Chạm trán chồn họng vàng, khỉ bị giết đau đớn
Đây là một điều khá bất ngờ bởi lẽ chúng thường ăn hoa quả, các loài động vật nhỏ và côn trùng.
Đối với các loài linh trưởng trong đó có khỉ, kẻ thù ngoài tự nhiên không nhiều. Đó có thể là một con báo, đại bàng hay trăn nhưng với sự tinh ranh của khỉ thì kẻ săn mồi cũng không nhiều cơ hội.
Một đôi chồn họng vàng rình rập, chọn khỉ làm mục tiêu cho mình
Lần này, một con khỉ đối đầu với kẻ thù khá đặc biệt là chồn họng vàng. Kẻ địch này rõ ràng không mạnh hay nguy hiểm như báo, đại bàng hay trăn.
Cuộc chạm trán xảy ra tại Công viên quốc gia Corbett ở Ấn Độ. Một cặp chồn họng vàng đã rình rập trước khi lao tới tấn công khỉ.
Cuộc chiến của hai loài diễn ra trong vòng nửa tiếng đồng hồ và chồn họng vàng chứng minh chúng nguy hiểm thế nào dù chỉ có ngoại hình khá nhỏ bé. Cả hai phối hợp khéo léo để giết chết con mồi.
Một điều khá bất ngờ là chồn họng vàng có khẩu phần ăn chủ yếu là trái cây. Còn mồi của nó nếu là động vật đa phần là các loài nhỏ như chim, nhện hay côn trùng.
Thế nhưng, khi “đổi gió” thì chồn họng vàng rất nguy hiểm nhất là khi có đồng đội. năm 2014, một đàn chồn họng vàng từng giết chết một con gấu trúc 3 tuổi tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Những loài động vật nhỏ bé như chồn họng vàng, lửng mật… rõ ràng vẫn rất nguy hiểm dù ngoại hình nhỏ bé.
Video đang HOT
Với sự khéo léo và tinh ranh, cả hai nhanh chóng hạ gục con mồi.
Đây là một điều khá bất ngờ bởi lẽ chúng thường ăn hoa quả, các loài động vật nhỏ và côn trùng.
Cái chết đau đớn cho khỉ khi đối mặt kẻ thù bé nhỏ.
Anh Minh
Theo Báo Đất Việt
6 bài học từ cách sinh tồn của chim Đại Bàng
Được mệnh danh là "Chúa tể của bầu trời", "vua của các loài chim", cách sinh tồn tự do, mạnh mẽ của Đại Bàng sẽ là những bài học quý giá áp dụng trong chính cuộc sống của chúng ta.
Bay rất cao một mình hoặc với đồng loại
Đại Bàng thường có thói quen bay rất cao, vượt trên độ cao của bất kỳ loài chim nào. Thói quen đó có thể là cuộc hành trình một mình hay với đồng loại.
Bài học cuộc sống: Làm việc cùng với những người có chung chí hướng, những người cùng đẳng cấp với bạn. Ngoài ra, không phải ai cũng ủng hộ giấc mơ của bạn. Hãy chia sẻ với những người có suy nghĩ giống bạn để bạn có thể vừa mơ ước vừa cùng nhau phát triển. Đừng lãng phí thời gian với những người không tán thành và chỉ biết nói bạn nghe những điều tiêu cực. Bạn có giấc mơ, hãy bảo vệ nó!
Tầm nhìn xa và sự tập trung tuyệt đối
Khi phát hiện ra con mồi, thậm chí là một động vật gặm nhấm từ xa, Đại Bàng sẽ dành toàn bộ sự tập trung của mình vào con mồi và thiết lập ra cách tiếp cận để bắt được con mồi đó.
Bài học cuộc sống: Làm việc tập trung và hoàn thành tốt tại một thời điểm. Hãy dành thời gian, sự nỗ lực và năng lượng của bạn để đạt được điều mình mong muốn.
Ảnh minh họa
Đại Bàng thích các cơn bão
Đại Bàng cảm thấy phấn khích khi thấy những đám mây đen kéo đến cùng bầu trời xám xịt. Chúng thích chinh phục những thử thách của thiên nhiên, đặc biệt là bão. Bão sẽ nâng chúng lên cùng những đám mây. Khi đó, chúng được tận dụng mọi sức mạnh trên đôi cánh của mình.
Bài học cuộc sống: Hãy dũng cảm đối mặt với những bão tố trong cuộc đời bạn. Những thách thức luôn mang đến cơ hội. Đừng né tránh chúng, thử thách sẽ là điều kiện giúp chúng ta học các kỹ năng mới, phát triển mạnh mẽ hơn.
Kiểm tra lòng tin
Đại Bàng là một loài vật đặc biệt, nó luôn có cách để kiểm tra trước khi đặt niềm tin vào con khác. Trước khi Đại Bàng cái cho phép con đực giao phối, nó sẽ cắp một cành cây khô để bay vào không trung trong khi con đực đuổi theo nó. Nếu đạt đến độ cao mong muốn thì nó sẽ thả nhành cây rơi tự do, con đực phải thả mình rơi nhanh hơn cành cây để bắt lại trước khi cành cây kịp rơi xuống đất và mang nhành cây đó đưa lại cho con cái.
Bài học cuộc sống: Thiết lập niềm tin rất quan trọng trong các mối quan hệ.
Bậc thầy trong cách quản lý, phân chia công việc
Để chuẩn bị cho việc đẻ trứng, cặp Đại Bàng sẽ tìm đến một vị trí rất cao để làm tổ, thường nằm trên các vách đá để không có một con săn mồi nào tìm ra. Cả hai sẽ phân chia nhiệm vụ trong việc nuôi con. Con cái có nhiệm vụ đẻ trứng, bảo vệ con. Con đực có nhiệm vụ xây tổ, kiếm mồi.
Để dạy con tập bay, Đại Bàng mẹ sẽ ném con ra khỏi tổ bằng cách bỏ những lớp lót êm trong tổ, giữ lại những chiếc gai. Nếu Đại Bàng con sợ hãi quay lại tổ, chúng sẽ bị châm chích, lập tức phải bay lại ra ngoài. Cứ như thế cho đến khi Đại Bàng con bắt đầu vỗ cánh.
Bài học cuộc sống: Chúng ta không thể sống mãi trong sự bao bọc. Chúng ta chỉ có thể phát triển nếu chúng ta sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn. Cha mẹ sẽ không bao giờ khuyến khích con cái ỷ lại, lười biếng. Họ muốn con cái bước ra ngoài đời trải nghiệm, va vấp với xã hội để trưởng thành.
Tái sinh
Khi nhận thấy những dấu hiệu già nua từ bộ lông của mình, Đại Bàng phải đưa ra một quyết định đau đớn khi chúng vào khoảng 40 tuổi đó là việc chết hoặc trải qua một quá trình tái sinh đau đớn để kéo dài cuộc sống thêm 30 năm nữa.
Khi đó Đại Bàng sẽ tìm một chiếc hang sâu để ẩn náu, tự nhổ sạch lông mình và ở ẩn trong hang cho đến khi bộ lông mới phát triển. Quá trình này sẽ mất khoảng 5 tháng. Sau quá trình đó, Đại Bàng sẽ được tái sinh, quay trở lại cuộc sống.
Bài học cuộc sống: Muốn thành công phải trải qua đau đớn. Nhiều người trong chúng ta mong muốn thay đổi nhưng không chịu hi sinh. Để tồn tại và phát triển, chúng ta phải biết buông bỏ những cái cũ, những thói quen, suy nghĩ truyền thống.
Thùy Linh
Theo Gia đình Việt Nam
Hung dữ 'tẩn' trâu rừng, đại bàng nhận kết ngọt ngào Kiếm được bữa ăn đã khó mà giữ được nó lại còn khó hơn cho dù đó có là loài đi săn khét tiếng như đại bàng. Chúa tể bầu trời vừa phải đấu lại cả trâu rừng lẫn một đôi cò để giữ bữa ăn cho mình. Theo đó, một con đại bàng lao xuống tóm gọn con cá trê vừa được...