại cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 10 năm 2014".
Với niềm đam mê sáng tạo, Phan Văn Đông (lớp 11/1, THPT Trần Hưng Đạo, TP.Hội An, Quảng Nam) đã xây dựng ý tưởng một cây cầu sắt bắt qua sông, đặc biệt nhịp giữa của cầu sẽ tự động nâng lên khi có tàu thuyền chạy qua.
Phan Văn Đông.
Trò chuyện với chúng tôi, Đông cho biết, để sáng tạo nên mô hình này em đã thai nghén suốt 3 năm. Sau đó em đã cho ra mắt đứa con này tại cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp tỉnh và trung ương.
" Ý tưởng xuất phát trong một lần tình cờ em theo dõi chương trình truyền hình, bắt gặp hình ảnh cây cầu ở nước Anh có nhịp giữa tự động tách ra làm đôi khi có thuyền bè chạy qua. Từ đó em mới hình dung sẽ sáng tạo nên mô hình mới mẻ hơn nước họ, thay vì cây cầu tách ra thì mình cho nó nâng lên rồi hạ xuống", Đông chia sẻ.
Nuôi dưỡng ý tưởng từ năm học lớp 8 nhưng mãi đến khi kết thúc lớp 10, cậu học trò đam mê sáng tạo mới bắt tay vào thực hiện. Vậy là ròng rã 2 tháng nghỉ hè, Đông dành cả quỹ thời gian để dày công hoàn thành mô hình, từ khâu thiết kế bản vẽ đến việc chăm chút xây dựng mô hình bằng tre, có lúc Đông phải thức trắng đêm chú tâm hoàn thiện sản phẩm để kịp tham gia cuộc thi.
Giới thiệu về mô hình vừa lập cú đúp tại cuộc thi sáng tạo trẻ, Đông cho biết: " Trước khi đem mô hình vô tỉnh dự thi, em không nghĩ rằng sẽ đoạt được giải nhì vì nhận thấy còn một số chi tiết chưa chỉn chu, nhất là công đoạn thiết kế bộ máy giúp cây cầu hoạt động theo như ý tưởng do mình hoạch định. Và tới lúc mô hình được gửi ra Hà Nội dự thi, em mới tìm ra chỗ hạn chế và khắc phục. Em hy vọng trong tương lai gần, mô hình của mình sẽ được ứng dụng vào thực tiễn".
Đông cho biết thêm đây là lần đầu tiên sản phẩm của mình được dự thi cấp quốc gia và xuất sắc đoạt giải ba. Trước đó, liên tục 3 năm cấp 2, Đông đều đặn sáng tạo mô hình gửi tham dự tại cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp tỉnh và chỉ may mắn nhận giải khuyến khích.
Nhận xét về thành tích mà cậu học trò 10 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi vừa gặt hái, thầy Lê Đình Duyệt, hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo, cho biết: "Những thầy cô trong trường sau khi nghe Đông trình bày ý tưởng đã tin chắc rằng mô hình của em sẽ có giải tại cuộc thi nhưng đoạt giải cấp trung ương quả thực ngoài sự mong đợi của toàn thể nhà trường và gia đình em. Đây là học sinh đầu tiên của trường tham dự cuộc thi này và đạt thành tích cao. Nhà trường cam kết sẽ hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện để Đông tiếp tục theo đuổi niềm đam mê sáng tạo của mình trong tương lai".
Theo Văn Luận/Báo Infonet
Trao giải cuộc thi ảnh "Sáng tạo Thụy Điển qua lăng kính Việt Nam" Ngày 19/11, tại trường ĐH Hoa Sen ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Thụy Điển, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao giải nhất cuộc thi ảnh toàn quốc với chủ đề "Sáng tạo Thụy Điển qua lăng kính Việt Nam" cho tác giả Vũ Quang Ngọc. Bà Camilla Mellander - Đại sứ Thụy Điển tại Việt...