Chạm trán tại Biển Đông, sai lầm chiến lược của Trung Quốc
Có thể hả hê với màn “diễu võ dương oai” tại biển Đông khi điều hàng loạt tàu chiến đến gần vùng tranh chấp với Philippines nhưng theo nhà phân tích Anis H. Bajrektarevic trên tờ Sự Thật của Nga, chạm trán với các quốc gia Đông Nam Á tại biển Đông là sai lầm chiến lược của Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông với diện tích được xác định bằng “đường lưỡi bò” (màu đỏ).
Nằm tại phía sườn Đông của lục địa Á – Âu, nền kinh tế tăng trưởng chóng mặt của Trung Quốc đang quá nóng và quá lệ thuộc vào hệ thống đô la dầu mỏ. Hiện Bắc Kinh chưa thể xây dựng cũng như chưa đủ sức dịch chuyển các nguồn lực để tìm kiếm một sựa lựa chọn năng lượng khác. Để duy trì vị thế là một thực thể kinh tế chính trị độc lập và nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển tốc độ cao của mình, Trung Quốc cần có thêm năng lượng và giảm sự lệ thuộc vào bên ngoài.
Về mặt nội địa, Trung Quốc chịu sức ép vô cùng lớn từ nhu cầu đi lại, nhu cầu năng lượng của các vùng miền cũng rất cao và sự kỳ vọng của người dân ngày càng lớn. Đứng trước đòi hỏi phải cân bằng sự lệ thuộc vào năng lượng bên ngoài và duy trì sự ổn định nội bộ, có vẻ như Trung Quốc đang chuyển sang hướng nâng cấp quân sự hơn là quyết tâm đầu tư cho một giải pháp năng lượng mới hoặc công nghệ xanh vì nước này không có thời gian, kế hoạch và nguồn lực để thực hiện cả hai việc cùng một lúc.
Nhìn ở góc độ hẹp, Trung Quốc đã tin rằng các nước khác sẽ không thể chịu nổi “nhiệt” với chiến lược ngăn chặn lâu dài của nước này, đặc biệt là tại biển Đông. Cùng lúc đó, nơi đây lại có nguồn nhiên liệu hóa thạch lớn và tất nhiên giá thành sẽ rẻ hơn nhiều nếu có sự hỗ trợ của các tàu chiến.
Video đang HOT
Trên thực tế, việc Trung Quốc tăng cường năng lực quân sự trong thời gian tới sẽ chỉ củng cố các thỏa thuận hiện tại và làm phát sinh thêm các thỏa thuận an ninh song phương mới giữa các quốc gia láng giềng với nhau và chủ yếu là với Hoa Kỳ vì trong thời buổi này tại châu Á, không ai muốn mình là “người đón nhận tình thế một cách bị động”.
Rốt cuộc, chiến lược của Trung Quốc có thể sẽ khiến nước này bị cô lập về chính trị và quân sự và đem đến cả gánh nặng tài chính mà hậu quả là nó sẽ chỉ giúp Hoa Kỳ có cái cớ để tăng cường sự hiện diện của mình ở châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông, với chi phí (về chính trị và tài chính) rẻ hơn rất nhiều. Chiến lược đó cũng càng khiến hình ảnh Trung Quốc bị truyền thông đại chúng của phương Tây đem ra châm biếm và bôi nhọ.
Vì thế, việc Trung Quốc “giành giật” lấy những mỏ năng lượng hay tham gia cuộc đua quân sự để giành thế kiểm soát trên biển không phải là thách thức với Mỹ mà là động lực thúc đẩy nước này hành động tại châu Á Thái Bình Dương. Hoa Kỳ chắc chắn không thể không nhận thấy rằng hiện nay, một nửa lượng hàng hóa giao thương trên thế giới được vận chuyển qua biển Đông.
Vì thế, Hoa Kỳ sẽ tận dụng bất kỳ vụ tranh chấp về chủ quyền nào trong khu vực và các va chạm khác để thu lợi về an ninh cho bản thân mình, trong đó có việc chia sẻ bớt chi phí hiện diện quân sự cho các đối tác để nước này vẫn duy trì vị thế chủ chốt của mình trên các vùng lãnh hải của châu Á kéo dài từ vịnh Ba Tư cho đến Ấn Độ Dương, Malacca, biển Đông và vươn tới vùng tây bắc Thái Bình Dương.
Thử thách thực sự đối với Trung Quốc luôn là phải tận dụng tối đa những chi phí về chính trị chính thống và tài chính để đáp ứng được các mục tiêu chiến lược của quốc gia. Trong trường hợp này, đây sẽ là một bước ngoặt quan trọng của Trung Quốc đối với công nghệ xanh, đồng thời tiến hành xây dựng, củng cố chủ nghĩa đa phương ở Châu Á. Nếu không thiết lập được mối quan hệ hữu nghị thật tốt với các quốc gia đa phương lớn của châu Á như Indonesia, Ấn Độ và Nhật Bản thì Trung Quốc sẽ không có cơ hội để tiến lên thành một “đầu tàu” lớn, lâu bền và đáng tin cậy trên toàn cầu.
Việc lựa chọn chiến lược nào trong hai chiến lược (quân sự hay công nghệ xanh) cũng sẽ có tác động đến vũ đài chính trị châu Á Thái Bình Dương năng động này. Tuy vậy, các thông điệp được đưa ra ở đây chính là phải duy trì chiếc kiềng ba chân: một lực lượng quân đội hiếu chiến – công nghệ mới – thu hút các quốc gia láng giềng. Cuối cùng, quân đội thì làm nhiệm vụ xâm chiếm còn công nghệ thì làm nhiệm vụ xây dựng.
Vào thời điểm này, bất kỳ hoạt động vũ trang nào gia tăng tại vũ đài châu Á Thái Bình Dương sẽ chỉ củng cố thêm các mối quan hệ hiện hữu. Với tình hình như hiện nay, khó ai có thể vượt mặt Hoa Kỳ trên các sân chơi về dầu mỏ trên các mặt an ninh, tài chính và cả quân đội ít nhất là trong vài thập kỷ tới. Với các vị thế tương quan về dầu mỏ, tài chính, công nghệ và quân sự như hiện nay trên bàn cờ quốc tế, kiểu đối đầu này (với Hoa Kỳ) sẽ chỉ bị Hoa Kỳ lợi dụng và trở thành “miếng mồi béo bở” cho nước này và các đồng minh thân cận.
Trong các quốc gia phát triển OECD hay G8, chỉ có Nhật Bản là quốc gia duy nhất suy nghĩ nghiêm túc về công nghệ xanh/tái tạo. Sự phụ thuộc vào năng lượng bên ngoài của Nhật Bản là rất lớn và lâu dài. Sau thảm họa hạt nhân vừa qua, Nhật Bản sẽ cần nhiều năm để trải qua cú sốc đó, nhưng nước này sẽ rút ra bài học cho mình. Với một quốc gia có diện tích nhỏ, luôn bị các thảm họa tự nhiên đe dọa và phu thuộc nặng nề vào dầu mỏ của các nước Ả rập, con đường duy nhất để Nhật Bản tồn tại, khôi phục và giải phóng bản thân là chuyển hướng sang năng lượng xanh.
Sau thảm họa sóng thần – hạt nhân, năm ngoái cũng như chứng kiến những hoạt động ầm ĩ hiện nay của quân đội/hải quân Trung Quốc, Nhật Bản sẽ không thể không nghĩ lại và điều chỉnh chính sách năng lượng của mình.
Tokyo nhận thức rõ rằng tư tưởng địa chính trị hạn hẹp ở châu Á là rất mạnh mẽ và kéo dài do nhiều quốc gia châu Á hoặc là tự trói mình với chủ nghĩa khu vực hẹp hòi hoặc là bám chặt vào sự tự mãn kinh tế.
Cuối cùng, chỉ có Nhật Bản là quốc gia châu Á duy nhất rút ra bài học từ chính lịch sử của nước mình, đó là những giới hạn của “quyền lực cứng” và sự phản kháng mạnh mẽ của các quốc gia láng giềng nếu Nhật Bản sử dụng quyền lực đó (tác giả muốn nói về hậu quả của việc phát xít Nhật xâm chiếm các quốc gia láng giềng trong chiến tranh thế giới lần II). Nhưng hai người khổng lồ châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc lại không có những trải nghiệm tương tự Nhật Bản trong thời kỳ cận đại và hiện đại. Vì vậy, có lẽ vùng Viễn Đông (Nhật Bản) sẽ là trung tâm công nghệ xanh và là nơi thu hút nhiều người châu Á trong thập kỷ tới.
Theo Infonet
GE: Cuộc "chạm trán" thú vị giữa Hảo Vọng và Emilia
Sự kiện sát nhập server vào ngày 06/03/2012 tới hứa hẹn sẽ mang đến những một cuộc "chạm trán" thú vị giữa Hảo Vọng và Emilia.
Nằm trong danh sách những thành phố cổ kính của Tân lục địa, theo thời gian, Hảo Vọng và Emilia trở nên vắng vẻ, hoạt động mua bán không còn sầm uất như trước. Sát nhập server chẳng còn là chuyện mới mẻ với cộng đồng game online và Bá Chủ Thế Giới cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, làm thế nào để sau khi sát nhập, cộng đồng đông vui hơn, có nhiều hoạt động gắn kết hơn lại là thách thức lớn đặt ra cho Nhà phát hành.
Trước tình hình đó, từ tháng 12/2011, Nhà phát hành đã cho lập những topic thăm dò ý kiến cộng đồng game thủ Bá Chủ Thế Giới trên diễn đàn về việc có nên sát nhập Emilia với Hảo Vọng. Và không nằm ngoài dự liệu, hầu hết đều đồng thuận với việc sát nhập để tạo không khí sôi nổi và gắn kết cộng đồng người chơi.
Nếu gắn bó với Tân lục địa ngay từ những ngày đầu khai mở, các gia đình sẽ chẳng còn lạ gì với fact TheOne hùng mạnh, tập hợp của những anh tài kỹ năng chiến đấu điêu luyện. Được ví như một tượng đài kiên cố bất khả chiến bại trong game GE đến nay, bao nhiêu phe phái đã từng âm mưu soán ngôi TheOne nhưng đều thất bại.
Về tương quan lực lượng có thể nói Emilia cũng không chịu thua kém Hảo Vọng về mọi mặt, ngoài BloodDragon thì còn hàng chục các fact lớn nhỏ khác chiếm giữ một phần lớn vũ khí, nhân lực lớn trong game. Về mặt kỷ luật, gắn kết có vẻ TheOne vẫn làm tốt hơn một bậc, nhưng nhìn về mặt kỹ năng, vũ khí chưa thể đánh giá hết tiềm lực của đôi bên.
Cũng không thể không nói tới một đối thủ xứng tầm với TheOne là Nomerci. Tuy từ trước đến nay những hoạt động của phe này khá âm thầm nhưng tiềm năng và sức mạnh của Nomerci vẫn được xem là đủ khả năng làm các fact khác phải nao núng. Bộ ba này là một ẩn số khó đoán trong thời điểm các "nhân tài" vẫn đang rải rác khắp nơi.
Cuộc đổ bộ lần này sẽ mang về nhiều điểm thú vị lẫn những bất ngờ không thể báo trước. Chính vì thế, ngày Emilia về với Hảo Vọng được cộng đồng cư dân Tân lục địa nóng lòng chờ đợi hơn bao giờ hết. Liệu Emilia có thể lật ngược thế cờ hay không, liệu TheOne có giữ vững ngôi vị đỉnh cao bao lâu nay hay không? Câu hỏi sẽ được trả lời không bao lâu nữa.
Bá Chủ Thế Giới vẫn là mồi lửa cháy lên niềm đam mê của không ít người. Sự tồn tại của những phe phái đầy sức mạnh như TheOne, BloodDragon, Nomerci... trong game GE hiện nay, có thể tin tưởng sự trở lại vững mạnh của tựa game này trong thời gian tới.
Theo Game Thủ
Uyên Linh "chạm trán" Lều Phương Anh Đúng gần 1 năm kể từ khi kết thúc Việt Nam Idol, Uyên Linh và Lều mới có dịp tái ngộ trên cùng một sân khấu. Kể từ khi kết thúc cuộc thi Việt Nam Idol 2010 cho tới nay, hầu như cả Uyên Linh và Lều Phương Anh đều chưa một lần có dịp tái ngộ cả trên sân khấu lẫn ngoài...