Chấn chỉnh việc chạy theo thành tích, huy động quá sức dân trong xây dựng nông thôn mới
Văn phòng Chính phủ vừa có kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đạt được những kết quả tích cực, toàn diện, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp hơn; hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới;
Kinh tế nông thôn ngày càng phát triển, đời sống vật chất của nông dân ngày càng được nâng cao…
Đến tháng 6 năm 2020, cả nước đã có 5.177 xã (58,2%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 371 xã (4,2%) so với cuối năm 2019; có 9 tỉnh, thành phố có 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM.
Nông dân xã Xuân Tân, thị xã Long Khánh, Đồng Nai đầu tư trồng rau an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao. ảnh: Hoàng Hải
Bình quân cả nước đạt 16,2 tiêu chí/xã; có 127/664 đơn vị cấp huyện thuộc 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 14 đơn vị cấp huyện so với cuối năm 2019) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Cả nước đã có 62/63 UBND tỉnh đã phê duyệt, triển khai Đề án/Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm); có 34 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng và có quyết định công nhận cho 1.730 sản phẩm OCOP của 1.005 chủ thể tham gia Chương trình OCOP.
Năm 2020 là năm then chốt thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ còn lại của giai đoạn 2016-2020 theo hướng nâng cao chất lượng, ngày càng đi vào chiều sâu. Do đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành Trung ương cần căn cứ Chương trình công tác năm 2020 của Ban Chỉ đạo đã được ban hành để tập trung chỉ đạo, đôn đốc các địa phương theo địa bàn được phân công đẩy nhanh tiến độ thực hiện, để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu còn lại của Chương trình trong năm 2020.
Đặc biệt, phải kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các biểu hiện chạy theo thành tích, huy động quá sức dân, tự thỏa mãn với thành tích đã đạt được.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới mới đây.
Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương lồng ghép các mục tiêu, nội dung về xây dựng NTM vào các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.
Video đang HOT
Về Báo cáo chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan rà soát, xem xét điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các mục tiêu, nội dụng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm; điều chỉnh phương án đề xuất nguồn lực cho phù hợp để vừa bố trí đủ cho các nội dung bổ sung, vừa tránh chồng chéo, vừa tạo điều kiện lồng ghép, phối hợp chặt chẽ với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, nhằm đảm bảo thiết thực, nâng hiệu quả đầu tư.
Đồng thời, làm rõ vấn đề quy hoạch NTM cấp xã, huyện trong cả nước, từ đó xác định các nội dung trọng tâm để đề xuất Chương trình phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của ngành, của lĩnh vực giai đoạn 2021 – 2025;
Xác định rõ định hướng phát triển kinh tế nông thôn toàn diện, tạo sinh kế để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống một cách bền vững cho người dân nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan có liên quan chủ động hoàn thiện dự thảo Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; sớm hoàn thiện các thủ tục để trình Quốc hội phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 ngay sau khi Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư Chương trình.
Về Bộ tiêu chí quốc gia về NTM giai đoạn 2021-2025, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện Bộ tiêu chí, đảm bảo tính khả thi. Trong đó, cần lượng hóa các tiêu chí, xây dựng các tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tiễn, nguồn lực của địa phương, từng vùng, từng khu vực; phù hợp về địa lý, lịch sử, văn hóa, đặc biệt là trình độ phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi vùng.
Bắc Kạn: Hàng trăm hộ nông dân khốn khổ, ôm nợ vì gừng dự án... không chịu mọc
Do dự án trồng gừng bị "thối" thầu, bà con ở xã Xuân La (huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn) đành chuyển gần 80ha đã xử lí thực bì sang trồng cây khác, một phần nhỏ diện tích lồng ghép sang dự án CSSP.
Tuy nhiên, người trồng gừng ở đây một lần nữa lâm cảnh khóc dở mếu dở vì gừng không chịu mọc.
Gừng không chịu mọc
Phản ánh tới PV Dân Việt, bà Nông Thị Liền, thôn Thôm Mèo, xã Xuân La cho biết, 1.000m2 diện tích trồng gừng của nhà bà thực hiện trong khuôn khổ dự án CSSP hiện bị thối cơ bản, chỉ mọc được khoảng 30%.
Theo bà Liền, trước đó gia đình bà có xử lý thực bì cho diện tích 2.000m2 để chuẩn bị điều kiện trồng gừng theo dự án của Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (VPĐPMTQGXDNTM) tỉnh Bắc Kạn, tuy nhiên đợi mãi không thấy dự án triển khai, sau đó có dự án CSSP huyện, bà đã tham gia tổ hợp tác trồng gừng và trồng với diện tích 1.000m2.
"Đối ứng để mua gừng giống là 2 triệu đồng, số tiền đó không nhỏ đối với bà con địa phương, vậy nhưng đa phần bị thối củ, không chịu mọc. Phía đơn vị cung cấp giống cùng ngành chức năng cũng đã xuống kiểm tra, bảo sẽ hỗ trợ một nửa số gừng không mọc, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy gì", bà Liền thở dài.
Diện tích gừng của bà Cà Thị Mơ, xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm.
Không chỉ nhà bà Liền, tại xã Xuân La có 3 tổ trồng gừng, mỗi tổ từ 12 - 15 người thì tổ nào cũng gặp tình trạng như vậy. Có hộ gừng mọc tốt hơn thì được khoảng 70%, còn lại chỉ được 10-40%.
Bà Quan Thị Huyên, tổ trưởng tổ hợp tác 1 cho biết, trước đó gia đình bà cũng đã phát, xử lý thực bì cho diện tích 2.000m2 chuẩn bị cho dự án trồng gừng của Văn phòng điều phối, tuy nhiên làm cỏ đến 2 lần vẫn không thấy dự án được triển khai thực hiện. "Sau đó nhà tôi thực hiện theo dự án CSSP được 1.000m2. Tỷ lệ mọc nhà tôi có cao hơn các nhà khác, đạt khoảng 70%", bà Huyên kể.
Không riêng Xuân La, nhiều xã khác như Cổ Linh, Bộc Bố, Giáo Hiệu của huyện Pác Nặm, sau khi dự án trồng gừng của VPĐPMTQGXDNTM tỉnh Bắc Kạn bị "thối" thầu, bà con chuyển sang trồng gừng liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm trong khuôn khổ Dự án CSSP thì rất nhiều diện tích bị thối củ, gừng không mọc.
Theo thông tin của người dân, gừng giống người dân phải đối ứng 2 triệu đồng, nhiều nhà không có tiền để đối ứng nên để không đất hoặc trồng ngô thay thế.
Tại Bộc Bố, gia đình bà Cà Thị Mơ thuộc Tổ trồng gừng Nặm Mây cũng phải trồng dặm lại diện tích gừng của gia đình. Bà Mơ cho biết năm nay, gia đình chuyển đổi 2.000m2 ruộng trồng lúa sang trồng gừng theo dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ.
Một số thành viên trong tổ mua giống với Doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu và chế biến nông sản Minh Bê (địa chỉ tại TP. Bắc Kạn) để trồng cho kịp thời vụ. Tuy nhiên, do chất lượng giống kém, trồng từ cuối tháng 3 nhưng tỷ lệ mọc ít và cây mọc không cao, không ít gia đình phải dồn lại một phần diện tích để làm ruộng.
Các hộ thực hiện dự án đều được hỗ trợ phân bón, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng và chăm sóc cây gừng. Theo bà Lường Thị Nự, công chức Nông - Lâm của xã Cổ Linh, người dân nhận giống và đã thực hiện đảm bảo các quy trình kỹ thuật trồng nhưng củ gừng giống vẫn bị thối, hỏng.
Người dân đã sử dụng phần diện tích gừng không mọc thay thế bằng cây đỗ tương.
Tổng diện tích thực hiện tại xã Cổ Linh là 12.000m2 nhưng tỷ lệ mọc chưa đến 10%, một số được trồng dặm lại, còn đa phần bà con trồng cây đỗ tương thay thế. Theo cán bộ Nông - Lâm xã này, gừng không mọc không phải do thời tiết mà do giống, vì trồng bằng giống gừng của bà con vẫn mọc tốt.
Khổ vì chạy theo dự án
Ông Cà Văn Mẫn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân La cho biết, Xuân La có thành lập 3 tổ hợp tác trồng gừng, tập trung ở Thôm Mèo. Trước đó người dân rất háo hức, tuy nhiên dân làm thực bì hết rồi nhưng Dự án của VPĐPXDNTM bị"thối" thầu không thực hiện được.
"Sau dự án CSSP huyện vào có hỗ trợ được bà con phần nào, tuy nhiên do đợi dự án của VPĐPXDNTM trước đó mất một thời gian khá dài, đến khi trồng theo dự án CSSP thì giống bị muộn, nhiều diện tích trồng lại không mọc, chỉ được 30-40%", ông Mẫn cho biết thêm.
"Tuy nhiên, giống bà con tự để dành thì mọc được đến 90%, còn giống lấy với Doanh nghiệp Minh Bê chỉ mọc được 30-40% thôi. Tuy nhiên giống trong dân rất ít vì trước đó khi bảo triển khai dự án, được cung ứng về giống nên bà con đã bán hết giống đi", Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân La thông tin.
Qua tìm hiểu PV được biết, thông thường đầu tháng 3 đến mùa vụ trồng gừng, nhưng bà con ở Xuân La và các xã khác đến cuối tháng 3 mới được trồng. Lúc đó nắng nóng, rồi lại mưa nhiều nên gừng bị thối, mọc rất ít.
Bà Nông Thị Liền, xã Xuân La cho biết gừng nhà bà chỉ mọc được khoảng 30%.
Ông Quan Văn Nghĩa, công chức Nông - Lâm xã Xuân La thông tin, toàn bộ diện tích bà con xử lý thực bì chuẩn bị cho dự án trước đó tại xã hơn 48ha, sau khi dự án bị "thối" thầu, chỉ đưa lồng vào dự án của CSSP huyện được 5ha.
"Khi phát hiện gừng không mọc, xã cùng với Văn phòng điều phối chủ trì dự án CSSP huyện đã đi kiểm tra rồi báo cấp trên. Phòng, ban chuyên môn của huyện cùng đơn vị cung cấp giống cũng đã xuống kiểm tra, tỷ lệ mọc thấp là đúng", ông Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, Biên bản làm việc có ghi nguyên nhân là do quá trình vận chuyển, do gừng giống để lâu và do mưa nhiều dẫn đến củ gừng giống bị thối. Sau đó còn một đoàn nữa gồm đại diện dự án CSSP của tỉnh, Sở NNPTNT, Chi Cục trồng trọt tỉnh, Phòng NNPTNThuyện... tiếp tục lên kiểm tra. Tuy nhiên chưa thấy có kết luận.
Trao đổi với PV, ông Hoàng Văn Giáp, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQGXDNTM tỉnh Bắc Kạn cho biết, việc bị "thối"thầu là do hồ sơ dự thầu của các nhà thầu không đáp ứng được điều kiện.
"Có 4 nhà thầu tham dự đều không nhà thầu nào đạt. Bà con trồng gừng tại huyện Pác Nặm trước đó đã được Doanh nghiệp tư nhân Minh Bê tập huấn, và đã xử lý thực bì để chuẩn bị điều kiện thực hiện dự án với khoảng 80ha, việc "thối" thầu là không mong muốn.
Sau để hỗ trợ bà con, chúng tôi đã đưa một phần diện tích đã chuẩn bị cho trồng gừng trước đó vào dự án CSSP, thành lập các tổ trồng gừng. Việc cây gừng mọc đạt tỷ lệ thấp là do thời điểm trồng gừng xảy ra mưa nhiều", ông Giáp cho biết thêm.
Dự án Hỗ trợ kinh doanh nông hộ tỉnh Bắc Kạn (CSSP), huyện Pác Nặm đã xây dựng được 8 tổ trồng gừng với tổng diện tích 12ha, hơn 100 hộ dân tham gia, tập trung tại các xã Bộc Bố, Cổ Linh, Giáo Hiệu và Xuân La.
Tại các buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 10, HĐND huyện Pác Nặm khóa III, cử tri xã Xuân La, Giáo Hiệu đã kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét nguyên nhân, đánh giá thiệt hại và có biện pháp giúp đỡ các hộ gia đình đã thực hiện trồng gừng nhưng không mọc hoặc mọc ít.
Kiện toàn BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường làm Phó Trưởng ban. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN) Thủ tướng Chính phủ...