Champasack – nơi chốn yên bình
Chúng tôi đến Pakse, huyện trung tâm của Champasack – một tỉnh phía nam của Lào vào một chiều mùa hè mưa rả rích.
Giáp với Isan miền đông bắc Thái Lan, Rattanak Kiri và Preah Vihear của Campuchia, đồng thời cách cố đô Huế của Việt Nam khoảng 12 giờ ôtô – đây là nơi khách du lịch thường chọn để nghỉ chân trước khi tham quan những khu vực lân cận, hoặc chuyển tiếp qua Thái, Việt Nam.
Từ cửa khẩu Chong Mek với Thái Lan, sau khi lái xe hơn một giờ đồng hồ trên con đường gồ ghề mà hai bên hầu hết là đồi núi, ruộng đồng với thỉnh thoảng một vài ngôi nhà gỗ, chúng tôi bắt đầu vào khu vực trung tâm của Pakse, nơi mà theo một số liệu thống kê không chính thức hiện có khoảng 5.000 người Việt đang sinh sống.
Đây là một tỉnh nhỏ khoảng 600.000 dân, nổi tiếng bởi những sản phẩm địa phương như cà phê, trà, song mây và một số sản phẩm nông nghiệp khác.
Cũng từ đây, những cửa hàng với bảng hiệu được viết bằng hai thứ tiếng Việt – Lào bắt đầu xuất hiện. Nào là “Rửa xe thay nhớt”, “Bún cá Quy Nhơn”, “Khách sạn Kim Liên” cho đến cả “Phòng cho thuê”… tất cả được viết rất rõ ràng bằng tiếng Việt với cách trình bày, trang trí rất Việt Nam. Cũng ở đây, thỉnh thoảng trên đường lại bắt gặp các chuyến xe loại 45 chỗ ghi rõ ràng Pakse – Quy Nhơn hay Pakse – Huế, và có cả những chuyến về các tỉnh miền Trung khác. Tất cả làm tôi như có cảm giác đang ở quê nhà.
Chúng tôi ăn tối tại nhà hàng Hua Phae Khom Pong, một nhà hàng nổi nằm dọc sông Mekong. Sông Mekong đoạn chảy qua Pakse khá to và rộng. Ngồi ở đây ngắm cảnh mặt trời lặn trên sông, những dãy núi hùng vĩ xa xa, những con thuyền nhỏ lững lờ trôi trong buổi chiều vàng thật không có gì tuyệt vời bằng.
Chiều buông trên dòng MeKong |
Rời Pakse, chúng tôi lên đường thăm đền Wat Phou ở huyện Champasack (trùng tên với tỉnh). Ngôi đền được xây dựng với lối kiến trúc giống Angkor Wat của Campuchia này đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 14-12-2001. Toàn bộ khu vực đền nằm trên một vùng đất khá rộng.
Từ bãi đỗ xe, mọi người có thể đi bộ dọc con đường nhựa được xây dựng sau này, hoặc đi giữa hai hàng cột đá được xây dựng từ mấy ngàn năm trước để vào tham quan đền. Dọc đường đi là những thảm cỏ xanh, hồ nước và hoa dại nở li ti.
|
Một trong những công trình ở Wat Phou |
Đi bộ khoảng 15 phút, hai công trình xây dựng hai bên hàng cột đá bắt đầu hiện ra. Những công trình này đã hư hỏng khá nhiều, nhưng may mắn là những nét kiến trúc chính vẫn còn khá nguyên vẹn. Để đến khu vực chính của đền, du khách sẽ tiếp tục đi dọc con đường có những chiếc cột đá cao gần bằng đầu người. Leo lên những bậc thang khá nhỏ sẽ thấy ngôi đền chính nằm trên một ngọn núi nhỏ có tên là Phou Kao.
Những cột đá ấn tượng nằm dọc theo lối đi |
Đền thờ chính hiện cũng không còn hoàn toàn nguyên vẹn, nhưng vẫn đang thờ một số tượng Phật bằng đá. Từ khoảng sân trước, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu đền, phong cảnh hữu tình với những thửa ruộng mùa này xanh mướt mắt, những ngôi nhà nhỏ và những ngọn núi cao bao bọc xung quanh.
Một góc Wat Phou nhìn từ trên cao |
|
Cầu nguyện trong đền chính ở Wat Phou |
Sau khi thăm Wat Phou, chúng tôi bắt đầu di chuyển đến Si Phan Don. Trong tiếng Lào, Si Phan Don có nghĩ là “bốn ngàn hòn đảo”. Và đúng như tên gọi của nó, vùng đất nằm dọc sông Mekong này có khoảng 4.000 đảo lớn nhỏ mà trong đó được du khách biết đến nhiều nhất có lẽ là hai đảo Don Khone và Don Deth.
Bến thuyền để đi Don Deth và Don Khone. Thuyền máy là phương tiện di chuyển phổ biến ở Si Phan Don |
Một trong những hoạt động được du khách yêu thích ở Don Khone và Don Deth chính là đạp xe khám phá xung quanh đảo. Xe đạp được cho thuê với giá 10.000 kip (20.000 đồng Việt Nam) một ngày. Chúng tôi có cơ hội đạp xe qua những con đường làng nhỏ xíu và trò chuyện với những người dân đảo hiền lành luôn nhoẻn miệng cười với khách lạ.
Video đang HOT
Ở đây, du khách còn có thể đạp xe qua lại giữa Don Khone và Don Deth, dừng chân ghé thăm một vài ngôi đền trên đường đi, quan sát lối sống giản dị, mộc mạc nhưng cũng đầy khó khăn của người dân địa phương; cảm nhận sự hồn nhiên với cảnh những em bé tắm sông vui đùa với nụ cười giòn tan, hay đơn giản chỉ là nhìn ngắm một chú trâu đang khoan thai gặm cỏ.
Đi dạo bằng xe đạp là một trong những hoạt động được du khách ưa chuộng |
Ở Don Khone có một thác nước khá nổi tiếng tên Liphi. Vì tháng chín đang là mùa mưa nên nước chảy rất mạnh. Vào buổi tối yên tĩnh hoặc sáng sớm, du khách có thể nghe tiếng thác chảy ầm ầm từ cách đó 2km.
Cách đây khoảng 100 năm, người Pháp đã từng có ý định xây dựng đường xe lửa tại đây để nối liền Lào với Campuchia nhưng ý định sau đó không thành. Giờ đây, chiếc cầu xây dở dang bắt qua sông Mekong dành cho đường xe lửa ấy vẫn còn trên đảo Don Deth. Chiếc đầu máy xe lửa đã hoen gỉ do người Pháp để lại giờ nằm chơ vơ giữa một khoảng đất trống, xung quanh cỏ dại mọc đầy, khiến những ai nhìn thấy cũng không khỏi chạnh lòng.
Một góc thác Liphi mùa nước lên |
|
Chiếc cầu dành cho ngành đường sắt ngày xưa vẫn còn dang dở – một chứng tích lịch sử trên đảo Don Deth |
Dịch vụ nhà nghỉ trên cả Don Khone lẫn Don Deth khá tốt. Đa số nhà nghỉ thuộc dạng bungalow, có một mặt hướng ra sông, số ít trong đó được xây dựng theo kiểu Pháp. Trên hai đảo còn có những hàng quán nhỏ bán quà lưu niệm và cả dịch vụ đặt vé hoặc đặt tour đi các tỉnh khác, kể cả Campuchia.
Nhà nghỉ ngay bên bờ sông |
Do chỉ sử dụng máy phát điện nên thường nhà nghỉ như nơi chúng tôi đã ở chỉ có điện từ 18-20g. Dịch vụ Internet ở đây có chất lượng khá nhưng giá rất đắt, khoảng 50.000 VND/một giờ. Tuy nhiên, nếu những ai muốn cách xa sự ồn ào, xô bồ trong vài ngày và sống cuộc sống giản dị gần thiên nhiên thì Champasack có thể là một lựa chọn lý thú.
'Bỏ túi' những điểm du lịch hấp dẫn khi đến Huế
Cố đô Huế không chỉ là nơi còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của dân tộc, mà còn là vùng đất có đồi núi, đồng bằng, sông nước và biển tạo nên nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
Đại Nội Huế - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Đến với Huế, du khách sẽ có cơ hội ngắm những thành quách, cung điện vàng son, những lăng tẩm uy nghiêm, trải nghiệm những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như sông Hương, núi Bạch Mã, đầm phá Tam Giang, vịnh Lăng Cô ...
Đại Nội Huế
Đại Nội Huế là một phần trong quần thể di tích Cố đô Huế, mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, kiến trúc của triều đại nhà Nguyễn, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Đến với Đại Nội Huế, du khách sẽ được thưởng lãm những dấu ấn đặc sắc của phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm để lại, cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Lăng Tự Đức nằm giữa một rừng thông bát ngát, cách Huế 8 km, đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Những lăng tẩm uy nghiêm
Lăng tẩm Huế là hệ thống những công trình kiến trúc độc đáo đạt đến đỉnh cao nghệ thuật xây dựng dưới triều nhà Nguyễn như lăng Gia Long, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng... Ngày nay, hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn đã trở thành những nơi thu hút khách du lịch khi đến với Cố đô Huế.
Chùa Thiên Mụ - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ, còn được gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế 5 km. Nhìn từ xa, chùa Thiên Mụ nổi bật với tháp Phước Duyên hình bát giác cao 7 tầng, cao 21 m.
Đến với chùa Thiên Mụ du khách sẽ được chiêm ngưỡng một trong những quốc tự lớn dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, với kiến trúc cổ kính, uy nghiêm, cảnh trí thơ mộng, hùng vĩ.
Sông Hương tại TP. Huế - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Sông Hương
Dòng sông xanh trong vắt lung linh như ngọc bích dưới ánh mặt trời, những con thuyền Huế xuôi ngược, dọc ngang với điệu hò man mác, trầm tư, sâu lắng giữa đêm khuya. i chơi bằng thuyền để được ngắm cảnh Hương Giang thơ mộng, nghe những điệu hò, dân ca xứ Huế lúc trời đêm thanh vắng là thú vui của bao lớp du khách....
Sông Hương chính là quà tặng vô giá mà tạo hóa đã dành riêng cho miền đất Cố đô. Hình ảnh núi Ngự Bình cùng với sông Hương Huế đã trở thành biểu tượng của Cố đô Huế.
Đầm Chuồn - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Đầm Chuồn
Cách trung tâm TP. Huế 12 km, đầm Chuồn là một trong những hệ thống đầm phá quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là đầm nước lợ trong hệ thống đầm phá Tam Giang nổi tiếng với vẻ đẹp bình yên, sông nước bao la, cùng với những đặc sản hấp dẫn với giá thành hết sức bình dân.
Thiên nhiên đầm Chuồn tuyệt vời hơn vào mỗi sáng sớm và buổi chiều tà với những mảng màu đa sắc đỏ, vàng, tím, những chiếc thuyền nhỏ lững lờ giữa sông nước bao la, đẹp như một bức tranh thủy mặc. Du khách sau khi tham quan một vòng đầm Chuồn sẽ dừng lại nghỉ ngơi và ăn những món đặc sản tại khu nhà nổi nằm ngay giữa đầm phá và ven đê Tây phía Đông.
Vịnh Lăng Cô - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Vịnh Lăng Cô
Vịnh Lăng Cô có chiều dài 42,5 km, cách TP. Huế hơn 60 km và cách Đà Nẵng 20 km, là vịnh biển gần như nguyên sơ nằm dưới chân đèo Hải Vân, với bãi tắm phẳng lì, nước xanh ngắt bao la tuyệt đẹp với hệ sinh thái rất đa dạng, phong phú.
Nhìn ra xa là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn trải rộng trên địa bàn. Đây là một trong những thắng cảnh, địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế, được Vua Khải Định xem là chốn bồng lai tiên cảnh.
Núi Bạch Mã - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Núi Bạch Mã
Núi Bạch Mã (thuộc địa phận huyện Phú Lộc), cách Huế 60 km về phía nam, ở độ cao 1.444 m so với mực nước biển, là nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam. Trên đỉnh núi hùng vĩ 4 mùa xanh tươi với thác nước, suối rừng là cả một vùng khí hậu ôn đới như ở Sa Pa, Tam ảo, à Lạt...
Núi Bạch Mã nổi tiếng bởi có những con suối và nhiều ngọn thác ngoạn mục. Thác ỗ Quyên cao 400 m, rộng 20 m, những ngày hè, hai bên bờ thác, hoa đỗ quyên nở rộ như hai thảm lụa hoa khổng lồ. Với cảnh quan thiên nhiên cùng khí hậu mát mẻ, núi Bạch Mã Huế là điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách.
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi thiền viện đầu tiên tại miền Trung, tọa lạc tại núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vượt qua lòng hồ Truồi mênh mang sóng nước bằng những con xuồng nhỏ sẽ đến thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Thiền viện tọa lạc giữa lòng Hồ Truồi như một đóa hoa, gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài hút mắt.
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã - một quần thể danh lam giữa vùng sơn thủy hữu tình đã trở thành địa chỉ tham quan cho du khách thập phương khi đến với vùng đất Cố đô Huế.
Một địa điểm không nên bỏ lỡ khi đến Huế là trải nghiệm phố đi bộ về đêm - Ảnh: VGP/Lê Hoàng.
Phố đêm
Tuyến phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An - Võ Thị Sáu thuộc địa phận phường Phú Hội, thành phố Huế là điểm đến hấp dẫn cho cả du khách trong và ngoài nước mỗi dịp cuối tuần. Kéo dài hơn 1 km, hoạt động từ 18h đến 2h sáng hôm sau vào các tối thứ 6, thứ 7 và từ 18h đến 24h vào ngày chủ nhật hàng tuần.
Còn phố đi bộ Hai Bà Trưng là sự kết hợp các khu vực thương mại và khai thác các dịch vụ thương mại, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc đường phố... phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí về đêm của người dân và du khách.
Phố đi bộ Hai Bà Trưng cùng với phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An - Võ Thị Sáu và phố đêm Hoàng Thành Huế là những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí về đêm cho người dân và du khách.
Săn ốc mắt ngọc trên Cồn Cỏ Đến đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), nếu là khách quý, bạn sẽ được người dân trên đảo chiêu đãi món ốc mắt ngọc, một trong những đặc sản của đảo. Săn ốc mắt ngọc trên Cồn Cỏ TTO - Đến đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), nếu là khách quý, bạn sẽ được người dân trên đảo chiêu đãi món ốc mắt ngọc, một...