Chẩn bệnh qua hơi thở
Ý tưởng sử dụng hơi thở như một công cụ chẩn đoán bệnh đã xuất hiện từ lâu, và các chuyên gia đang tiến gần đến một cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện kiểu như máy đo nồng độ rượu qua hơi thở. Nhờ đó bệnh có thể được phát hiện sớm hơn và việc chữa trị hiệu quả hơn.
Ảnh: Shutterstock
Sau đây là một số bệnh có thể được phát hiện qua hơi thở.
Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực phát triển công nghệ mũi điện tử sau khi giới khoa học phát hiện một số động vật có thể “đánh hơi” một số bệnh nhất định. Công nghệ này vận hành bằng cách phân tích các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) có trong hơi thở.
Các chuyên gia nghiên cứu hiện chưa thể xác định rõ ràng VOC nào liên quan đến bệnh gì, nhưng cuộc nghiên cứu cho thấy một chiếc mũi điện tử có thể nhận ra bệnh ung thư phổi từ những tình trạng phổi khác nhau và người khỏe mạnh. Một cuộc nghiên cứu trong nhóm 128 người không hút thuốc và 114 người hút thuốc, công nghệ trên chỉ chẩn đoán sai 10 trường hợp.
Một nhóm nhà khoa học có thể phát hiện suy tim thông qua việc phân tích hơi thở của bệnh nhân. Cuộc thử nghiệm ban đầu được dùng để phát hiện suy thận bằng một cuộc xét nghiệm hơi thở. Bệnh nhân suy tim chỉ đóng vai trò đối chứng.
Các nhà nghiên cứu không cần mất nhiều thời gian để phát hiện ra rằng bệnh nhân suy tim cũng có dấu vết riêng. Nghiên cứu năm 2012 của các chuyên gia Bệnh viện Cleveland, thuộc bang Ohio (Mỹ) cho thấy bác sĩ có thể phát hiện bệnh tim thông qua việc cung cấp một giải pháp xét nghiệm không xâm lấn nhằm chẩn đoán bệnh.
Video đang HOT
Béo phì
Một cuộc nghiên cứu do các chuyên gia tại Trung tâm y khoa Cedars-Sinai ở Los Angeles (Mỹ) đã phát hiện hơi thở có thể cho thấy một người bị béo phì như thế nào. Các nhà nghiên cứu đã phân tích hơi thở của 792 đối tượng và phát hiện người có hàm lượng cao các chất khí methane và hydrogen có chỉ số khối cơ thể và tỷ lệ phần trăm chất béo cao hơn người có hàm lượng khí methane và hydrogen bình thường.
Mùi hơi thở ngọt ngọt, tương tự như mùi sơn móng tay, có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng ở bệnh nhân tiểu đường là nhiễm a xít ketone. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng đường làm nguồn năng lượng do không có hoặc không đủ insulin trong cơ thể. Thay vào đó, chất béo sẽ được sử dụng. Khi chất béo bị phân hủy, các phế phẩm có tên gọi ketone tích tụ trong cơ thể.
Suy thận
Hơi thở có mùi ammonia đôi khi có thể xuất hiện ở những người bị suy thận mãn tính. Thận “bốc dỡ” chất thải khỏi máu. Khi thận bị suy, chúng không thể tiếp tục làm nhiệm vụ lọc máu. Vì thế, chất thải tích tụ khắp cơ thể, và một trong những cách để phóng thích chúng là thông qua hệ hô hấp dưới dạng hơi thở.
Ngưng thở khi ngủ
Hơi thở có mùi vào buổi sáng dường như là điều bình thường sau một đêm ngon giấc. Việc sản xuất nước bọt giảm đi trong lúc ngủ, khiến các vi khuẩn gây mùi có cơ hội sinh sôi và tăng trưởng. Nhưng việc sản xuất nước bọt chậm đi trong khi ngủ đôi khi có thể do việc mở miệng trong thời gian dài. Người mắc phải những rối loạn giấc ngủ như ngừng thở và ngáy có thể gặp khó khăn trong việc thở bằng mũi và có khả năng thở bằng miệng nhiều hơn, qua đó làm tăng nguy cơ hơi thở có mùi.
Quyên Quân
Theo Thanhnien
Lợi - hại của nước mát
Mùa nắng nóng, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, dễ sinh mụt nhọt và các bệnh về da. Để giải nhiệt, nhiều người chọn dùng nước mát. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích với sức khỏe, bạn cũng cần cẩn trọng khi uống nước mát.
Để điều hòa thân nhiệt, làm mát da, trung khu điều hòa nhiệt độ đã "hạ lệnh" xuất mồ hôi. Để bù nước và sự mất cân bằng điện giải, cơ thể sẽ báo khát. Xứ nhiệt đới có nhiều loại trái cây mọng nước để giải khát.
Món ngon mà dân bản xứ và người nước ngoài đều mê là dừa tươi ướp lạnh. Nước dừa rất tốt vì giàu kali và các khoáng chất, có khả năng điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên, lợi điểm của nước dừa cũng chính là điểm yếu của nó. Do nước dừa mát nên nếu dùng thường xuyên sẽ có nguy cơ bị lạnh bụng, trở ngại tới tiêu hóa, ăn không tiêu. Người vừa tập luyện nặng xong uống nước dừa sẽ mệt mỏi. Nước dừa chỉ uống buổi sáng và trưa, tuyệt đối không dùng buổi tối vì có thể gây mất ngủ do óc ách bụng cả đêm.
Bên cạnh những lợi ích với sức khỏe, bạn cũng cần cẩn trọng khi uống nước mát. Ảnh minh họa: Internet
Mùa nắng, nước mía thường ngọt hơn mùa mưa. Khi ép nước mía, người bán thường cho thêm chanh, tắc, sầu riêng hoặc dâu để tăng hương thơm và vị ngọt. Đây là loại nước giải khát, đánh thức vị giác mãnh liệt. Do lượng đường cao nên nước mía cũng giúp giải mệt và tỉnh táo. Tuy nhiên cần cẩn trọng vấn đề vệ sinh vì mía ngọt nên thu hút ruồi, côn trùng mang mầm bệnh. Nước mía chứa nhiều đường nên nếu dùng nhiều dễ bị thừa cân.
Món nước không làm tăng cân, lại có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ tế bào chết và tái tạo da, chứa vitamin C, làm mát cơ thể là trà xanh. Khi dùng, cần hãm trà tươi ở nhiệt độ 800C để bảo toàn vitamin, khoáng chất. Nên uống nước trà trong ngày, tránh để sang hôm sau vì dễ bị thiu. Không uống trà xanh khi đói bụng và trong bữa ăn. Trẻ em và phụ nữ có thai không nên dùng nhiều trà xanh vì dễ gây thất thoát chất sắt.
"Ngang tài ngang sức" với trà xanh là nước vối. Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" do cố giáo sư Đỗ Tất Lợi biên soạn, "Nước vối có nhiều công dụng, năm 1968, ông Nguyễn Đức Minh, phòng đông y thực nghiệm Viện nghiên cứu Đông y VN đã tiến hành nghiên cứu và đi đến kết luận là lá và nụ vối đều có tác dụng kháng sinh, diệt khuẩn đường tiêu hóa, tiêu cơm. Nghiên cứu cũng cho biết là nụ và lá vối không độc với cơ thể".
Một loại nước hiện nay được dùng khá phổ biến trong quán xá và gia đình là nhân trần. Đây là loại nước mát có tác dụng thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan chống tình trạng gan nhiễm mỡ, hạ huyết áp. Tuy nhiên, không nên uống nhân trần ngày này sang tháng nọ, buộc gan phải "tăng tốc" thải chất dư thừa ra ngoài, hại sức khỏe.
Nước sâm là hỗn hợp nước mía lau, rễ tranh, râu bắp, thuốc dòi. Mía lau có khả năng thanh nhiệt, giúp hết khát. Rễ tranh và râu bắp "đẩy" nhiệt ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Thuốc dòi vừa thanh nhiệt ở phổi, vừa có tác dụng sát trùng. Nếu thêm một ít rong biển thì món uống trở nên "thập toàn thập mỹ" vì bổ sung chất khoáng bị mất đi qua mồ hôi. Tuy sâm lạnh là thức uống tốt trong mùa nắng nóng, nhưng chất lượng còn tùy người pha chế, tùy nguyên liệu. Cần chú ý tới việc các xe nước bày bán nơi nhiều bụi đường, bán trong thời gian dài, làm lạnh bằng đá nên ẩn chứa nguy cơ nhiễm khuẩn. Bạn đồng hành trên các xe nước sâm là atiso với công dụng mát gan bổ thận. Tuy nhiên, atiso dùng quá nhiều sẽ gây cảm giác trướng bụng khó tiêu.
Bột sắn dây là loại nước mát nổi tiếng của người miền Bắc. Đã có nghiên cứu trên thỏ cho thấy, bột sắn dây còn có công dụng hạ sốt. Công dụng mà dân gian thường dùng là trị kiết lỵ. Khi mồ hôi ra nhiều, bứt rứt, khó chịu, thân nhiệt tăng, dùng 6-10g tinh bột sắn dây hòa với nước nguội thêm chút đường để giải khát hạ nhiệt, rất hiệu quả.
BS Hà Thị Hồng Linh - Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM khuyên: "Các loại nước mát dùng đúng sẽ tăng cường sức khỏe, ví dụ nước dừa dùng để uống bù nước khi bị tiêu chảy. Vì vậy, những người hay lạnh bụng, sôi bụng, đi cầu phân nát khi dùng các loại nước có tính chất mát, thanh nhiệt cần lắng nghe cơ thể. Nếu uống vào thấy tình hình "chột bụng" tăng lên thì điều tiết lại. Không dùng bất cứ loại nước nào quá nhiều, quá lạnh hoặc quá nóng, vì làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Thay đổi các loại nước uống vừa tốt cho sức khỏe, vừa tạo cơ hội cho cơ thể hấp thu nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau.
Theo PNO
Thực hư chuyện đậu nành gây yếu sinh lý? Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc đậu nành có thể gây yếu sinh lý ở nam giới. Ngược lại nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị vô sinh ở các cặp vợ chồng hiếm muộn. Hầu hết nam giới đều cho rằng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành sẽ làm giảm lượng tinh...