Chán cơm, ăn món kiểu người Hoa
Những món ăn giản đơn thay cơm này lại là một nét ẩm thực Hoa độc đáo mà ít người biết đến ở TP.HCM. Khi người Hoa ở TP.HCM chán cơm, họ sẽ tìm mì xào, bánh bột để đổi vị.
Một quán đặc trưng lúc trời trưa ở khu Chợ Lớn sẽ gồm khá nhiều món giản đơn vừa ngon, lạ, lại rẻ. Tiêu biểu là quán nhỏ trên đường Phạm Văn Chí (quận 6), khá nổi tiếng vì độ phong phú và ngon miệng của món ăn cùng cách bày biện bắt mắt. Ba món chính ở đây là bún mì xào, bánh bột, xôi trộn.
Ba món chính làm nên “thương hiệu” của quán là bún mì xào, bánh bột, xôi trộn.
Món được nhiều người yêu thích nhất là bánh bột kiểu người Hoa. Bánh cũng làm từ bột gạo như bánh đúc Huế nhưng không có nước cốt dừa. Bù lại, bánh được hấp cùng khoai môn xắt khúc nhỏ trộn lẫn để tăng thêm độ bùi, béo. Nhân bánh bột gồm tôm khô, thịt nạc băm, xá bấu xắt nhuyễn vắt khô nước xào lên cho thấm gia vị.
Khi khách ăn, người bán sẽ cắt bánh thành từng miếng vừa phải, cho thật nhiều nhân lên trên rồi thêm hành phi, tóp mỡ giòn rụm. Một chút rau thơm, xà lách, giá luộc, đậu phộng giã nhuyễn được thêm trên cùng. Bánh bột ăn kèm nước mắm pha loãng mặn, ngọt.
Xôi trộn ở đây cũng được lòng rất nhiều người. Xôi sau khi nấu chín tới sẽ được trộn trực tiếp nước xốt và phần nhân vào rồi đảo đều cho nhân cùng xốt quyện vào nếp. Phần nhân gồm tôm khô, lạp xưởng, củ cải mặn.
Theo đúng chuẩn, phần nhân phải gồm 8 món mới ra kiểu xôi bát bửu trứ danh của người Hoa. Tuy nhiên, vì bán bình dân nên phần nhân được giản lược. Khi khách mua, món xôi tiếp tục được thêm lạp xưởng, mỡ hành, đậu phộng giã.
Phần nhân gồm tôm khô, lạp xưởng, củ cải mặn sẽ được trộn chung với xôi.
Bún mì xào của quán rất thấm và ráo khô. Món này ăn kèm rau cải xào và trứng chiên xắt sợi. Để tăng hương vị, người bán thêm vào đó thật nhiều hành phi, đậu phộng giã nhuyễn. Nước mắm dành cho bún mì xào khá đậm đà. Đặc biệt, khách có thể ăn theo kiểu kết hợp vừa bún mì xào vừa bánh bột. Ngoài ra, quán còn bán thêm chả giò, bánh ít trần ăn kèm.
Vào ngày chay, cũng những món này, quán làm thành đồ chay. Những món ăn giản đơn thay cơm này lại là một nét ẩm thực Hoa độc đáo mà ít người biết đến. Lưu ý, quán chỉ bán mang đi, không phục vụ tại chỗ.
Bánh củ cải Bạc Liêu: 3 cách làm lạ miệng, thơm ngon và bổ dưỡng
Bánh củ cải lạ miệng với hương vị thanh mát của củ cải trắng sẽ là lựa chọn đổi gió tuyệt vời khi đã ngán với các loại bánh mặn, ngọt khác. Đây là món bánh truyền thống của người hoa.
Bánh mang ý nghĩa may mắn nên thường được dùng trong các mời bạn cùng xuống bếp trổ tài với 3 công thức: bánh củ cải người Hoa, bánh củ cải chiên sốt mật ong và bánh củ cải Bạc Liêu nhé.
Ngoài ý nghĩa may mắn, bánh củ cải được hấp trong các khuôn hình tròn hoặc được tạo ra bằng cách vo viên nên còn biểu trưng cho sự đoàn viên, viên mãn. Bánh củ cải người Hoa với các nguyên liệu chính là bột gạo, củ cải trắng bào sợi, nhâm tôm thịt. Ngày nay, món bánh thơm ngon này được biến tấu theo nhiều kiểu phù hợp với khẩu vị và sở thích của nhiều người. Người ta có thể thêm đậu phộng, tôm khô, lạp xưởng, nấm đông cô,... Tất cả quyện với nhau tạo tạo thành vị nhân vô cùng hấp dẫn và chất lượng. Trong bài viết hôm nay, Webnauan.vn sẽ giới thiệu đến bạn 3 cách làm: bánh củ cải người Hoa, bánh củ cải Bạc Liêu và bánh củ cải chiên sốt mật ong. Bạn cùng tham khảo nhé.
1. Học cách làm bánh củ cải kiểu người Hoa
1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Với cách làm bánh củ cải người Hoa, bạn cần chuẩn bị 3 loại bột là bột gạo, bột năng và bột bắp
Bột gạo: 225g Bột năng: 30g Bột bắp: 20g Thịt ba chỉ: 300g Tôm khô: 50g Hành tím: 15g Hành lá: 5g
Lưu ý: Với phần nguyên liệu, bạn có thể thay thịt ba chỉ thành lạp xưởng nếu thích. Ngoài nguyên liệu, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như nồi, khay hấp, xửng hấp .
1.2. Chi tiết cách làm bánh củ cải người Hoa
1.2.1. Sơ chế nguyên liệu
Video đang HOT
Củ cải sau khi gọt vỏ và rửa sạch, bạn hãy bào sợi. Sau đó ngâm với nước muối khoảng 10 phút. Vắt cho bớt nước. Vắt nước sẽ giúp giảm đi mùi hăng. Để giữ lại vị ngọt tự nhiên, bạn không xả lại với nước sau khi vắt nhé. Công thức gốc của người Hoa sẽ không vắt nước.
Thịt ba chỉ sau khi mua về rửa sạch. Dùng muối chà xát. Sau đó rửa lại sạch với nước. Bạn có thể chần sơ qua với nước sôi. Ướp phần thịt này với gia vị gồm một ít hành tím băm, hạt nêm và nước tương. Để thịt ngấm gia vị khoảng 10 phút trước khi đem chế biến. Bạn hoàn toàn có thể không cần phải ướp thịt trước nhưng ướp sẽ giúp thịt ngấm gia vị cho món ăn đậm đà hơn.
Củ cải trắng bào sợi. Ảnh: Internet
Lưu ý: Bạn nên chiên áp chảo thịt ba chỉ trước khi cắt nhỏ.
Bắc chảo lên bếp. Cho dầu vào đun sôi. Tiếp đến cho thịt ba chỉ vào áp chảo cho đến khi vàng các mặt là được, không cần chín nhé. Cho thịt ra đĩa. Để nguội. Thịt nguội thì thái nhỏ.
Ba rọi chiên áp chảo - Ảnh: Internet
Tôm khô cần ngâm qua với nước nóng hoặc ấm trong 15 phút. Sau đó đem rửa sạch. Bắc chảo lên bếp. Cho thêm một ít nước. Cho tôm khô vào chảo và luộc đến khi chín mềm thì tắt bếp. Cho tôm khô ra bát.
1.2.2. Cách pha bột làm bánh củ cải của người Hoa
Chuẩn bị một cái tô. Cho cả 3 loại bột trên vào cùng với 400 ml nước. Khuấy đều. Để bột nghỉ trong 30 phút.Cho thêm 1/2 thìa canh muối cùng một ít đường, bột ngọt, đường, tiêu và 1 thìa cà phê dầu ăn. Sau đó trộn đều.Bắc nồi lên bếp với 350ml nước.Cho củ cải bào sợi vào nồi cùng với 2/3 thịt ba chỉ 2/3 tôm khô. Khuấy đều.Đun ở lửa vừa đến khi sôi thì lọc bột qua rây và cho vào nồi. Bạn phải luôn khuấy đều để tránh bị khét dưới đáy nồi.Nấu ở lửa vừa cho đến khi hỗn hợp bột và củ cải đặc lại. Bạn nêm thêm một ít gia vị gồm dầu mè và tiêu. Trước khi tắt bếp hãy cho một ít hành lá.
Các bước nấu củ cải bào sợi với bột. Ảnh: Internet
1.2.3. Hấp bánh
Quét một ít dầu mè lên đáy khuôn. Từ từ đổ phần bột vừa nấu vào khuôn. Rắc đều tôm khô và thịt còn lại lên mặt trên cùng. Cho vào xửng hấp. Chỉnh ở lửa vừa và hấp trong 40 - 45 phút.
Bánh chín thì lấy ra ngoài cho nguội. Bánh nguội thì cắt thành từng miếng vừa ăn. Ảnh: Internet
Lưu ý: Bạn phải thường xuyên xả hơi và châm nước trong quá trình hấp. Bánh chín khi dùng tăm thử và không dính bột trắng lên tăm.
Bánh chín thì cho thêm hành lá. Lấy ra ngoài và để nguội.Bánh nguội thì cắt thành miếng vừa ăn. 2. Cách làm bánh củ cải chiên sốt mật ong hấp dẫn đổi gió cho cả nhà
Cũng tương tự như cách làm bánh củ cải hấp, công thức bánh củ cải chiên giòn cũng không có gì là quá phức tạp. Để món bánh thành phẩm có lớp vỏ giòn bùi, vị thơm ngon hấp dẫn, bạn cùng bỏ túi những bước hướng dẫn chi tiết ngay dưới đây nhé.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Củ cải trắng: 300g
Bột gạo: 250g
Mật ong: 50 ml
Tôm khô: 50g
Lạp xưởng: 1 cây
Gừng băm nhuyễn: 10g
Tỏi băm: 1/2 thìa cà phê
Ớt bột: 1/2 thìa cà phê
Hành lá: 5g
Ngò rí: 5g
Dầu ăn: 2 thìa canh
Dầu mè: 30 m
lGiấm: 30ml
Gia vị khác: 1/2 thìa cà phê muối, 45ml nước tương.
Nguyên liệu làm bánh củ cải chiên sốt mật ong - Ảnh: Internet
Ngoài các nguyên liệu trên, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ làm bánh như: khuôn làm bánh, đồ bào, nồi,...
2.1. Chi tiết cách làm bánh củ cải chiên sốt với mật ong
2.1.1. Sơ chế các nguyên liệu
Tôm khô rửa sạch và ngâm cho nở mềm. Sau đó bạn băm nhỏ.Củ cải sau khi gọt vỏ và rửa sạch, bạn đem bào nhỏ. Lạp xưởng thái nhỏ.Hành nhặt lá úng, bỏ phần gốc. Rửa sạch và thái nhỏ.
Lạp xưởng thái hạt lựu. Tôm khô ngâm với nước cho nở mềm - Ảnh: Internet
2.1.2. Nấu củ cải và trộn bột
Bắc nồi lên bếp cùng với 400ml nước. Cho củ cải đã bào sợi vào.Bạn chỉnh lửa lớn để đun sôi phần củ cải này. Khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ. Đun thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp.Bạn cho phần củ cải này ra một cái tô lớn. Để nguội.Tiếp đến cho bột gạo vào tô củ cải trên. Bạn trộn đều.Sau đó cho tôm khô, lạp xưởng vào trộn cùng. Với cách làm bánh củ cải chiên sốt mật ong, bạn không phải xào nguyên liệu qua trước nhé. Tiếp đến bạn cho cá loại rau nếm như rau mùi và hành lá. Trộn đều. 2.1.3. Hấp bánh củ cải
Quét dầu ăn vào đáy khuôn. Tiếp đến lót thêm một lớp giấy nến.Cho hỗn hợp củ cải bào với tôm, lạp xưởng ở trên vào khuôn.Cho khuôn vào xửng hấp trong 40 - 45 phút.Khi bánh chín, bạn lấy ra để nguội.Bánh nguội, bạn tiếp tục cho vào tủ lạnh 3-5 tiếng. Sau thời gian trên, bạn lấy bánh ra và cắt thành các miếng vừa ăn.
Bánh chiên vàng đều 2 mặt là đạt yêu cầu - Ảnh: Internet
2.1.4. Chiên bánh củ cải
Bắc chảo lên bếp. Cho thêm một ít dầu ăn và quét đều. Cho bánh vào chiên. Bạn chiên đến khi 2 mặt vàng đều là đạt yêu cầu. Lưu ý bạn nên chỉnh lửa vừa để bánh chín đều, không bị khét.Cho bánh ra đĩa
.2.1.5. Chuẩn bị phần nước sốt mật ong
Với công thức bánh củ cải chiên sốt mật ong này thì phần chuẩn bị nước sốt cũng không kém phần quan trọng đâu nhé.
Nguyên liệu: cho phần nước sốt gồm các phần nguyên liệu còn lại đã chuẩn bị: mật ong, gừng, dầu mè, giấm, ớt bột, nước tương và tỏi băm.
Thực hiện:
Cho tất cả hỗn hợp trên vào chảo và khuấy đều. Bắc chảo lên bếp.Đun ở lửa vừa trong 5 phút. Nước sốt mật ong đạt yêu cầu khi các nguyên liệu quyện với nhau thành hỗn hợp sánh mịn. Khi thưởng thức, bạn chỉ cần rưới phần nước sốt này lên đĩa bánh và rắc thêm ít rau mùi là được nhé!
Bánh củ cải chiên mềm, ngọt thanh quyện với nước sốt mật ong sánh mịn - Ảnh: Internet
3. Cách làm bánh cải trắng Bạc Liêu ngon đúng điệu
3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị làm bánh củ cải Bạc Liêu
Củ cải trắng: 1kg
Bột gạo: 350g
Tôm khô: 1 ítLạp xưởng: 2 cây
Hành khô: 2 củ
Gia vị: muối, đường, hạt nêm và dầu ăn.
Nguyên liệu làm bánh củ cải hấp Bạc Liêu - Ảnh: Internet
3.2. Cách làm bánh củ cải đặc sản Bạc Liêu
3.2.1. Các bước sơ chế nguyên liệu làm bánh củ cải Bạc Liêu
Củ cải trắng đem gọt sạch vỏ. Sau đó rửa lại sạch với nước. Bạn bào hoặc cắt thành sợi nhỏ.Củ cải sau khi bào xong thì trộn đều với một ít muối và đem ngâm. Bạn ngâm cho đến khi củ cải nở mềm (khoảng 20 - 30 phút) là được. Sau đó đem vắt ráo nước. Phần nước này bạn nên giữ lại, không nên bỏ đi nhé.Tôm khô sau khi rửa sạch cũng cắt nhỏ. Trước khi chế biến, bạn cho phần tôm này ngâm với nước để nở mềm. Sau đó, bạn vớt tôm khô ra ngoài để cho ráo nước.
Tôm khô ngâm với nước để nở mềm - Ảnh: Internet
Phần nước củ cải trên trộn với bột gạo. Bạn khuấy cho tan hết bột gạo. Sau đó cho phần nước củ cải bột gạo vào tô củ cải trắng bào sợi ở trên và trộn đều.Lạp xưởng cắt nhỏ.Hành khô sau khi bóc vỏ thì đem băm nhỏ.Bắc một cái chảo lên bếp. Bạn cho thêm tí dầu ăn. Làm nóng dầu thì bạn cho tôm khô vào chảo. Đảo đều tôm khô. Sau khoảng 3 phút lạp xưởng và hành tím băm. Nêm nếm gia vị. Đảo đều hỗn hợp trên để ngấm đều gia vị thì tắt bếp.Bạn cho toàn bộ phần tôm và lạp xưởng trên vào tô củ cải trắng bào sợi. Sau đó nêm thêm ít đường và một ít nước. Trộn đều
.3.2.2. Hấp và chiên bánh củ cải Bạc Liêu
Sau các bước sơ chế và xào nguyên liệu, giờ bạn tiến hành hấp bánh theo các công đoạn sau nhé.
Bạn chuẩn bị khuôn bánh. Mẹo là nên quét thêm một ít dầu ăn xuống đáy nồi để bánh chín lấy ra dễ hơn.Bạn cho toàn bộ hỗn hợp trên vào khuôn. Dùng giấy bạc bọc kín lại rồi.Cho khuôn bánh củ cải trắng vào xửng để hấp. Lưu ý với món bánh này, bạn hãy hấp ở lửa lớn nhé. Thời gian để đạt yêu cầu là 1 giờ. Tuy nhiên, bạn có xem thử đến khi chín là được. Dùng cây tăm đâm vào bánh. Nếu tăm không dính bột thì bánh đã chín nhé
Sau khi bánh chín, bạn lấy bánh ra ngoài và để nguội.Bánh nguội thì cắt thành từng miếng hình chữ nhật vừa ăn như hình dưới đây. Đến đây là bạn đã hoàn thành các bước làm bánh củ cải Bạc Liêu rồi đó.Đừng quên chuẩn bị thêm một chén nước chấm hoặc tương ớt cho món ăn thêm đậm vị và ngon hơn bạn nhé. Giờ thì mời cả nhàcùng thưởng thức nhé.
Cho bánh củ cải hấp ra ngoài. Để nguội và cắt thành miếng vừa ăn - Ảnh: Internet
Nếu bánh củ cải hấp có lớp vỏ trắng đục, ăn mềm mềm dai dai với phần nhân đậm đà thì bánh củ cải chiên lại mang đến cái vị thơm giòn, quyện với phần nước sốt cay ngọt. Đây là những biến tấu vô cùng dễ làm với những nguyên liệu cực dễ tìm và tiết kiệm. Không có lý do gì chúng ta lại không thử ngay món bánh thơm ngon, bổ dưỡng nay vào cuối tuần này đúng không nào!
Cách làm bò bía mặn đơn giản mà ngon đúng chuẩn vị miền Nam Bò bía được biết đến là món ăn dân dã của tuổi thơ được rất nhiều người yểu thích,đặc biệt món ăn này là một ký ức của học sinh,sinh viên,món bò bía có nguồn gốc từ Trung Quốc, được chế biến theo phương pháp cuốn. Hiện nay bò bía đang là món ăn khá phổ biến ở các nước như Singapore, Malaysia,...