Chăm sóc vùng kín ngày “rớt dâu”: những lưu ý tưởng đơn giản mà nhiều nàng vẫn làm sai
Cứ mỗi khi tới kỳ “đèn đỏ”, lượng máu kinh thấm ra ngoài và ở lại lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh và phát triển.
Vì vậy, bạn cần chú ý tuân thủ đúng những thói quen chăm sóc vùng kín dưới đây để bảo vệ “cô bé” của mình.
Nhiều cô gái vẫn chưa biết cách vệ sinh vùng kín đúng cách, lại cộng với một số quan niệm sai lầm khi tắm rửa trong ngày hành kinh khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào khu vực âm hộ, gây viêm nhiễm nghiêm trọng.
Dưới đây là một số thói quen chăm sóc vùng kín mà bạn nên thuộc nằm lòng để bảo vệ tốt sức khỏe sinh sản của bản thân.
Thay băng vệ sinh sau 3 – 4 tiếng sử dụng
Băng vệ sinh nếu ủ lâu trong vùng kín có thể làm tăng mùi hôi khó chịu và dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành. Do đó, bạn nên chú ý thay băng vệ sinh sau 3 – 4 tiếng sử dụng. Đồng thời, khi thay băng cũng nên vệ sinh vùng kín lại bằng nước ấm để giúp vùng kín được làm sạch tốt hơn.
Vệ sinh cơ thể ở nơi kín gió
Vào những ngày hành kinh, dù cho cơ thể rất mệt mỏi nhưng bạn cũng không nên “kiêng cữ” chuyện đi tắm. Thay vào đó, bạn nên đóng kín cửa phòng tắm và tắm bằng nước ấm chứ tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh. Ngoài ra, cũng không nên ngâm mình trong bồn tắm quá lâu vì dễ làm tổn thương “cô bé”.
Rửa sạch tay và cắt móng tay trước những ngày có kinh
Video đang HOT
Trong những ngày hành kinh, bạn càng nên chú ý tới việc vệ sinh đôi bàn tay sạch sẽ để giúp nó chăm sóc “cô bé” của mình tốt hơn. Hãy chú ý cắt móng tay và rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi vệ sinh “cô bé”. Điều này sẽ giúp vùng kín luôn sạch sẽ và không có vi khuẩn bám lại.
Chọn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần diệt khuẩn
Để tránh nguy cơ làm lây nhiễm vi khuẩn thì bạn nên chọn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần diệt khuẩn với chiết xuất từ thảo dược. Loại dung dịch này sẽ giúp cân bằng độ pH và bảo vệ vùng kín của bạn tốt hơn.
Lau khô vùng kín sau khi vệ sinh
Sau khi đã vệ sinh vùng kín xong, bạn nên dùng khăn bông khô thấm nhẹ ở vùng kín. Hãy chú ý hạn chế để vùng kín bị ẩm ướt trong những ngày này mà nên giữ cho vùng kín luôn khô ráo, thông thoáng sẽ tốt hơn cho “cô bé”.
Source (Nguồn): Healthywomen, The healthy
Theo Helino
Ra máu đen đầu kỳ kinh nguyệt sẽ là không bình thường nếu đi kèm với một số triệu chứng khác lạ
Bất kỳ một triệu chứng khác thường nào xuất hiện trong kỳ "rụng dâu" cũng có thể ngầm cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe tai hại mà bạn nên chủ động kiểm tra ngay.
Hàng tháng, hội con gái đều sẽ phải đối mặt với kỳ "đèn đỏ" kéo dài từ 5 - 7 ngày cùng lượng máu dao động khoảng từ 300 - 800ml. Thông thường, máu kinh nguyệt sẽ có màu đỏ sẫm, ra nhiều ở ngày đầu và giảm dần trong những ngày cuối.
Tuy nhiên, có một số cô nàng lại gặp phải tình trạng ra máu đen trong đầu kỳ kinh nguyệt. Thực chất, hiện tượng này rất phổ biến và không đáng lo ngại. Dù vậy, trong một số trường hợp, nếu xuất hiện kinh nguyệt màu đen đi kèm với những dấu hiệu khác thường thì bạn nên chủ động đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Kinh nguyệt màu đen đi kèm với những triệu chứng nào thì nên đi khám ngay?
Khi nhận thấy hiện tượng kinh nguyệt màu đen xuất hiện trong ngày đầu hành kinh và lặp lại liên tiếp trong những tháng sau, đi kèm với một số biểu hiện dưới đây thì bạn nên chủ động đi khám sớm:
- Kinh nguyệt màu đen sậm, vón cục, có cặn.
- Ra máu kinh nguyệt màu nâu đen ít, nhưng kéo dài.
- Kinh nguyệt màu đen và đau bụng dữ dội.
- Vừa ra kinh nguyệt màu đen, vừa ra chất nhầy có mùi hôi.
- Kinh nguyệt màu đen không đều.
Nguyên nhân từ đâu khiến bạn ra máu đen đầu kỳ kinh nguyệt, đi kèm với những vấn đề trên?
- Mắc bệnh u nang tử cung: Nữ giới khi có u nang cổ tử cung thường sẽ ra máu kinh màu đen trong những ngày đầu chu kỳ. Nguyên nhân là do các khối u trong tử cung bị vỡ ra, làm ảnh hưởng đến màu sắc kinh nguyệt cũng như sức khỏe sinh sản của nữ giới.
- Mắc bệnh rối loạn đông máu: Quá trình đông máu của nữ giới thường sẽ chuyển máu sang dịch màu nâu đen. Lúc này, chúng có thể đi theo kinh nguyệt ra ngoài và khiến máu kinh nguyệt có màu đen trong những ngày đầu. Dù vậy, màu sắc máu kinh sẽ nhanh chóng trở lại bình thường khi những cục máu đen này được thải ra ngoài.
- Mắc một số bệnh phụ khoa: Những căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phái nữ là viêm lộ tuyến, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm âm đạo... đều có thể làm cản trở sự lưu thông của máu kinh, gây ứ đọng máu trong cơ thể. Máu kinh sẽ có màu đen trong khoảng 1 - 2 ngày đầu chu kỳ và sau đó sẽ tự biến mất.
- Cấu trúc cổ tử cung bất thường: Đây là trường hợp nữ giới có cổ tử cung hẹp nên dễ gặp phải hiện tượng máu kinh ra màu đen trong ngày đầu chu kỳ. Lý do là khi cổ tử cung hẹp sẽ làm máu kinh khó lưu thông ra ngoài. Khi máu kinh bị giữ lại trong cơ thể lâu sẽ bị oxy hóa với màu đen đậm hoặc nhạt khác nhau.
- Gặp tác dụng phụ với thuốc: Nữ giới sử dụng một số loại thuốc có thể làm kinh nguyệt ra màu đen trong những ngày đầu chu kỳ. Trong đó có các loại thuốc như thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc kích thích, thuốc gia tăng nội tiết tố nữ.
Khi gặp phải hiện tượng ra máu đèn đầu kỳ kinh nguyệt, nữ giới không nên quá lo lắng và sợ hãi. Thay vào đó, bạn nên theo dõi sát sao chu kỳ kinh nguyệt của mình để xem có hiện tượng bất thường nào xảy ra hay không. Nếu máu kinh có màu đen chỉ xảy ra vào ngày đầu, sau đó lại trở về màu đỏ sẫm thì không có gì đáng lo ngại.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý trong kỳ "rớt dâu" hãy nhớ giữ gìn vệ sinh vùng kín, chủ động thay băng vệ sinh mới sau 3 - 4 tiếng, duy trì chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp, tránh vận động mạnh và không nên quan hệ tình dục.
Source (Nguồn): Women's Health
Theo helino
3 kiểu đau bụng kinh báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo mà con gái không nên chủ quan bỏ qua Đau bụng kinh là tình trạng mà bất kỳ cô gái nào cũng có thể gặp phải trong kỳ "rụng dâu" nhưng không phải ai cũng biết cách giảm đau hiệu quả. Vào mỗi kỳ kinh nguyệt hàng tháng, con gái thường sẽ gặp phải những triệu chứng như đau bụng, đau đầu, đau lưng, tê mỏi toàn thân và không đủ tỉnh...