Chặn bức “trường thành” trái luật của Trung Quốc trên biển Đông

Theo dõi VGT trên

Các dữ liệu lịch sử cho thấy tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc (TQ) trên biển Đông là không có cơ sở.

LTS: Cuối tuần qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN đã lên tiếng phản đối hành vi TQ khai trương tuyến du lịch biển đến quần đảo Hoàng Sa, bởi đây là nơi VN có “chủ quyền không thể tranh cãi”.

Tờ National Interest mới đây đăng tải một bài viết phân tích những điểm bất hợp lý trong đòi hỏi chủ quyền của TQ trên biển Đông, từ góc dữ liệu lịch sử và luật pháp. Xin trân trọng giới thiệu tư liệu này, như góc nhìn tham chiếu trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của VN.

Chuỗi hành động

Nửa đầu 2014 liên tục chứng kiến các hành vi gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông, khi Bắc Kinh tiếp tục chiến lược “ăn từng lát” (salami-slicing) chủ quyền biển. Bắc Kinh muốn thay đổi nguyên trạng trong khu vực nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền (phi nghĩa – ND) của họ với hai quần đảo tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như hải phận bao quanh.

Vào tháng Hai, Trung Quốc bắt đầu một dự án khai hoang lớn trên đảo Gạc Ma (Johnson South Reef) thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà có thể là để xây dựng một sân bay quân sự nhằm kiểm soát các tuyến đường biển trọng yếu trên biển Đông. Những tháng tiếp theo, chính quyền Trung Quốc bắt đầu thực thi luật đ.ánh bắt cá mới, yêu cầu tàu thuyền nước ngoài phải xin phép trước khi khai thác trong vùng biển rộng hơn hai triệu cây số vuông mà Trung Quốc nói là nằm trong “đường chín đoạn”.

Vào tháng Năm, Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan nước sâu (Hải Dương 981) cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, và khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Tàu chiến của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và các tàu tuần tra thuộc chính quyền Bắc Kinh, cũng như một lượng lớn các tàu cá dân sự, đã được dàn trận để che chắn cho giàn khoan này.

Những tuần tiếp theo, Cơ quan Quản lý An toàn Biển Trung Quốc đã ngăn chặn việc cung cấp nhu yếu phẩm cho 10 lính Philippines đóng quân trên tàu BRP Sierra Madre tại bãi Cỏ Mây (Second Thomas) thuộc Trường Sa, dù cho quân đội Philippines đã đồn trú tại đây từ năm 1999.

Cuối cùng, trong một động thái phớt lờ đề xuất của Mỹ tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN nhằm chấm dứt các hành vi gây hấn trên biển Đông, Bắc Kinh tuyên bố vào tháng Tám rằng họ sẽ xây hải đăng trên năm điểm, trong đó có hai đảo nhỏ thuộc Hoàng Sa, với mục đích được cho là đảm bảo an toàn hàng hải.

Chặn bức trường thành trái luật của Trung Quốc trên biển Đông - Hình 1

Vào tháng Năm, Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan nước sâu (Hải Dương 981) cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Ảnh: Cảnh sát biển VN

Video đang HOT

Hai tuần sau đó, một máy bay chiến đấu Su-27 đã thực hiện một cuộc can thiệp nguy hiểm vào máy bay tuần tiễn US Navy P-8, vốn đang thực hiện hoạt động khảo sát thông thường cách đảo Hải Nam 135 dặm về phía tây. Giống như sự kiện EP-3 vào năm 2001, máy bay chiến đấu Trung Quốc đã lượn vài vòng phía dưới và dọc chiếc P-8, trước khi bay lên mũi và chỉ cách chiếc máy bay loại Poseidon này từ 6-10m.

Đòi hỏi chủ quyền vô lý

Bắc Kinh cho rằng hành động trên là phù hợp, bởi họ tuyên bố có “chủ quyền không thể tranh cãi” trên các đảo và hải phận bao quanh chúng ở biển Đông, cũng như quyền chủ quyền và tài phán ở hải phận và đáy biển bên trong “Đường chín đoạn”. Tuy vậy, khi xem xét một cách cẩn trọng những dữ liệu lịch sử và luật pháp, có thể thấy rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông là vô lý.

Lý lẽ của Bắc Kinh cho chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa dựa vào các chứng cứ cho thấy Trung Quốc từ triều Hán đã thực hiện các hành vi khẳng định chủ quyền liên tục và mở rộng trên hai quần đảo này. Tuy thế, dù các nhà thám hiểm Trung Quốc có thể biết đến sự tồn tại của các quần đảo thuộc biển Đông, thì cũng không có bằng chứng rõ ràng cho thấy Trung Quốc thực sự “tìm ra” chúng trước các vương quốc láng giềng ở Việt Nam, Malaysia, Indonesia, và Philippines.

Hơn nữa, ngay cả nếu Trung Quốc có thực sự tìm ra các quần đảo này, luật quốc tế quy định khá rõ ràng rằng chỉ phát hiện không thôi là chưa đủ để giành lấy quyền lãnh thổ, nếu không có các hành động kiểm soát và chiếm hữu thực tế.

Chiếm hữu thực tế đòi hỏi ý định và ý chí của một bên nhằm thực hiện quyền chủ quyền, đồng thời phải có những động thái hoặc phô diễn thực tế ý định và ý chí đó.

Hoàn toàn là không có bất kỳ chứng cứ đáng tin cậy nào cho thấy Trung Quốc chiếm hữu các quần đảo trên một cách hòa bình và liên tục, hay thực hiện các hành động cần thiết chứng tỏ chủ quyền của mình ở đó.

Bắc Kinh chủ yếu dựa vào những ghi chép cho thấy ngư dân Trung Quốc đôi lúc ngụ cư ở một số hòn đảo của Trường Sa trong thời gian ngắn. Tuy vậy theo luật quốc tế, hành động không mang tính chiếm hữu của cá nhân không được coi là “hành động của quốc gia” trừ khi được chính quyền chỉ đạo. Không có bằng cứ thuyết phục nào chứng tỏ chính quyền Trung Quốc đã từng đưa ra những chỉ đạo như thế.

Động thái đầu tiên chứng tỏ chủ quyền Trung Quốc ở Hoàng Sa mà có thể kiểm chứng được diễn ra vào năm 1909. Tuy thế, hành động này diễn ra sau gần 100 năm khi vua Gia Long của Việt Nam chiếm hữu quần đảo một cách chính thức vào năm 1816. Việt Nam và Pháp kiểm soát thực tế và liên tục quần đảo này cho đến khi Nhật Bản tiếp quản trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Động thái đầu tiên chứng tỏ chủ quyền Trung Quốc ở Trường Sa mà có thể kiểm chứng được diễn ra còn muộn hơn, vào năm 1933, sau khi Pháp tuyên bố chủ quyền vào năm 1929 với lý do “đất vô chủ” (terra nullius). Người Pháp chính thức chiếm hữu quần đảo vào năm 1933.

Tại thời điểm Pháp sáp nhập và chiếm hữu thực tế quần đảo Hoàng Sa, xâm chiếm vẫn được coi là một phương pháp mở rộng lãnh thổ được thừa nhận trong luật quốc tế. Xâm chiếm chỉ trở nên bất hợp pháp sau khi Hiến chương Liên hợp quốc được công bố vào tháng 10/1945.

Trung Quốc cũng dựa vào một số hiệp ước, tài liệu và tuyên bố để chứng minh tuyên bố chủ quyền của mình với các quần đảo trên biển Đông. Tuy thế, không có văn bản nào ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh.

Trung Quốc cho rằng Pháp từ bỏ tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa – Trường Sa sau Hiệp ước Pháp – Thanh năm 1887. Quan điểm của họ tuy vậy lại không xác đáng khi đọc lại hiệp ước này, hay xem xét hành động của các bên liên quan trong vụ tranh chấp.

Biên giới được thiết lập sau năm 1887 chỉ quyết định quyền sở hữu các đảo gần bờ, chứ không phải các đảo ngoài khơi ở Vịnh Bắc Bộ hay Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc Bắc Kinh phụ thuộc vào Tuyên bố Cairo (1943) và Tuyên cáo Potsdam (hay Tuyên bố các điều kiện định rõ cho sự đầu hàng của Nhật Bản – 1945) để chứng minh cho quan điểm của mình cũng rõ ràng là không có cơ sở.

Các văn bản trên chỉ nói rằng Trung Quốc sẽ được lấy lại Mãn Châu, Đài Loan, và đảo Bành Hồ sau chiến tranh. Câu tiếp theo nói rằng quân Nhật sẽ bị đuổi ra khỏi “các lãnh thổ khác” mà đã sáp nhập bằng vũ lực, nhưng không nói rằng các “lãnh thổ khác” này sẽ thuộc về Trung Quốc. Kết luật logic duy nhất là các lãnh thổ này có bao gồm Hoàng Sa – Trường Sa, vốn được chiếm đóng bằng vũ lực từ Pháp, chứ không phải Trung Quốc. Các quần đảo này vì vậy sẽ được trả lại cho Pháp, chứ không phải Trung Quốc, sau chiến tranh.

Kết luận này được ủng hộ bởi thực tế là Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch xuất hiện tại hội nghị Cairo, nhưng lại không có văn bản nào liên quan đến các đảo thuộc biển Đông trong tuyên bố. Chắc chắn là nếu Hoàng Sa và Trường Sa được coi là lãnh thổ Trung Quốc trước Thế chiến, Tưởng Giới Thạch đã yêu cầu các quần đảo này được trả lại cho Trung Quốc tại hội nghị.

(Còn tiếp)

Theo Khắc Giang(theo National Interest)

Tuần Việt Nam

Cố vấn an ninh Mỹ thăm Bắc Kinh mở đường cho thượng đỉnh Mỹ-Trung

Chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ là một "dấu mốc quan trọng" trong quan hệ Mỹ-Trung, cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu của Nhà Trắng Susan Rice cho biết trong một cuộc gặp với giới chức tại Bắc Kinh sáng nay 8/9.

Cố vấn an ninh Mỹ thăm Bắc Kinh mở đường cho thượng đỉnh Mỹ-Trung - Hình 1

Bà Rice gặp Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh ngày 8/9.

Bà Rice đã gặp nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì, trong một chuyến thăm nhằm mở đường cho chuyến công du tới Bắc Kinh của ông Obama vào cuối năm nay.

Chuyến thăm của bà Rice diễn ra giữa thời kỳ khó khăn trong chính sách ngoại giao của Mỹ và chỉ 2 tuần sau khi Washington cáo buộc một máy bay chiến đấu Trung Quốc áp sát một trong các máy bay trinh sát của Mỹ.

Nó cũng diễn trước cuộc gặp thượng đỉnh song phương giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Obama, vốn được lên kế hoạch cùng thời điểm với việc ông Obama tới Bắc Kinh tham hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11.

Ông Obama "xem chuyến thăm là một dấu mốc quan trọng trong việc phát triển quan hệ của chúng ta", bà Rice nói khi gặp ông Dương Khiết Trì và Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải.

"Tổng thống đã yêu cầu tôi tới đây - cho dù vẫn còn nhiều vấn đề khác trong chương trình nghị sự toàn cầu chung giữa hai nước chúng ta - vì tầm quan trọng mà ông dành cho quan hệ Mỹ-Trung", bà Rice nói thêm.

Về phần mình, ông Dương Khiết Trì cho biết ông muốn để thảo luận "các lo ngại chính và các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc", cũng như hợp tác để giải quyết hiệu quả những bất đồng về các vấn đề nhạy cảm nhằm đảm bảo rằng quan hệ Mỹ-Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển".

Chuyến thăm của bà Rice - dự kiến cũng bao gồm cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Vương Nghị - là chuyến thăm đầu tiên tới Bắc Kinh của bà trên cương vị cố vấn an ninh quốc gia Mỹ.

Nó cho thấy một dấu hiệu rằng, bất chấp việc bị vướng vào một cuộc xung đột mới tại Trung Đông nhằm chống lại nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo và quan hệ căng thẳng với Nga vì Ukraine, Washington vẫn cam kết chính sách "tái cân bằng chiến lược" tại châu Á.

Bà Rice đến Bắc Kinh sau khi Trung Quốc yêu cầu Mỹ chấm dứt do thám trên không và trên biển gần biên giới nước này, điều mà Bắc Kinh nói là làm tổn hại quan hệ giữa hai cường quốc Thái Bình Dương và có thể dẫn tới "các vụ việc không mong muốn".

Vụ việc mới nhất xảy ra hồi tháng trước, khi một máy bay chiến đấu Trung Quốc bay cách một máy bay trinh sát Mỹ chỉ chưa đầy 9 m gần đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc, trong một vụ việc làm nhớ lại vụ va chạm c.hết người tại cùng khu vực hồi năm 2001.

Mỹ khẳng định khu vực là không phận quốc tế, nhưng Bắc Kinh coi đó là một phần lãnh thổ của mình.

An Bình

Theo dantri/AFP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới
16:41:44 03/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024
Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng
05:02:20 04/07/2024
Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới
14:12:31 03/07/2024
Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán
14:14:24 03/07/2024
Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc
05:59:21 04/07/2024
Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương
07:05:31 04/07/2024

Tin đang nóng

Sắc vóc n.óng b.ỏng của diễn viên Nam Thư ở t.uổi 37
23:09:08 04/07/2024
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh và chồng thiếu gia hé lộ hình ảnh con gái đầu lòng
23:16:57 04/07/2024
NSƯT Vũ Luân có động thái gay gắt để bảo vệ danh dự giữa ồn ào xích mích với con gái cố nghệ sĩ Vũ Linh
22:27:22 04/07/2024
'Vẫn chưa liên lạc được với vợ chồng Ngọc Mai - Quốc Nghiệp'
22:06:19 04/07/2024
Vì sao HLV Martinez không dám cho Ronaldo ngồi dự bị?
23:34:54 04/07/2024
Nóng nhất lúc này: Một nữ diễn viên bị tố cặp kè người đàn ông có vợ vừa sinh con 6 tháng
23:26:14 04/07/2024
NSND Xuân Bắc tức cảnh sinh thơ về 'quả mít cô đơn'
22:11:25 04/07/2024
Nam ca sĩ từng được bao cô gái săn đón nhưng bị vợ phản bội sau 6 tháng cưới, yêu hot girl kém 14 t.uổi lại vướng lắm thị phi
22:32:13 04/07/2024

Tin mới nhất

Tổng thống Nga: Thế giới đa cực đã trở thành hiện thực

07:06:35 05/07/2024
Tổng thống Nga kết luận: Những biện pháp này nhằm đảm bảo các điều kiện bình đẳng để phát triển cho tất cả mọi người, bất kể hệ thống chính trị và kinh tế, tôn giáo và văn hóa của các quốc gia .

Israel sẽ được hưởng lợi từ việc cải thiện quan hệ với Ukraine?

07:04:00 05/07/2024
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine sẽ gây căng thẳng cho sự hợp tác của Iran với Nga, làm giảm khả năng thể hiện sức mạnh của Tehran ở Trung Đông.

Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?

07:00:05 05/07/2024
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), bất chấp môi trường đầy thách thức, năm 2024 vẫn sẽ chứng kiến số lượng hành khách đi du lịch phá kỷ lục.

Tổng thống Nga nêu vấn đề cốt lõi của SCO

06:57:10 05/07/2024
Tổng thống Putin cũng khẳng định Nga đặt ưu tiên cho hợp tác đối tác trong khuôn khổ SCO vì sự hợp tác đang phát triển dựa trên các nguyên tắc bình đẳng và có tính đến lợi ích của nhau.

Ukraine rút quân một phần khỏi Chasiv Yar

06:52:47 05/07/2024
Thông báo rút quân được đưa ra một ngày sau khi Nga cho biết lực lượng của họ đã kiểm soát được một phần thị trấn chiến lược Chasiv Yar.

Bị bắt giữ vì nói đùa có bom tại sân bay

06:49:47 05/07/2024
Nói đùa có bom bị cấm ở Philippines. Lực lượng an ninh và thực thi pháp luật xem nói đùa liên quan đến bom, chất nổ hoặc bất kỳ công cụ bạo lực nào ở sân bay hoặc trên máy bay là hành động nghiêm trọng.

EU áp thuế tạm thời 38% đối với xe điện Trung Quốc

06:45:59 05/07/2024
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết đã áp thuế tạm thời đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, gồm 17,4% đối với BYD, 19,9% đối với Geely và 37,6% đối với SAIC.

Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt Nam

06:37:53 05/07/2024
Ít nhất 120 người đã t.hiệt m.ạng trong vụ giẫm đạp sau cuộc tụ họp tôn giáo của các tín đồ đạo Hindu ở bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.

Tổng thống Hàn Quốc công bố bổ nhiệm nhiều nhân sự mới

06:31:58 05/07/2024
Xét việc các vấn đề môi trường gần đây tác động lớn tới lĩnh vực kinh tế, Tổng thống Yoon kỳ vọng ông Kim sẽ có thể triển khai chính sách môi trường một cách cân bằng với tầm nhìn rộng mở.

Hợp tác về AI trở thành ưu tiên hàng đầu của các nước

06:30:42 05/07/2024
Liên minh châu Âu (EU) cũng đã tuyên bố thành lập Văn phòng AI gồm các chuyên gia công nghệ, luật sư và nhà kinh tế để quản lý công nghệ AI theo một luật mới được tin là sẽ mang lại những tác động sâu rộng.

NATO sắp đưa ra 'các bước cụ thể' để Ukraine sớm gia nhập liên minh

06:28:29 05/07/2024
Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Washington (Mỹ) vào tuần tới sẽ đưa ra các bước cụ thể để Ukraine đẩy nhanh tiến trình gia nhập liên minh quân sự này.

SCO kêu gọi xây dựng thế giới đa cực, ủng hộ duy trì không gian không vũ khí

06:15:48 05/07/2024
Cũng theo Tuyên bố Astana, hội nghị tiếp theo của Hội đồng Nguyên thủ các quốc gia thành viên SCO sẽ được tổ chức vào năm 2025 tại Trung Quốc và Trung Quốc sẽ đảm nhận chức chủ tịch luân phiên tổ chức này trong giai đoạn tới.

Có thể bạn quan tâm

Lắp camera trong nhà nghỉ, quay lén cảnh nhạy cảm rồi tống t.iền

Pháp luật

07:29:03 05/07/2024
Nguyễn Khắc Giang đến nhà nghỉ trên địa bàn thuê phòng, lắp các thiết bị quay lén hình nhạy cảm của khách để tống t.iền.

Kiểm tra hiện trường, điều tra nguyên nhân nước đổi màu, cá c.hết trên sông Nậm Huống

Tin nổi bật

07:27:52 05/07/2024
Còn theo ông Hà Đăng Ninh, xóm Chăm Hiêng, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp: Nếu quan sát kỹ bên dưới đáy sông sẽ thấy có kết tủa màu vàng đục.

Những nẻo đường gần xa - Tập 29: Dũng ẩn ý chấp nhận qua lại với chị Diễm?

Phim việt

07:24:54 05/07/2024
Được sếp Vinh khuyên nhủ vài lời về chuyện trong ngành, có vẻ như Dũng đang dần chấp nhận rằng bản thân cần lấy lòng chị Diễm bằng mọi cách.

Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh nét căng của "con gái rượu", hot kid mới đây rồi!

Sao việt

07:17:15 05/07/2024
Đỗ Mỹ Linh tung bộ ảnh gia đình nhân dịp con gái được 1 t.uổi. Con gái nàng hậu sở hữu dung mạo xinh xắn, gây lụi tim với đôi má bánh bao cùng loạt biểu cảm cưng xỉu

Mát trời nấu ngay lẩu ngàn lớp trứ danh Nhật Bản thơm ngon, dễ ăn lại cực ít dầu mỡ

Ẩm thực

06:58:46 05/07/2024
Nước lẩu ngọt tự nhiên ngấm đẫm thịt ba chỉ và rau cải thảo tạo nên một món ăn đầy hương vị và dinh dưỡng, hấp dẫn mọi thực khách.

Mỹ nam hồng y "Trường tương tư 2" đẹp vô thực, nhận cái kết bi thảm làm netizen buồn muốn khóc

Phim châu á

06:52:09 05/07/2024
Mới đây, tạo hình hồng y của Đàn Kiện Thứ đã được chia sẻ lên mạng xã hội. Ngay lập tức, các fan của bộ phim phát sốt vì vẻ đẹp vô thực mà nam diễn viên thể hiện.

Taeyeon SNSD lộ ảnh khác lạ trong ca khúc mới 'Heaven'

Nhạc quốc tế

06:50:10 05/07/2024
Ngày 3/7, nữ ca sĩ Hàn Quốc Taeyeon của nhóm nhạc nữ SNSD đã khiến người hâm mộ phấn khích khi tiết lộ hình ảnh teaser quảng cáo cho ca khúc mới mang tên Heaven trên các trang mạng xã hội chính thức.

Chàng trai vẽ chân dung sống động trên bánh ngọt

Netizen

06:49:24 05/07/2024
Mình chỉ nhìn nét mặt, hay hình ảnh rồi vẽ theo chứ không áp dụng một kỹ thuật nào cả. Vẽ chân dung đòi hỏi từng nét phải chính xác, chỉ sai một chi tiết thì sẽ không giống với hình hay người mẫu ngay , Ân chia sẻ.

Vũ Hà xuất hiện trong MV mới của Đàm Vĩnh Hưng sau thời gian dài vắng bóng

Nhạc việt

06:48:31 05/07/2024
Đàm Vĩnh Hưng thông báo tin hỷ với Việt Phương Thoa, dàn khách mời Vũ Hà, Minh Dự, Hữu Đằng, Long Chun hào hứng đi ăn cưới .

Phát hiện tác phẩm 'bom tấn' thời kỳ đồ đá trong hang động ở Indonesia

Lạ vui

06:48:18 05/07/2024
Bức vẽ khắc họa hình ảnh ba người đang tương tác với một con lợn rừng, có niên đại hơn 51.000 năm, là một tác phẩm nghệ thuật kể chuyện sớm nhất được biết đến - một bom tấn của thời kỳ đồ đá.

Sự chiếm hữu độc hại của mẹ Nine Naphat và "con tốt thí" Baifern Pimchanok

Sao châu á

06:39:30 05/07/2024
Mẹ của Nine Naphat được cho là nguyên nhân khiến nam diễn viên và Baifern Pimchanok đứt gánh sau 1 năm rưỡi hẹn hò.