Chấm thẩm định thi THPT quốc gia có ảnh hướng đến xét tuyển đại học?
Theo đại diện Bộ GD-ĐT, các sinh viên đã và đang học tại các trường đại học mà bị phát hiện cũng nằm trong diện gian lận điểm thi như ở Hà Giang năm nay thì cũng sẽ bị xử lý kỷ luật, hình thức cao nhất là buộc thôi học.
Liên quan đến những lùm xùm về điểm thi THPT quốc gia năm 2018 có dấu hiệu bất thường tại một số địa phương, nhiều ý kiến thắc mắc liệu điều này có ảnh hưởng đến quá trình và kết quả xét tuyển năm nay.
VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) để làm rõ những điều này:
- Thưa ông, thời gian qua có một số sự việc liên quan đến điểm thi THPT quốc gia 208 ở một vài địa phương trong cả nước. Vậy có ảnh hưởng đến quá trình xét tuyển đại học năm nay?
Trước hết, chúng tôi khẳng định, việc chấm thẩm định và cập nhật lại điểm (nếu có) của các thí sinh không ảnh hưởng đến công tác xét tuyển trên cả nước.
Đồng thời, hiện các sở GD-ĐT đang tiến hành chấm phúc khảo yêu cầu của thí sinh.
Sau khi có kết quả thẩm định, các sở GDĐT tiếp tục cập nhật điểm thi lên hệ thống.
Vì vậy, việc cập nhật lại điểm trên hệ thống không ảnh hưởng gì đến quá trình xét tuyển.
Do đó, các thí sinh yên tâm và tiếp tục thực hiện các bước điều chỉnh nguyện vọng trong thời gian tới. Các em cần nghiên cứu kỹ để lựa chọn ngành nghề yêu thích và phù hợp với mức điểm mà mình đã đạt được.
Đây là việc quan trọng, quyết định tương lai của các em, vì vậy thí sinh cần thực hiện đầy đủ và chính xác các bước trong quá trình điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển.
Hiện nay, có khá nhiều em thí sinh chưa hoàn tất quá trình điều chỉnh nguyện vọng. Tôi lưu ý các em nên kiểm tra lại thông tin trên hệ thống sau khi đã điều chỉnh nguyện vọng bằng cách đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản các em đã được cấp. Khi thấy những thay đổi của mình không đúng các em cần báo ngay cho cán bộ kỹ thuật tại các điểm tiếp nhận hồ sơ để xử lý kịp thời.
Video đang HOT
- Theo ông, các thí sinh nếu may mắn khi trúng tuyển sẽ gặp những khó khăn gì?
Tôi cho rằng, điểm trúng tuyển vào các ngành đào tạo là khâu đầu tiên trong quá trình đào tạo. Các trường tuyển sinh với điểm đầu vào thấp, có nghĩa là không chọn lựa được những sinh viên có đủ điều kiện để học tập vì quá trình đào tạo là tiến trình tích lũy kiến thức liên tục của người học.
Mặt khác, các trường hiện nay đang tích cực đổi mới chương trình, xây dựng chuẩn đầu ra để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Vì thế, quá trình đào tạo sẽ sàng lọc, đào thải những sinh viên không đủ năng lực để theo học.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng.
- Hiện, chúng ta đang phải đợi kết luận điều tra của cơ quan chức năng đối với một số địa phương trong diện nghi vấn về điểm thi THPT năm nay. Cũng có dấu hiệu cho thấy tiêu cực ở các những năm trước. Vậy với những sinh viên nằm trong diện có tác động điều chỉnh điểm và đã nhập học vào các trường ĐH, nếu điều tra ra thì hướng xử lý của Bộ GD-ĐT như thế nào?
Bộ GD-ĐT đang phối hợp với Bộ Công an để điều tra vụ việc này. Đồng thời, trong quy chế thi và quy chế tuyển sinh đã quy định rất rõ đối với các trường hợp phát hiện gian lận trong thi cử thì phải có hình thức kỷ luật kết hợp với các quy định hiện hành để xử lý.
Đối với các sinh viên đã và đang học tại các trường đại học mà bị phát hiện cũng nằm trong diện gian lận điểm thi như ở Hà Giang năm nay thì cũng sẽ bị xử lý kỷ luật, hình thức cao nhất là buộc thôi học.
- Với những sự việc tiêu cực, có ý kiến cho rằng trách nhiệm thuộc về phụ huynh với lý do “trẻ không biết gì”. Nhưng các em đã 18 tuổi và hoàn toàn có đủ tư cách là công dân thì có phải chịu trách nhiệm?
Trên thực tế, tất cả các cá nhân đã đủ tuổi trưởng thành thì đều phải sống và theo pháp luật. Khi có kết quả điều tra của cơ quan chức năng, cá nhân nào vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
-Xin cảm ơn ông!
Thanh Hùng
Theo vietnamnet.vn
Sẽ buộc thôi học với sinh viên nếu phát hiện gian lận ở kỳ thi THPT quốc gia
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT cho biết, đối với các sinh viên đã và đang học tại các trường Đại học mà bị phát hiện gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia thì cũng sẽ bị xử lí theo quy định và pháp luật hiện hành. Hình thức xử lý sẽ buộc thôi học.
Sự việc gian lận điểm thi của Hà Giang và hiện nay đang diễn ra ở 1 số tỉnh khác liên quan đến công tác chấm thi THPT Quốc gia 2018 đang được các cơ quan chức năng làm rõ, vậy những sự việc này có ảnh hưởng đến tiến trình xét tuyển Đại học năm nay hay không?
Trao đổi với báo chí ngày 19/7, ông Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ đang cập nhật lại điểm thi và ông Tuấn khẳng định, việc cập nhật lại điểm của các thí sinh không ảnh hưởng đến xét tuyển cả nước.
Đồng thời, hiện nay các Sở đang tiến hành chấm phúc khảo lại các bài yêu cầu phúc khảo của thí sinh. Vì vậy việc cập nhật lại điểm trên hệ thống không ảnh hưởng gì đến quá trình xét tuyển điểm cho các thí sinh.
Cho nên các thí sinh hãy cứ yên tâm và tiếp tục thực hiện các bước điều chỉnh nguyện vọng trong thời gian tới.
Ông Trần Anh Tuấn
Phóng viên: Như hiện tại, chúng ta đang phải đợi kết luận điều tra của cơ quan Công an đối với một số tỉnh đang nằm trong diện nghi vấn về điểm thi THPT của các thí sinh. Nhưng dư luận đang đặt ra câu hỏi, vậy đối với những năm trước, những sinh viên nằm trong diện được điều chỉnh đã nhập học vào các trường ĐH, trong khi bây giờ mới điều tra ra thì hướng xử lý sẽ như thế nào?
Ông Trần Anh Tuấn: Bộ GD-ĐT đang phối hợp với Bộ Công an để điều tra vụ việc này; đồng thời, trong quy chế thi và quy chế tuyển sinh đã quy định rất rõ đối với các trường hợp phát hiện gian lận trong thi cử thì phải có hình thức kỉ luật kết hợp với các quy định hiện hành để xử lí.
Đối với các sinh viên đã và đang học tại các trường Đại học mà bị phát hiện gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia thì cũng sẽ bị xử lí theo quy định và pháp luật hiện hành.
Hình thức cao nhất là buộc thôi học và có thể bị tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi trong hai năm tiếp theo đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây: Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích; Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; Để người khác thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức...
Phóng viên: Nếu điểm đầu vào thấp, các thí sinh đỗ được là nhờ may mắn, nhưng với quy trình đào tạo của các trường ĐH như hiện nay, thì các thí sinh này thì liệu có đáp ứng được yêu cầu chất lượng mà ngành đang hướng tới không?
Ông Trần Anh Tuấn: Tôi cho rằng, đối với khâu tuyển sinh đầu vào và đầu ra của các trường ĐH là tiến trình liên tục, có sự gắn kết với nhau chặt chẽ. Đối với các thí sinh có khả năng may mắn đỗ ĐH, có những biểu hiện gian lận mà không được phát hiện thì trong quá trình đào tạo ĐH dĩ nhiên sẽ bị sàng lọc, thải loại các đối tượng này.
Bởi vì, hiện nay trong các trường ĐH thì công tác đảm bảo chất lượng, xây dựng chuẩn đầu ra đòi hỏi đáp ứng yêu cầu từ thị trường lao động rất cao.
Phóng viên: Các thí sinh đã đủ 18 tuổi, nhưng chúng ta vẫn nghĩ trách nhiệm thuộc về phụ huynh với câu chuyện "bố mẹ đặt đâu con ngồi đó". Nhưng các em này đã hoàn toàn có đủ tư cách là công dân thì các em có phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này như thế nào?
Ông Trần Anh Tuấn: Trên thực tế, tất cả các cá nhân đã đủ tuổi trưởng thành thì đều phải thực hiện theo pháp luật, trong trường hợp cụ thể khi cơ quan điều tra phát hiện ra vi phạm ở mức nào thì xử phạt theo mức đó và theo pháp luật.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Nhật Hồng (ghi)
Theo Dân trí
Dấu hiệu sai phạm kết quả thi ở Sơn La: Tiết lộ bất ngờ! Cụm thi số 14 tại Tỉnh Sơn La do Sở GD-ĐT Sơn La chủ trì, phối hợp với trường Đại học Tây Bắc, trường Đại học Thủ đô Hà Nội và trường Cao đẳng Sơn La để tổ chức kì thi THPT quốc gia năm 2018. Sau khi tổ chức kì thi, trường Đại học Tây Bắc có đại diện thuộc Ban chấm...