Chấn chỉnh thái độ ứng xử của tài xế, nhân viên xe buýt
Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng vừa ra văn bản gửi các doanh nghiệp vận tải tham gia hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt nhằm chấn chỉnh thái độ ứng xử của tài xế, nhân viên.
Cụ thể, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng cho biết thời gian qua toàn ngành đã từng bước thay đổi diện mạo thông qua việc đầu tư đổi mới đoàn phương tiện, trang bị thêm các tiện nghi cho hành khách (hệ thống đèn led, loa thông báo trạm tự động, wifi miễn phí), chỉnh trang và đầu tư mới nhiều nhà chờ xe buýt, chấn chỉnh thái độ phục vụ,… Những điều này đã góp phần làm cho xe buýt ngày càng thân thiện hơn trong mắt của người dân TP.
Tuy nhiên, một số vụ việc xảy ra vừa qua liên quan đến thái độ ứng xử khi tham gia giao thông của một vài lái xe, nhân viên phục vụ đã gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng lớn đến hình ảnh xe buýt văn mình, thân thiện mà toàn ngành đang nỗ lực xây dựng.
Trung tâm đã đưa ra nhiều giải pháp để chấn chỉnh thái độ ứng xử của tài xế, nhân viên xe buýt.
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt để thu hút hơn nữa người dân sử dụng, tăng sản lượng và doanh thu, góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông, Trung tâm đề nghị lãnh đạo các doanh nghiệp vận tải tham gia hoạt động xe buýt trên địa bàn Thành phố tập trung phối hợp triển khai một số việc sau:
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lực lượng lái xe, nhân viên phục vụ xe buýt về thái độ, hành vi ứng xử đúng mực, ý thức chấp hành về trật tự an toàn giao thông, quy định của ngành trong hoạt động xe buýt và các quy định của pháp luật có liên quan.
Video đang HOT
Xây dựng kế hoạch, quyết tâm cùng toàn ngành tạo nên hình ảnh đẹp, văn minh, thân thiện của xe buýt thành phố, góp phần cung cấp cho người dân thành phố dịch vụ xe buýt có chất lượng.
Thường xuyên tự kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm kiểm tra, xử lý và cương quyết loại bỏ ra khỏi hoạt động xe buýt những cá nhân thiếu tu dưỡng, rèn luyện để xảy ra vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của xe buýt.
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn giao thông, vệ sinh trong quá trình khai thác, cung cấp dịch vụ.
Trước đó, Trung tâm đã chính thức sa thải và ngưng tiếp nhận lại trên toàn hệ thống xe buýt ở TP.HCM tài xế Tăng Quốc Huy vì đã có hành động phun nước bọt vào người đi đường. Sự việc gây búc xúc cao độ trong cộng đồng mạng mấy ngày qua.
Mới đây, Trung tâm cũng đã đình chỉ tài xế xe buýt tuyến 150 (Chợ Lớn – Bến xe Tân Vạn) do dùng hung khí đâm tài xế xe công nghệ do hai bên xảy ra mâu thuẫn.
Trước tình trạng trên, Trung tâm đã yêu cầu các doanh nghiệp vận tải xe buýt tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đối với đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt.
THÁI NGUYÊN
Theo PLO
Dành làn đường riêng cho xe buýt trên 2 tuyến đường đông đúc ở Sài Gòn
Đường Điện Biên Phủ và Võ Thị Sáu (quận 3) được lựa chọn để thí điểm tổ chức làn đường riêng cho xe buýt trong bối cảnh loại phương tiện này bị khách chê chạy chậm.
Hội đồng Tư vấn giao thông đô thị TP.HCM vừa yêu cầu Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng làm rõ tiêu chí chọn tuyến đường thí điểm làn đường riêng cho xe buýt và thẩm định hiệu quả khi áp dụng bằng phần mềm mô phỏng giao thông.
Trước đó, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng đã đề xuất thí điểm tổ chức làn đường riêng cho xe buýt trên 2 tuyến đường Điện Biên Phủ và Võ Thị Sáu (quận 3).
Xe buýt đi chung làn với xe máy nên thường xuyên bị chậm chuyến khiến hành khách trễ giờ làm việc, học tập. Ảnh: Quỳnh Trang.
Hai đường này đều một chiều, dọc tuyến có nhiều đường cắt ngang, thường xuyên xảy ra ùn tắc cục bộ ở khu vực gần giao lộ. Theo phương án tổ chức, trong giờ cao điểm sáng và chiều, xe cá nhân không được phép lưu thông vào làn đường ưu tiên cho xe buýt.
Ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, cho biết làn đường riêng cho xe buýt là một giải pháp nằm trong đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng và kiểm soát xe cá nhân mà thành phố đang thực hiện.
Về việc chọn đường Điện Biên Phủ và Võ Thị Sáu, ông Trung lý giải 2 tuyến đường này có mật độ phương tiện đông, nhiều tuyến xe buýt đi qua nên cần có đường ưu tiên để rút ngắn thời gian di chuyển, tạo thuận lợi cho khách đi xe buýt.
Xe buýt ở Sài Gòn ngày càng vắng khách, nguyên nhân một phần do chạy chậm. Ảnh: Lê Quân.
Bên cạnh đó, hệ thống giao thông thông minh đã được đầu tư ở 2 tuyến này nên triển khai sẽ thuận lợi hơn. Lãnh đạo Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng cho biết sẽ tiếp tục lấy ý kiến của các chuyên gia và người dân để hoàn chỉnh đề án, trình cấp có thẩm quyền trong tháng 8. Nếu được thông qua, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM sẽ áp dụng ngay trong năm 2019.
"Làn đường ưu tiên cho xe buýt không giống với hệ thống BRT ở Hà Nội nên không tốn chi phí đầu tư, chủ yếu là tổ chức lại giao thông để giúp xe buýt di chuyển nhanh hơn", ông Trung cho hay.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, lượng khách đi xe buýt có xu hướng giảm. Hành khách rời bỏ loại phương tiện giao thông công cộng này một phần do thời gian di chuyển chậm, ảnh hưởng đến công việc, học tập.
Theo Zing.vn
TP HCM cải tiến nhà chờ xe buýt tạo thuận lợi cho người khuyết tật Hệ thống nhà chờ xe buýt mới có cả camera an ninh, vỉa hè được cải tạo với lối lên, xuống nhằm tạo sự thuận tiện cho người khuyết tật tham gia di chuyển bằng xe buýt. Nhà chờ xe buýt kiểu mới, hiện đại được đầu tư 700 triệu đồng nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho hành khách khi chờ...