Chán chó ngao Tây Tạng, giới siêu giàu TQ nuôi gì?
Khi cơn sốt chó ngao Tây Tạng dần lắng xuống, giới nhà giàu Trung Quốc lại tìm những giống cho độc, hiếm để thể hiện đẳng cấp ngút trời.
Biểu tượng quyền lực một thời giờ rớt giá thảm hại.
Thú nuôi đắt đỏ
Chú chó dòng husky Siberia, tên Xiangzi (nghĩa là “may mắn”) được chủ dẫn đi dạo hai ngày một lần. Chủ nhân của chú chó này là Cửu Hồng, một nhân viên marketing thể thao thu thập khá. Số tiền mà Hồng bỏ ra cho chú chó cưng lên tới 300 USD/tháng, chỉ tính tiền ăn.
Khi thành phố bắt đầu lên đèn, Hồng liền dẫn Xiangzi lên xe hơi rồi đưa chú chó đi dạo một vòng. “Xiangzi rất thích nô đùa và nó như trẻ con”, Hồng nói với phóng viên tờ New York Times. Nói không quá khi tại Trung Quốc, chó cưng là một vật phẩm thể hiện đẳng cấp trong xã hội. Nó là ranh giới rất rõ ràng giữa tầng lớp nghèo nàn và những người giàu có bậc nhất.
Sau khi cơn sốt chó ngao Tây Tạng lắng xuống, trào lưu nuôi chó vẫn tiếp diễn nhưng chuyển qua các loại chó khác. Thời điểm năm 2011, khi chó ngao mất giá và bị đưa vào lò mổ giết thịt, chó husky nổi lên là “kẻ soán ngôi” xứng đáng.
Con chó của thiếu gia Vương Tư Thông đeo hai chiếc đồng hồ ở chân.
Quý tử nhà Vương Kiện Lâm, tỉ phú giàu nhất Trung Quốc, cũng sở hữu một con chó husky. Vương Tư Thông, thanh niên chưa tròn 30 nhưng thú chơi với chó husky có thể nói là độc nhất Trung Quốc. Khi tập đoàn công nghệ Apple công bố chiếc đồng hồ đeo tay có giá 20 triệu đồng, Thông bỏ tiền mua hẳn 2 chiếc cho chú chó cưng. Việc chú chó husky này được đi chơi trên du thuyền, khoang máy bay hạng nhất đã là điều rất bình thường.
20 năm trước, tìm đỏ mắt cũng không thấy một con husky nào ở Bắc Kinh. Thứ duy nhất dễ tìm thấy ở Trung Quốc, đó là những cửa hàng thịt chó luôn sáng đèn, đặc biệt khi mùa đông về. Món lẩu chó từ lâu đã là thương hiệu của quốc gia đông dân nhất thế giới. Chó husky khi đó vẫn chỉ là những con vật đẹp đẽ xuất hiện trên tạp chí, phim ảnh.
Khi đời sống người dân Trung Quốc được cải thiện, những con chó độc, lạ xuất hiện ngày càng nhiều. Cảnh chủ nuôi mang chó đi bơi, tới quán cà phê, rạp chiếu phim là điều “thường ngày ở huyện”. Riêng năm 2010, số lượng chó tại Bắc Kinh đã gần 1 triệu con với đủ thể loại.
Cửu Hồng, chủ nhân chú chó husky, chia sẻ: “Thời kỳ đầu người dân đầu tắt mặt tối đi kiếm tiền. Giờ khi cuộc sống khá giả, người Trung Quốc thích nuôi chó làm bầu bạn. Xã hội càng phát triển, con người ta càng cô đơn hơn”.
Sở thích chung
Video đang HOT
Một trang trại nuôi chó Akita tại Trung Quốc.
Những người nuôi chó nói rằng chó không chỉ thể hiện đẳng cấp chủ nhân mà còn giúp chủ nuôi kết giao với người khác. Hà Yên, 25 tuổi, chủ của 2 chú chó lai tên Guoguo và Tangtang cho biết người Bắc Kinh thích chó và có nhiều câu lạc bộ chó khắp thành phố. Sở hữu những chú chó cực hiếm là ước muốn của bất kì ai để “nở mày nở mặt” khi tới một câu lạc bộ chó.
Trong số những “cực phẩm” chó thời kì năm 2010, ngao Tây Tạng là loài chó được quan tâm nhất. Để sở hữu một con tầm trung, chủ nhân cần chi ra tới 3.000 USD (khoảng 65 triệu đồng). Với những con thuần chủng hoặc được chứng minh có giấy tờ đàng hoàng, cái giá phải trả có thể lên tới hàng triệu đô la. Năm 2009, một con chó ngao Tây Tạng từng mang về cho chủ nhân của nó hơn 30 tỉ đồng.
Một người phụ nữ ở Tây An, phía tây Bắc Kinh từng chi 600.000 USD (khoảng 1,4 tỉ đồng) để mua một con ngao Tây Tạng. Sau đó, cô dùng đoàn xe 30 chiếc Mercedes để đưa chú chó về nhà.
Chó husky của Vương Tư Thông bên chục chiếc iPhone đời mới.
Akita, giống chó được xem là “quốc khuyển” tại Nhật Bản, đang nằm trong top những loài chó được săn lùng nhiều nhất tại Trung Quốc hiện nay. Do chính sách cấm xuất khẩu hoặc đưa giống chó này ra bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản, dân chơi Trung Quốc càng nóng lòng muốn sở hữu. Một con chó Akita vừa chào đời, có giấy tờ đầy đủ có giá từ 10.000 tới 30.000 USD (200 tới 600 triệu đồng), tùy màu lông. Nếu là chó Akita Mỹ, giá sẽ rẻ hơn nhiều vì độ hiếm không cao.
Tiểu Vũ, một thanh niên 30 tuổi có bố mẹ buôn bán bất động sản, nói: “Với tôi, chó là bạn thân và là cách để thể hiện đẳng cấp. Bạn tôi ai cũng nuôi chó. Tôi quen rất nhiều người nhờ chú chó này”. Vũ vừa nói, vừa ôm chặt chú chó Akita lông màu nâu nhạt trên tay. Để sở hữu được nó, Vũ đã phải qua rất nhiều trung gian. Anh không tiết lộ số tiền cụ thể phải bỏ ra, nhưng nói ít nhất phải 10 vạn tệ (khoảng 340 triệu đồng).
Theo Danviet
Từ chó ngao Tây Tạng 30 tỉ đồng tới món ăn trong nồi lẩu
Nhiều tên trộm chó thích câu trộm ngao Tây Tạng vì...chúng to lớn và bán được giá.
Con ngao Tây Tạng trưởng thành có thể lên tới 100 kg.
Báu vật đẳng cấp
Dương Xuân quá mệt mỏi sau chuyến đi dài. Vị doanh nhân 34 tuổi đã di chuyển quãng đường hơn 1.900 km từ cao nguyên Tây Tạng trở về thủ đô Bắc Kinh. Tại vùng núi lạnh lẽo của Trung Quốc, Xuân đã chi tới 500.000 bảng Anh (khoảng 15 tỉ đồng) để mua một con chó ngao cỡ nhỏ về bán.
Thời điểm cách đây hơn 6 năm, ngao Tây Tạng là vật phẩm thể hiện đẳng cấp của giới nhà giàu Trung Quốc. Những con chó ngao được ví với sư tử được trao đi, bán lại với giá tiền tỉ là điều hết sức bình thường. Dương Xuân là chủ một trang trại nuôi chó ngao lớn ở ngoại thành Bắc Kinh.
Năm 2011, Xuân từng bán một con chó ngao Tây Tạng vừa lọt lòng với giá 50.000 bảng Anh (khoảng 1,5 tỉ đồng). Những người bạn khác của Xuân cũng bán chó ngao, có người thu về gần 1 triệu bảng Anh (khoảng 30 tỉ đồng) cho con chó đắt giá nhất hành tinh.
Cách đây vài năm, chó ngao Tây Tạng được bán rầm rộ ở Trung Quốc.
Xuân giải thích nguyên nhân khiến chó ngao được hâm mộ tới vậy là bởi sự trung thành, trí thông minh và bộ lông đặc trưng. Ngoài ra, chủ nhân những con ngao Tây Tạng thích chúng vì sự hung tợn khiến những kẻ trộm có ý định đột nhập tư gia phải dè chừng. "Đây là loài chó duy nhất không bao giờ biết lùi bước", Xuân nói. "Bạn có thể dùng gậy đập nó và ngao Tây Tạng vẫn lao lên tấn công".
Hơn một thập kỷ qua, khi tầng lớp giàu có và trung lưu của Trung Quốc xuất hiện ngày một nhiều, thú nuôi động vật trở thành "kim bài" thể hiện đẳng cấp. Ngao Tây Tạng là sự lựa chọn không thể tốt hơn vì sự "hầm hố và hiếm có" của chúng, Xuân nói.
Người đàn ông từng chi hơn 30 tỉ mua một con ngao Tây Tạng.
Paul Littlefair, chuyên gia về quyền động vật tại Tổ chức Ngăn ngừa bạo hành động vật, nói: "Chủ nhân sở hữu ngao Tây Tạng gia tăng chóng mặt, đẩy giá chó lên cao đột biến". Nhiều người già cũng thích nuôi chó hơn do con cái đi làm ăn xa, khiến thú nuôi chó nói chung càng được dân tình thích thú.
"Họ tiêu một số lượng tiền không tưởng cho những con chó được coi như thành viên trong gia đình", nhà làm phim Ngô Minh, tác giả một phim tài liệu về thú nuôi chó ở Trung Quốc, nói. Nhưng thời hoàng kim của ngao Tây Tạng cũng sớm qua đi.
Cho tới món ăn được yêu thích
Món lẩu chó tại Tứ Xuyên.
Kể từ lúc ngao Tây Tạng được bán rầm rộ ở Trung Quốc, chúng đã là mục tiêu của bọn trộm chó chuyên nghiệp. Chỉ cần bắt được một con ngao Tây Tạng, tên trộm có thể đổi đời khi bán nó tại thị trường chợ đen.
Tuy nhiên, cơn sốt giá chó ngao Tây Tạng mau chóng qua đi. Nguyên nhân của sự sụt giá này một phần được cho là hệ quả của chiến dịch "săn cáo" và "đả hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sau khi nhiều quan tham "ngã ngựa", những con chó ngao được săn đón cũng không trở thành biểu tượng của quyền lực như trước. Đầu năm 2017, một trang trại chó lớn nhất Trung Quốc đã tuyên bố phá sản và khiến 1.000 con ngao rơi vào cảnh "đi bụi". Vụ việc xảy ra ở tỉnh Thanh Hải, nơi sở hữu rất nhiều trang trại chó quy mô lớn.
Trang trại chó bỏ hoang trước đây là một tu viện và được dành để nhân giống chó ngao. Chạp Tây, một người cai quản tu viện, cho biết chi phí nuôi chó ngao Tây Tạng rất tốn kém. Một bầy hơn 1.000 con có thể khiến gia chủ tán gia bại sản chỉ trong vài tháng nếu không bán được con nào.
Chó ngao bị bỏ hoang tại Trung Quốc.
Một lí do nữa khiến ngao Tây Tạng sụt giá thảm hại là nhiều thương lái Trung Quốc tìm cách kiếm lời bằng cách nhân giống vô tội vạ. Điều này khiến những con chó thuần chủng dần cạn kiệt, thay vào đó là những con lai của ngao Tây Tạng nên giá của chúng cũng tuột dốc theo.
Sau khi sụt giá không tưởng, ngao Tây Tạng trở thành đối tượng săn bắt của những kẻ trộm chó vì rất được giá nếu... bán cho các cửa hàng thịt chó. Một con ngao Tây Tạng trưởng thành có thể nặng trên 100 kg, lớn hơn nhiều so với giống chó bản địa tại Trung Quốc. Những con chó này sau đó trở thành mồi ngon trên bàn nhậu.
Tại Trung Quốc, món lẩu chó ngao Tây Tạng đang rất được ưa chuộng, đặc biệt trong mùa đông. Ở tỉnh Tứ Xuyên, nơi nổi tiếng vì ăn cay, món lẩu chó ngao Tây Tạng rất được yêu thích. Một đầu chó ngao Tây Tạng để làm lẩu chỉ có giá 5 USD (khoảng 100 ngàn đồng). Phần lông của chúng được làm găng tay hoặc áo khoác cỡ nhỏ.
Ngao Tây Tạng được cho là mang trong mình "dòng máu sư tử".
Công Bác, một người lai tạo chó ngao ở Thanh Hải nói: "Nếu có cơ hội, tôi chỉ mong rút khỏi ngành kinh doanh này từ trước". Ông cho biết việc nuôi một con chó ngao nặng 100 kg mỗi ngày tốn tới 1 triệu đồng tiền thức ăn trong khi giá chó tụt dốc không phanh. Từ năm 2013 tới 2016, hơn một nửa trong số 95 trại chó ngao Tây Tạng ở Trung Quốc đã phá sản vì làm ăn thua lỗ. Một chợ chó ngao ở Thành Đô giờ biến thành nơi trưng bày thủy sinh vật.
Hiện nay, một con ngao Tây Tạng giá cao nhất cũng chỉ quanh ngưỡng 2.000-3.000 USD. Liz Flora, giám đốc tạp chí nghiên cứu thị trường Jing Daily, nói rằng thú vui nhất thời của giới nhà giàu Trung Quốc phụ thuộc vào...cảm hứng. "Họ hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi thị trường và chỉ đua đòi theo số đông. Khi hết mốt, giới nhà giàu Trung Quốc sẵn sàng vứt bỏ những con vật như chó ngao Tây Tạng để chạy theo sở thích khác", Liz nói.
Theo Danviet
TQ: Sự thảm hại của những chú chó ngao Tây Tạng triệu đô một thời Từng là loài chó có giá triệu đô nhưng hiện tại chó ngao Tây Tạng lại vô giá trị đến mức phải đi bới rác, vào "cô nhi viện", đánh nhau kiếm ăn qua ngày. Chó ngao Tây Tạng là một giống chó ngao được người Tây Tạng nuôi và huấn luyện để bảo vệ gia súc cũng như cuộc sống của những...