Chặn buôn lậu ngà voi qua đường du lịch
Mua hay sở hữu ngà voi chính là tiếp tay tạo ra vấn đề lớn hơn cho loài người về mặt sinh thái, đẩy loài voi đến tuyệt chủng…
Nghiên cứu về tiêu thụ ngà voi Trung Quốc năm 2019 với chủ đề “Nhu cầu khi có lệnh cấm” vừa được WWF, TRAFFIC và GlobeScan công bố gần đây. Nghiên cứu này tưởng chừng đã có một tín hiệu đáng mừng khi số người mua ngà voi trong 12 tháng qua đã thấp hơn đáng kể so với những năm trước. Nhưng thực ra, đây chỉ là giảm việc mua ngà voi từ các nhà cung cấp ở Trung Quốc đại lục, còn số người mua ngà voi lậu trong các chuyến du lịch vẫn tăng từ 18% năm 2018 lên 27% tính đến đầu năm 2020.
Nghiên cứu đã phỏng vấn 2.000 người ở 15 thành phố lớn tại Trung Quốc để đánh giá thông điệp và cơ chế hiệu quả dựa trên các cuộc điều tra trước và sau lệnh cấm. Nghiên cứu này cho thấy các yếu tố thuộc về niềm tin như mối quan tâm về sự tuyệt chủng của voi, sự tàn ác của động vật chỉ mang tính phong trào. Còn sự răn đe của pháp luật mới thật sự là lý do lớn nhất khiến nhiều người chùn tay khi mua bán ngà voi. Gần 80% số người nói rằng lệnh cấm sẽ ngăn họ mua ngà voi trong tương lai.
Tuy nhiên, trớ trêu là những người thích mua bán ngà voi thường xuyên đi du lịch bên ngoài Trung Quốc và họ rất kiên trì với thói quen mua sắm đáng sợ. Người mua ngà voi bên ngoài Trung Quốc cho biết, họ có xu hướng mua các hàng hóa như vậy mà không có kế hoạch trước. Phần lớn họ chỉ quyết định mua ngà voi khi ở nước ngoài và nhiều trong số này là được hướng dẫn bởi hướng dẫn viên du lịch. Trong số những người đã mua ngà voi như một quà lưu niệm, chỉ có 1 trên 10 địa chỉ này là hợp pháp. Trên 27% chỉ ra rằng lệnh cấm ở Trung Quốc là lý do duy nhất họ mua ở nước ngoài và hơn 50% số người được hỏi đã mua ngà voi ở nước ngoài ít nhất 1 lần vì nếu mua ngà voi ở Trung Quốc là bất hợp pháp.
Giám đốc cao cấp về vận động chính sách của WWF, Jan Vertefeuille, cho biết: “Những người thường xuyên du lịch nước ngoài là ưu tiên tiếp cận hàng đầu kể từ khi lệnh cấm có hiệu lực. Chúng tôi đang hợp tác với các công ty du lịch hàng đầu ở phạm vi toàn cầu để biến họ thành một phần của nỗ lực này và khuyến khích các điểm du lịch nổi tiếng ở Đông Nam Á ngăn chặn hoạt động buôn bán bất hợp pháp”.
Video đang HOT
Thái Lan, Hồng Kông và Campuchia là những điểm đến được du khách nhắc đến nhiều nhất khi mua các sản phẩm ngà voi bên ngoài Trung Quốc đại lục với tỉ lệ lần lượt là 27%, 16% và 13%. Việt Nam vẫn đang được coi là những nước chính trung chuyển ngà voi. Mặc dù việc buôn bán ngà voi ở Việt Nam đã bị cấm nhưng hoạt động vẫn tiếp tục phát triển do việc thực thi pháp luật lỏng lẻo. Trong khi nhu cầu của nước láng giềng Trung Quốc với các vật trang trí và trang sức ngà voi rất cao. Trung Quốc nhiều năm qua đã thúc đẩy thị trường buôn lậu ngà voi bùng phát bằng cách cấp phép cho các xưởng điêu khắc ngà voi mới, các cửa hàng bán lẻ và tuyên bố điêu khắc ngà voi là một phần của di sản văn hóa nước này. Hầu hết ngà voi bất hợp pháp đều đến Trung Quốc, nơi bán một cặp đũa làm từ ngà voi giá hơn 1.000USD, ngà voi khắc có giá hàng trăm ngàn USD.
“Người tiêu dùng Trung Quốc là yếu tố thúc đẩy mua bán ngà voi toàn cầu, kéo theo đó là nạn săn trộm voi trên khắp lục địa châu Phi bắt đầu khoảng năm 2010. Vai trò của họ rất quan trọng trong cuộc chiến chống lại sự gia tăng tội phạm động vật hoang dã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn cá thể voi mỗi năm”, Karen Xue, phụ trách Sáng kiến Ngà voi toàn cầu của WWF, chia sẻ.
Tính riêng trong vòng 10 năm qua, khối lượng ngà voi nhập vào Việt Nam vượt trên 76 tấn, tương đương trên 11.500 con voi đã phải chết vì con người lấy ngà của chúng. Tổng số voi hoang dã ở Viêt Nam hiên chỉ còn khoảng 100 con. Hầu hết ngà voi được bán ở Việt Nam là của loài voi bộ pachyderms ở châu Phi. Những chiếc ngà sau đó được nhập lậu vào châu Á, để đáp ứng cho 2 thị trường ngà voi lớn nhất thế giới là Việt Nam và Trung Quốc (theo nguồn tin của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao). Cơ quan Điều tra Môi trường Vương quốc Anh (EIA) nói Việt Nam tiếp tục là tâm điểm của hoạt động buôn lậu ngà voi.
Tỉ lệ nhận biết các chiến dịch bảo vệ voi và chống buôn bán ngà voi đã góp phần giảm thiểu nạn buôn bán các sản phẩm từ ngà voi từ sau khi có lệnh cấm. “Nhưng để đấu tranh với nạn nuôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, điều quan trọng là các chiến dịch cần có thông điệp được nhắm mục tiêu cụ thể và áp dụng các phương pháp khoa học tiên tiến hơn”, ông Wander Meijer, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của GlobeScan, nhận định.
Elephant Family tin rằng chỉ bằng viêc hành đông ngay lâp tức của công đồng bảo tồn quốc tế và các lực lượng chấp pháp thì mới ngăn chặn được nguy cơ tuyêt chủng của loài voi.
Theo nhipcaudautu.vn
Việt Nam: Nguy cơ tuyệt chủng rùa biển cao nhất thế giới
Trong khi nạn buôn bán lậu không giảm thì luật pháp tại việt nam còn lỏng lẻo, khiến rùa biển đứng trước nguy cơ tuyệt chủng...
Số lượng rùa biển đẻ trứng giảm hơn 20 lần trong 3 thập niên qua, đồi mồi dứa và đồi mồi là 2 trong số 5 loài rùa biển trong danh sách bảo tồn đang cư trú ở Việt Nam vừa được xác nhận biến mất tại các vùng biển miền Nam Trung Bộ... Ngày càng có thêm nhiều báo cáo về tình trạng buôn lậu diễn biến phức tạp đã đưa Việt Nam vào danh sách những quốc gia đe dọa tuyệt chủng rùa biển cao nhất thế giới hiện nay.
Theo thông tin từ Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), quá trình trưởng thành của một con rùa cần tới 35 năm. Để thụ thai, rùa đực và rùa cái phải giao phối đến 72 giờ. Đến mùa sinh sản, rùa mẹ có thể sinh từ 8-11 tổ, mỗi tổ từ 70-200 quả trứng. Dù vòng đời lên đến hơn 80 năm nhưng tỉ lệ sống sót và trưởng thành của loài vật này khá thấp, chỉ xấp xỉ 1/1.000. Kỹ thuật nuôi ấp nhân tạo phức tạp, trong khi nhu cầu sử dụng trứng, rùa biển làm thức ăn, thuốc đông y, đồ thủ công mỹ nghệ vẫn rất cao khiến việc bảo tồn và duy trì số lượng rùa biển trong tự nhiên gặp không ít khó khăn.
Mới đây tại Đà Nẵng, đã diễn ra Hội nghị ký kết Bản ghi nhớ về quản lý, bảo tồn rùa biển và môi trường sống của chúng ở khu vực vùng biển Ấn Độ Dương và Đông Nam Á. Tại đây, ông Jake Brunner, đại diện IUCN tại Việt Nam, cho biết: "Một trong những lý do dẫn đến tình trạng suy giảm số lượng rùa biển là do khai thác quá tải các bãi đẻ của rùa, đánh bắt và buôn bán bất hợp pháp rùa biển và các sản phẩm làm từ rùa, gây mất sinh cảnh, nguồn thức ăn của rùa, chất lượng môi trường suy giảm".
Việc buôn bán bất hợp pháp và thương mại quốc tế về rùa biển liên quan đến Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong 30 năm qua, mặc dù đã có luật pháp bảo hộ từ những năm 1990, nhưng có vẻ như việc buôn bán rùa biển chỉ là chuyển từ hình thức công khai sang thị trường ngầm.
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất do TRAFFIC và Ban Thư ký CITES (Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp) về tình trạng buôn lậu rùa biển ở 3 quốc gia Indonesia, Malaysia và Việt Nam, công bố tháng 9.2019, Việt Nam là nơi cung cấp nguồn rùa chính để đáp ứng nhu cầu trong nước và ngày càng bị liên lụy là nguồn cung cấp rùa nhập lậu cho các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Pháp trong vai trò là một thị trường tiêu thụ và là tuyến đường quá cảnh trong việc buôn bán rùa biển.
Cụ thể, từ năm 2015 đến tháng 7.2019, trên địa bàn 3 quốc gia trong nghiên cứu đã phát hiện, thu giữ ít nhất 2.354 cá thể rùa, cả sống và chết trong 163 vụ việc cùng hơn 91.000 quả trứng rùa (hơn 75.000 quả trứng thu ở Malaysia), gần 3.000 mai và 1,7 tấn thịt rùa. Việt Nam liên đới trên 75% số vụ trong đó có ít nhất 782 cá thể đồi mồi được phát hiện, thu giữ với hơn 380 cá thể có nguồn gốc từ Haiti và được chuyển từ Pháp về Việt Nam.
Nghiên cứu này bao gồm các cuộc khảo sát nhanh về thị trường ở các địa điểm được chọn trong Indonesia, Malaysia và Việt Nam cũng như phân tích dữ liệu thu giữ từ năm 2015 đến tháng 7.2019. Các vị trí quan trọng đã được truy cập trong mỗi vị trí đất nước bao gồm các thị trường, cửa hàng lưu niệm, bãi biển làm tổ, trại sản xuất rùa và các trang buôn bán rùa qua internet.
"Rùa biển từ lâu đã bị đe dọa. Nghiên cứu của chúng tôi trong những năm qua liên tục cho thấy mức độ thương mại bất hợp pháp đáng kể ở nhiều quốc gia trong khu vực và rất ít bằng chứng cho thấy các mối đe dọa với rùa giảm đi", bà Kanitha Krishnasamy, Giám đốc TRAFFIC Đông Nam Á, cho biết. Ở Việt Nam, trước năm 2002, các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc buôn bán các sản phẩm rùa biển ở Việt Nam đang đe dọa dân cư địa phương (CRES 1994; Duc và Broad 1995; Traffic 2004; Van Dijk và Shepherd 2004). Kể từ đó, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ trong việc giải quyết các vấn đề về bảo tồn rùa biển bằng cách trở thành một bên ký kết một loạt công ước và hiệp ước toàn cầu và khu vực.
Trong nhiều năm nay, các hoạt động nghiên cứu và bảo tồn đã được tiến hành cùng với việc nâng cao nhận thức, thực thi pháp luật hiệu quả hơn và một kế hoạch hành động quốc gia. Theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có hiệu lực ngày 1.1.2018, các hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã có thể bị phạt tù lên đến 15 năm hoặc 5 tỉ đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 15 tỉ đồng đối với tổ chức, đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân. Điều này cho thấy nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Nhìn chung, luật tuy đã có nhưng vẫn chưa có cơ quan chịu trách nhiệm chính và giới hạn khác nhau trong nhiều quy định khiến việc kiểm soát trở nên phức tạp, vì Việt Nam vẫn cho nuôi rùa thương mại, việc phân biệt rùa nuôi và rùa tự nhiên không hề dễ dàng.
Theo nhipcaudautu.vn
'Người nhện Pháp' tái xuất ở Paris Alain Robert, còn được gọi là 'Người nhện Pháp', đã leo lên một tòa nhà chọc trời ở Paris vào hôm 13/ 11. Người đàn ông 52 tuổi này đã nhanh chóng bị bắt giữ sau khi chinh phục tòa nhà Ariane Tower cao 152 mét. Robert cho biết ông gặp trục trặc khi lên đến đỉnh tòa nhà, nơi cấu trúc trở...