Chấn chỉnh việc thực hiện phòng, chống dịch ở TP Phan Thiết
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có văn bản khẩn yêu cầu chấn chỉnh việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Phan Thiết.
Kiểm tra tại chốt kiểm soát dịch tại cầu Trần Hưng Đạo. Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo thành phố Phan Thiết và yêu cầu khắc phục những hạn chế trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, công tác xét nghiệm, quản lý các chốt… Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, nhiều nội dung công việc Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết thực hiện chưa đúng, chưa hết trách nhiệm theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Một số phường, xã và người dân vẫn chưa thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch tại các khu vực đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg; công tác tuyên truyền chưa hiệu quả, nhiều người dân chưa rõ khu vực nào áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg (tại những phường, xã áp dụng một phần Chỉ thị 16), chưa thông tin nhiều về sự nguy hiểm, lây lan của dịch bệnh.
Người dân vẫn ra ngoài khi không có việc thật sự cần thiết. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, người bán hàng rong vẫn tiếp tục hoạt động do chưa được cơ quan chức năng thông báo dừng. Hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của các đội tuần tra lưu động của thành phố, các phường, xã còn ít, chưa nghiêm. Việc kiểm tra phương tiện, đối tượng lưu thông qua chốt còn lỏng lẻo, có lúc mất kiểm soát…
Đối với công tác xét nghiệm, tại một số phường, xã, người dân chờ nhiều giờ vẫn chưa có nhân viên lấy mẫu, gây bức xúc và nhiều người bỏ về. Việc thông báo xét nghiệm đến người dân còn chậm, chưa quy định cụ thể khung thời gian, có nơi thực hiện giãn cách, lựa chọn vị trí tổ chức lấy mẫu chưa phù hợp…
Qua kiểm tra thực tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong nhận thấy, xảy ra những tồn tại như trên nhưng không được lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra, giám sát, khắc phục kịp thời. Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê bình và yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết nghiêm túc chấn chỉnh, khắc phục tồn tại, hạn chế để nhanh chóng khống chế dịch bệnh trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu, Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết tận dụng “thời gian vàng” giãn cách xã hội để hoàn thành việc xét nghiệm; trong đó, lưu ý xây dựng kế hoạch xét nghiệm cụ thể, chi tiết để triển khai, nắm chắc, có danh sách số nhân khẩu trên địa bàn để gửi giấy mời theo khung thời gian cụ thể, cung cấp cho các tổ lấy mẫu; đảm bảo đúng quy định 5K khi thực hiện xét nghiệm.
Video đang HOT
Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các cơ sở kinh doanh, lĩnh vực, ngành nghề, đối tượng… được phép hoạt động, đi lại trong khu vực áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg. Đối với phường, xã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg một phần thì phải nêu rõ tên từng khu phố, thôn để người dân biết, thực hiện đúng quy định.
Sẵn sàng cho cuộc sống 'bình thường mới' - Bài 2: Chắt chiu, củng cố từng thành quả đạt được
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song hoạt động phòng, chống dịch Thành phố đã đạt được một số kết quả tích cực: Mở rộng được vùng an toàn, vùng xanh; cơ bản bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên; công tác điều trị từng bước được hoàn thiện, số ca tử vong đang giảm dần...
Vượt qua những khó khăn, thử thách ban đầu khi khi số ca nhiễm liên tục tăng cao lên đến hàng ngàn ca mỗi ngày kéo theo đó là số ca tử vong rất lớn cũng như rất nhiều vấn đề phát sinh về an sinh xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, TP Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ tích cực của Trung ương và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp đã từng bước củng cố đội hình, điều chỉnh các chiến lược nhằm sớm kiểm soát được dịch COVID-19.
Những kết quả tích cực
Chốt kiểm soát dịch trên tuyến đường ở phường Tân Hưng Thuận, Quận 12. Ảnh minh họa: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song hoạt động phòng, chống dịch Thành phố đã đạt được một số kết quả tích cực: mở rộng được vùng an toàn, vùng xanh; cơ bản bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên; công tác điều trị từng bước được hoàn thiện, số ca tử vong đang giảm dần...
Với việc tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội, quán triệt phương châm mỗi xã, phường, thị trấn là một "pháo đài", mỗi người dân là một "chiến sĩ", vận động nhân dân thực hiện triệt để "ai ở đâu ở yên đó", lưu lượng trên đường đã giảm 90% so với thời điểm trước khi thực hiện Chỉ thị 16, góp phần hạn chế tối đa lây lan của dịch bệnh.
Việc tổ chức thu dung, phân loại, phát thuốc điều trị ngày càng kịp thời tại cộng đồng; tập trung chuyển trọng tâm điều trị xuống cơ sở, thành lập 512 trạm y tế lưu động, tổ chức cung ứng túi thuốc A, B, C kịp thời, qua đó đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu điều trị tại cộng đồng, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ y tế, góp phần giảm thấp nhất các ca chuyển nặng, nguy kịch chỉ còn mức dưới 2% và số ca tử vong.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện số ca F0 tử vong trên địa bàn đang có xu hướng giảm. Số bệnh nhân nặng mới nhập viện giảm rất nhiều ở các tầng. Các y, bác sĩ đang nỗ lực cứu những trường hợp nặng; hy vọng trong thời gian tới, số ca bệnh nặng giảm đáng kể. Trước đó, số ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh rất cao như ngày 22/8 là 340 ca và duy trì mức trên 300 ca ngày, tuy nhiên trong những ngày qua giảm xuống dưới 200 ca/ngày, ngày 20/9 còn 182 ca.
Trước diễn biến dịch lây lan nhanh, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ cơ sở đến thành phố, cùng với sự đồng tình, ủng hộ của người dân, nhiều địa phương tại TP Hồ Chí Minh, nhất là các khu phố đã triển khai mô hình giữ vững, mở rộng các "vùng xanh" an toàn với dịch COVID-19 do các lực lượng, người dân tại chỗ tham gia, hình thành các tổ tự quản, thay nhau túc trực, canh gác ở các điểm chốt vào khu dân cư. Đến nay, Thành phố có hơn 60% khu phố, tổ dân phố là "vùng xanh", trong đó có 3 quận, huyện gồm Quận 7, huyện Củ Chi và Cần Giờ cơ bản đạt tiêu chí kiểm soát dịch COVID-19. Tại các khu vực "vùng xanh", một số hoạt động kinh tế, di chuyển, đi chợ... đã từng bước được nới lỏng.
Sau nhiều tháng bị "đóng băng" nhằm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, ngày 19/9, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh và UBND các huyện Cần Giờ, Củ Chi đã tổ chức các tour du lịch về nguồn với các du khách đầu tiên chính là lực lượng tuyến đầu, tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố suốt thời gian qua.
Mang tính chất thí điểm với sự tham gia rất hạn chế của du khách, các chương trình "Hành trình xanh về vùng Đất Thép", "Cần Giờ - Thiên nhiên tươi đẹp" là những minh chứng quan trọng, mang rất nhiều ý nghĩa trong việc kiểm soát dịch COVID-19 của thành phố mang tên Bác trong hơn 100 ngày căng mình chống dịch.
"Thông qua hoạt động này, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh mong muốn tạo thêm niềm tin vững chắc cho nhân dân trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đây còn là lời cảm ơn thiết thực cũng như phần nào chăm sóc sức khỏe tinh thần đối với lực lượng tuyến đầu chịu nhiều căng thẳng, áp lực bởi tình hình dịch COVID-19 thời gian qua", bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh chia sẻ.
Về thực hiện chiến lược căn cơ, phủ kín vaccine phòng COVID-19, cùng với sự quan tâm, phân bổ vaccine từ Bộ Y tế với tinh thần ưu tiên tối đa sự cho thành phố, chính quyền TP Hồ Chí Minh cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm nguồn vaccine. Đây là minh chứng cho nỗ lực rất lớn của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua để sớm đưa cuộc sống trở lại "bình thường mới" trong điều kiện nguồn vaccine phòng COVID-19 rất hạn chế hiện nay. Đến ngày 21/9, Thành phố đã bao phủ vaccine phòng COVID-19 được hơn 90 % mũi 1 và gần 20 % mũi 2 cho người dân từ 18 tuổi trở lên với hơn 8,7 triệu mũi tiêm, trong đó có hơn 2 triệu người tiêm mũi 2.
Trong buổi làm việc với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đánh giá, TP Hồ Chí Minh đã đi được những bước rất dài trong công tác phòng, chống dịch và sẽ còn một giai đoạn nữa, tính bằng tuần, để tiến tới kiểm soát được dịch bệnh. Do đó, Thành phố cần xác định lại "bản đồ" đánh giá nguy cơ dịch bệnh đến tận tổ dân phố, khu phố và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với từng tổ dân phố, từng khu phố đó.
"Từ nay đến cuối tháng 9, Thành phố sẽ tập trung các hoạt động củng cố các kết quả đạt được, trong đó tập trung tiêm vaccine, để mũi 1 đạt tỷ lệ cao nhất và đẩy nhanh tiêm mũi 2. Đây là điều kiện để nhanh chóng mở của lại các hoạt động bình thường cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội", Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Còn nhiều thách thức ở phía trước
Bà Đào Thị Khang (85 tuổi, Quận 12, TP Hồ Chí Minh) được tổ y tế lưu động đến tận nhà tiêm vaccine phòng COVID-19. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Việc kiểm soát dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh tuy đạt được những kết quả bước đầu, tuy nhiên diễn biến dịch vẫn còn rất phức tạp, đối mặt với nhiều thách thức ở phía trước, nhất là trong bối cảnh biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, phải thay đổi chiến lược sống chung trong môi trường có dịch, không thể quét sạch COVID-19 cùng với đó là sức chịu của người dân, doanh nghiệp đã tới ngưỡng.
Con số ca mắc COVID-19 mỗi ngày ở TP Hồ Chí Minh vẫn còn ở mức cao, trung bình trên dưới 5.000 ca/ngày. Ghi nhận trong ngày 21/9, Thành phố vẫn có tới hơn 6.500 ca bệnh COVID-19. Cùng với đó, số trường hợp nhập viện với tình trạng nặng cần hỗ trợ hô hấp vẫn còn cao; tỷ lệ tử vong tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, với trên 150 ca/ngày.
Trong công tác điều trị, Thành phố cũng đã triển khai rất nhiều giải pháp, tăng cường nguồn lực giúp công tác chăm sóc và quản lý người F0 tại cộng đồng, tại nhà tốt hơn, nhất là hoạt động thăm khám và cấp cứu F0 tại nhà. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều trường hợp F0 chưa tiếp cận được thuốc kịp thời và khó liên hệ nhân viên y tế khi cần trợ giúp, làm tăng nguy cơ nhập viện trong bệnh cảnh rất nặng hoặc tử vong sớm ngay khi nhập viện.
Về công tác an sinh xã hội, trải qua thời gian giãn cách kéo dài, số người dân khó khăn cũng gia tăng rất cao. Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố, trên địa bàn hiện có hơn 2 triệu hộ với gần 6,9 triệu nhân khẩu trong hộ có hoàn cảnh khó khăn (bao gồm cả hộ nghèo, hộ cận nghèo) và hơn 1,3 triệu người lao động có thu nhập hoặc giảm sâu thu nhập, bị giãn cách, đời sống gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo dự báo của các cơ quan chức năng, kéo theo đó là rất nhiều vấn đề phát sinh, diễn biến phức tạp về tình hình an ninh trật tự xã hội, giải quyết việc làm...
Trước diễn biến phức tạp của dịch trên địa bàn, nhiều hoạt động nhiều hoạt động kinh doanh, sản xuất gặp khó khăn khi tạm ngưng hoạt động, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điển hình, số lượng giấy phép và vốn đăng ký cấp mới của doanh nghiệp trong 15 ngày đầu tháng 8/2021 đạt mức rất thấp, chỉ có 265 doanh nghiệp thành lập với vốn đăng ký là 6.646 tỷ đồng; so với tháng cùng kỳ năm trước thì số giấy phép giảm đến 85,5% và số vốn cũng giảm 95,4%.
Liên quan đến vấn đề này, trong một nghiên cứu về chỉ số kinh doanh trong môi trường phong tỏa và giãn cách xã hội do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố đầu tháng 9/2021 cho biết: Do phong tỏa và giãn cách xã hội kéo dài, 18% doanh nghiệp trong ngành sản xuất đã chuyển dịch một phần nhu cầu sản xuất, đơn hàng sang các nước khác. Bên cạnh đó, 16% doanh nghiệp cũng đang cân nhắc chuyển dịch sản xuất. "Nếu các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội và hạn chế đi lại tiếp tục kéo dài hơn nữa, các dự án đầu tư mới có thể gặp rủi ro và các công ty có thể xem xét di chuyển tới các nơi khác trong khu vực", ông Alain Cany, chủ tịch EuroCham cho biết.
Về phần mình, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cũng chia sẻ: Khi tình thế cấp thiết buộc TP Hồ Chí Minh phải thực hiện biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt, những khó khăn phiền phức tăng lên, thậm chí nhiều lần. Tình hình càng kéo dài thì sự lo âu, căng thẳng càng tăng, thử thách với thành phố càng lớn.
Bạc Liêu áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 đối với huyện Hòa Bình Ngày 13/9, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đã ban hành quyết định 1428/QĐ-UBND về việc áp dụng thực hiện biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg đối với toàn huyện Hòa Bình. Thời gian thực hiện từ 19 giờ ngày 13/9. Người dân thực hiện khai báo y tế tại các chốt kiểm soát dịch. Chủ...