Chấn chỉnh kiểm lâm sau vụ tiêu cực, bán rừng tại Thanh Hoá
Sau vụ việc cảnh sát dùng súng khống chế kiểm lâm trong vụ tiêu cực tại kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, Tông cục Lâm nghiêp vừa ra văn bản yêu cầu Giám đôc Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phô trực TƯ tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng kiểm lâm toàn quốc.
Trong văn bản, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Nguyễn Bá Ngãi nêu rõ, một số cơ quan thông tấn báo chí vừa qua phản ánh về vụ việc tiêu cực xảy ra tại Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, cháy rừng số 1, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa ngày 1/8 gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng, giảm niềm tin vào hoạt động thực thi pháp luật của lực lượng kiểm lâm; thể hiện công tác quản lý, đấu tranh chống tiêu cực trong lực lượng bảo vệ rừng ở một số địa phương lỏng lẻo, cần phải chấn chỉnh khẩn trương, nghiêm túc.
Phó Tổng cục trưởng yêu cầu các Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức đợt sinh hoạt chính trị trong toàn lực lượng kiểm lâm để giáo dục chính trị tư tưởng, lề lối làm việc theo đúng quy định của pháp luật về cán bộ, công chức nhà nước, quy định về tiêu chuẩn, chức danh kiểm lâm.
Hiện trường vụ tiêu cực tại Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, cháy rừng số 1, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa
Video đang HOT
“Những cán bộ, công chức kiểm lâm vi phạm pháp luật và quy định về cán bộ công chức phải kiên quyết xử lý và đưa ra khỏi lực lượng kiểm lâm; người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì bố trí công việc khác phù hợp hoặc chuyển công tác,” Phó tổng cục trưởng Nguyễn Bá Ngãi khẳng định.
Tổng Cục Lâm nghiệp yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp làm rõ hành vi vi phạm của Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng số 1, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, xử lý kịp thời, nghiêm minh người có hành vi vi phạm cũng như xem xét trách nhiệm của người đứng đầu theo quy định của pháp luật.
“Cần khẩn trương rà soát, phân loại, sắp xếp cán bộ, công chức kiểm lâm; có phương án cụ thể để thực hiện chủ trương “Kiểm lâm gắn với địa bàn”; chỉ tổ chức kiểm soát lưu thông trên các tuyến quốc lộ trong trường hợp cần thiết khi không thể quản lý được tại rừng và nơi tiêu thụ. Không để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật tương tự như vụ việc vừa qua,” Phó tổng cục trưởng đề nghị.
Tổng cục cũng yêu cầu Cục Kiểm lâm phối hợp thanh tra Tổng cục có phương án đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động kiểm soát lâm sản ở những khu vực, đơn vị có phản ánh và dư luận về dấu hiệu vi phạm quy trình nghiệp vụ, tiêu cực; kiểm tra, thanh tra đột xuất về hoạt động và thực hiện trách nhiệm vụ của các đơn vị, công chức kiểm lâm trong toàn quốc, nhất là đối với hoạt động kiểm soát lâm sản. Cục cũng có nhiệm vụ báo cáo kịp thời lên Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp các trường hợp vi phạm, tiêu cực trong thi hành công vụ của kiểm lâm và đề xuất biện pháp để chỉ đạo phòng ngừa, xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật các trường hợp vi phạm pháp luật.
Nguyên An
Theo dantri
Sau mưa tuyết, Lào Cai đối mặt với nguy cơ cháy rừng
Mưa tuyết khiến ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai thiệt hại 36 tỉ đồng, khoảng 30.000 ha rừng bị rụng lá, gãy cành, tiềm ẩn nguy cơ cháy lớn trong mùa khô năm 2014.
Thông tin trong cuộc họp giao ban trực tuyến toàn quốc ngành nông nghiệp sáng nay 31.12, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ông Doãn Văn Hưởng cho biết, mưa tuyết đã làm tỉnh miền núi này thiệt hại 36 tỉ đồng.
Thống kê trong toàn tỉnh đã có gần 400 con trâu, bò bị chết rét. Mưa tuyết làm thiệt hại 600 ha thảo quả, khoảng 1.000 ha hoa màu tại các huyện Sa Pa, Bát Xát. Nhiều diện tích hư hỏng, không còn khả năng phục hồi.
Mưa tuyết ở Lào Cai đã làm rụng lá, cây gãy cành, tiềm ẩn nguy cơ cháy lớn trong năm mùa khô 2004 - Ảnh: Ngọc Bích
Hiện tại, thời tiết rét đậm, rét hại ở Lào Cai đang diễn biến phức tạp. Trên các khu vực núi cao, tuyết vẫn chưa tan hết.
Cũng theo ông Doãn Văn Hưởng, mưa tuyết xảy ra ở các huyện Sa Pa và Bát Xát đã khiến 30.000 ha rừng bị gãy cành, rụng lá. Đây là điều đáng lo, bởi cành cây, lá rụng quá dày sẽ khiến diện tích rừng nói trên có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao trong mùa khô năm 2014.
Ông Hưởng cũng đề nghị, Tổng cục Lâm nghiệp và các cơ quan chuyên môn trung ương sớm có biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn địa phương phòng chống cháy, bảo vệ diện tích rừng này.
Theo TNO