Chama Léa Tiến giỏi khuyến học, khuyến nông
Nhiều năm qua, ông Chama Léa Tiến – người Raglai ở thôn Ma Nai, xã Phước Thành, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) có công lớn trong việc vận động bà con xóa bỏ hủ tục lạc hậu, kêu gọi con em đến trường.
Ông còn tích cực vận động bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy ông đã được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Khuyến học của xã.
Vài năm trước, tình hình an ninh trật tự ở xã Phước Thành rất phức tạp, người dân thường lên rừng chặt phá cây lấy gỗ, khiến nhiều cánh rừng bị tàn phá nặng nề. Cùng với đó, tình trạng trẻ nhỏ bỏ học theo cha mẹ lên nương, lên rẫy cũng rất phổ biến. Nhiều thanh niên trong làng thường xuyên uống rượu say, gây gổ đánh nhau dẫn tới mất trật tự an ninh. Ở nhiều gia đình vẫn còn hủ tục rước thầy cúng về trị bệnh mà không chịu đến thăm khám ở trạm y tế.
Ông Chama Léa Tiến trao đổi hướng dẫn bà con cách chăm sóc đàn bò. Ảnh: C.T
Với vai trò là Chủ tịch Hội Khuyến học, ông Tiến thường xuyên lên tận nương rẫy vận động các gia đình cho con em tiếp tục bám trường, bám lớp. Nhờ tích cực vận động mà số học sinh bỏ học trong xã đã giảm đáng kể. Ông còn dành nhiều thời gian vận động thanh niên trong làng không chặt phá rừng bừa bãi, thay vào đó là tích cực sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất, sản lượng, từ đó tăng thu nhập. Từ một thôn hiếm hoi trâu, bò, đến nay Ma Nai đã có trên 700 con trâu, bò, gần 500 con dê, cừu và đứng đầu toàn xã về số lượng đàn gia súc.
Ông thường bảo: “Muốn thoát khỏi cái nghèo thì phải học. Học cả bạn bè, học cách ăn, học cách nói, học trên lớp, học trên nương, học cả trên rẫy”. Với sự vận động, giúp sức của ông Tiến, nhiều gia đình nghèo trong xã đã vươn lên và có cuộc sống ổn định. Điển hình như Ka Tơ Gương ở thôn Ma Nai. Trước đây gia đình Gương rất khó khăn, mỗi năm chỉ trồng 1 vụ lúa, năng suất thấp nên không đủ ăn. Do không có việc làm ổn định, trình độ lại hạn chế nên Gương từng vào rừng lấy gỗ trái phép, thường tụ tập với một số thanh niên trong làng uống rượu. Nhờ ông Tiến xuống vận động áp dụng kỹ thuật nên gia đình Gương đã trồng được 2 vụ lúa/năm và có cuộc sống ổn định hơn trước.
Anh Nguyễn Cảnh Tài – Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thành cho biết: “Chama Léa Tiến là tấm gương sáng để người dân noi theo. Ông rất tích cực trong các phong trào khuyến học, đồng thời nhiệt tình giúp người dân áp dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp, xóa bỏ những tập tục lạc hậu…”.
Theo Danviet
Video đang HOT
Phân bón Lâm Thao với 5 đúng trong canh tác nông nghiệp
Tại huyện Nam Trực (Nam Định), Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NNPTNT) vừa phối hợp Sở NNPTNT và Hội Nông dân (ND) tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị tư vấn khoa học "Thực hiện 5 đúng trong canh tác nông nghiệp".
Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự là nhà tài trợ chính và đồng hành cùng chương trình này.
Trang bị thêm kiến thức cho nông dân
Với mục tiêu nhằm trang bị và bổ sung những kiến thức cần thiết cho bà con ND trong sản xuất vụ đông xuân năm 2016, chương trình nhằm giúp bà con "Thực hiện 5 đúng trong canh tác nông nghiệp", đó là: Đúng loại đất, đúng kỳ sinh trưởng, đúng giống cây, đúng phương pháp canh tác và đúng loại phân bón. Đây là chương trình hội thảo tư vấn, khuyến nông, nhằm liên kết một cách có hiệu quả nhất giữa bà con ND với các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp; tạo sân chơi bổ ích cho bà con ND được giao lưu, học tập, trao đổi thông tin lẫn nhau, củng cố và trang bị thêm kiến thức khoa học và kinh nghiệm phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ban tổ chức tặng quà cho người trả lời đúng trong phần Trò chơi tại Chương trình 5 đúng trong canh tác nông nghiệp diễn ra ở Nam Định. ảnh:H.N
Theo các nhà khoa học, trong sản xuất nông nghiệp, phân bón chiếm tỷ trọng từ 30-50% trong giá thành sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc sử dụng phân bón của bà con ND còn thể hiện nhiều bất cập, đó là sự thiếu cân đối các thành phần dinh dưỡng, bón phân chưa phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng, bón thừa, bón thiếu, đặc biệt là tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng còn xuất hiện và tồn tại trên thị trường. Các bất cập trên không những làm tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất mà còn gây thoái hoá tài nguyên đất đai, ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái.
Sản xuất phân bón tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Ảnh:H.N
Tham dự hội thảo lần này có nhiều nhà khoa học, đại diện các cơ quan, ban ngành của tỉnh Nam Định. Đặc biệt, sự góp mặt của hơn 400 đại biểu là cán bộ nông nghiệp, chủ trang trại, cán bộ hợp tác xã và toàn thể bà con ND đến từ các xã của huyện Nam Trực và huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Tham gia chương trình "Thực hiện 5 đúng trong canh tác nông nghiệp" bà con ND địa phương có dịp được tiếp cận trực tiếp với các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông hóa thổ nhưỡng, trồng trọt, bảo vệ thực vật, dinh dưỡng cây trồng.
Chương trình diễn ra trong không khí phấn khởi hào hứng của bà con khi được trực tiếp đặt câu hỏi và lắng nghe tư vấn của các chuyên gia. Hầu hết các câu hỏi xoay quanh vấn đề: Trồng trọt, bảo vệ thực vật, dinh dưỡng cây trồng và các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Nam Định là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ.
Bón phân Lâm Thao, năng suất cây trồng tăng 10-20%
Chương trình lần này nhằm khuyến khích bà con ND chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Ban tổ chức chương trình còn tổ chức trò chơi thông qua hình thức bốc thăm trả lời câu hỏi liên quan đến kiến thức sản xuất, hiểu biết về đất đai, phân bón, các câu trả lời đúng được Ban tổ chức tặng quà. Hoạt động này được bà con ND ủng hộ và tham gia nhiệt tình, tạo nên một không khí sôi động cho chương trình.
Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đồng hành cùng Chương trình "5 đúng trong canh tác nông nghiệp" với tư cách là nhà tài trợ chính, đồng thời là nhà đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón chất lượng cao trả lời cho bà con các câu hỏi liên quan đến nguyên tắc thứ 5, thế nào là "đúng loại phân bón". Trong đó có các nội dung hiện đang được bà con hết sức quan tâm, đó là vấn đề "phân bón thật, phân bón giả và cách nhận biết hiệu quả nhất".
Tại hội nghị, đại diện Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã giới thiệu về các sản phẩm phân bón của công ty. Supe lân Lâm Thao được sản xuất bằng phương pháp hóa học phân hủy quặng apatít loại 1 với axit sunphuaric (được sản xuất từ nguyên liệu lưu huỳnh nhập khẩu có độ tinh khiết đạt 99,8%) để chuyển hóa P2O5 trong quặng thành P2O5 tan được trong nước, giúp cho cây trồng hấp thu lân ngay ở giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ, bộ rễ mới phát triển và có khả năng chống rét cho cây. Supe lân Lâm Thao ngoài thành phần chính là P2O5 hữu hiệu>16% còn có các nguyên tố trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng như CaO, MgO, Mn, Fe... đặc biệt là dinh dưỡng lưu huỳnh (S)> 11%.
Lân nung chảy Lâm Thao là loại lân không tan trong nước mà tan từ từ trong môi trường đất và axit hữu cơ yếu do rễ cây trồng tiết ra nên hiệu lực của phân được kéo dài. Trong lân nung chảy Lâm Thao ngoài thành phần chính P2O5 hữu hiệu 15-17% còn có các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng khác như CaO, SiO2, MgO...
Phân bón NPK-S Lâm Thao ngoài thành phần đạm, lân, kali còn bổ sung đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng như canxi, magiê, lưu huỳnh, kẽm, đồng, sắt, môlipden, Bo...
Riêng thành phần dinh dưỡng lân trong NPK-S Lâm Thao gồm 2 loại là lân tan trong nước và lân không tan trong nước với một tỷ lệ hợp lý. Loại dinh dưỡng lân tan trong nước từ supe lân giúp cho cây sớm nảy mầm, phát triển nhanh bộ rễ, hạn chế bệnh nghẹt rễ lúa, bệnh chân chì huyết dụ đối với cây ngô và chống rét cho cây. Loại dinh dưỡng lân không tan trong nước có trong lân nung chảy cung cấp lân cho cây ở giai đoạn sau, hạn chế bốc hơi, rửa trôi phân bón và còn bổ sung các dinh dưỡng trung lượng như magiê, silic, giúp cho cây cứng và chống đổ tốt hơn.
Với lợi thế là đơn vị duy nhất ở Việt Nam sản xuất được cả supe lân và lân nung chảy nên phân bón Lâm Thao không những phù hợp với các vùng đất trung tính mà còn phù hợp và cải tạo đất chua, đất phèn, đất chiêm trũng các tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa... và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng thời, đại diện công ty cũng cho biết, để đáp ứng đầy đủ, cân đối nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng ở từng thời kỳ sinh trưởng trên từng vùng đất khác nhau, công ty đã sản xuất các loại NPK-S có thành phần dinh dưỡng khác nhau như:
- Nhóm NPK-S bón lót gồm: NPK-S 5.10.3-8; NPK-S 6.8.4-9; NPK-S 8.10.3-11.
- Nhóm NPK-S bón thúc gồm: NPK-S 12.5.10-14; NPK-S 10.5.12-5.
- Nhóm NPK-S chuyên dùng gồm: NPK-S 10.5.5-3 dùng cho cây lâm nghiệp, cây dâu tằm, cây cỏ; NPK-S 5.10.10-5; NPK-S 3.9.6-6 dùng cho cây họ đậu.
Trên thực tế, việc thực hiện mô hình trình diễn ở tất cả các địa phương trong nước, kết quả sử dụng phân bón Lâm Thao theo quy trình bón phân: Bón lót NPK-S 5.10.3-8; bón thúc NPK-S12.5.10-14 đều cho kết quả cụ thể: Tăng năng suất cây trồng từ 10-20%; hạn chế sâu bệnh hại, giảm phun thuốc trừ sâu; nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm chi phí lao động bón phân; nâng cao khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt cho cây trồng.
Theo Danviet
Triển khai chương trình giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ Thông tin từ Trung tâm Khuyến nông quốc gia, nhằm hưởng ứng chương trình do Bộ NNPTNT phát động về giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ để tiết kiệm chi phí sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng để ứng phó với tình trạng hạn và xâm nhập mặn vùng tại vùng ĐBSCL, hệ thống khuyến nông các tỉnh, thành...