Chăm sóc, vệ sinh cho trẻ mầm non theo nhóm nhỏ để phòng dịch Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản đề nghị trường mầm non đẩy mạnh giáo dục thói quen phòng bệnh; chăm sóc, vệ sinh cho trẻ theo nhóm nhỏ, đảm bảo tính luân phiên, lần lượt…
TP.HCM yêu cầu các trường tăng cường giáo dục kỹ năng tự phòng bệnh cho trẻ – NGUYỄN LOAN
Cụ thể, Sở chỉ đạo phòng giáo dục các quận, huyện phải bổ sung, điều chỉnh kế hoạch, phương án phòng dịch Covid-19 phù hợp với tình hình diễn biến tại địa phương.
Tiếp tục thống kê, rà soát cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ và trẻ có đi qua vùng dịch hoặc có tiếp xúc với người thân, bạn bè từ vùng dịch về. Tiếp tục triển khai, kiểm tra thực hiện bộ tiêu chí đánh giá an toàn đối với cơ sở giáo dục mầm non trong phòng, chống dịch.
Khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện khai báo y tế, cài đặt ứng dụng Bluezone, Ncovi… trên điện thoại di động để theo dõi, cập nhật thông tin dịch bệnh.
Còn đối với các cơ sở giáo dục mầm non, Sở yêu cầu các trường giới thiệu, chia sẻ các mô hình, giải pháp tốt trong chăm sóc giáo dục, phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường, khử khuẩn đồ dùng, đồ chơi hằng ngày, hằng tuần… theo định kỳ.
Giáo viên tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập, chăm sóc vệ sinh cho trẻ theo từng nhóm nhỏ, đảm bảo tính luân phiên, lần lượt… để phòng bệnh cho trẻ.
Các trường đồng thời phải đẩy mạnh giáo dục trẻ thói quen, kỹ năng vệ sinh chăm sóc như rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn; đánh răng, súc miệng bằng nước muối… Duy trì đo thân nhiệt, rửa tay cho trẻ khi các em đến trường. Mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng, dụng dịch phòng, chống dịch Covid-19 phải đảm bảo chất lượng, hạn sử dụng…
Hiện các cấp học ở TP.HCM từ bậc tiểu học đến THPT đã kết thúc năm học từ ngày 15.7, học sinh trong giai đoạn nghỉ hè. Riêng bậc mầm non, hầu hết các trường và nhóm trẻ đang tổ chức hoạt động hè, giữ trẻ theo nhu cầu của phụ huynh từ ngày 16.7 đến ngày 21.8. Hiện toàn thành phố có hơn 170.000 học sinh mầm non đang học hè nên các trường phải tăng cường phòng dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Bản tin Covid-19 ngày 12.8: Lo ngại vì bệnh nhân 867 ở Hà Nội không rõ lây từ đâu
Xuất hiện ổ dịch tay chân miệng trong trường mầm non
2 tuần gần đây, bệnh tay chân miệng gia tăng nhanh tại Hà Nội, đồng thời ghi nhận các ổ dịch tại các trường mầm non và tại các khu chung cư
Theo Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay, TP ghi nhận 201 trường hợp mắc tay chân miệng, giảm so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, bệnh nhân bắt đầu gia tăng nhanh trong 2 tuần gần đây, đồng thời đã ghi nhận các ổ dịch tại các trường mầm non và tại các khu chung cư.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương rải rác có các ca tay chân miệng nhập viện điều trị. Chị Hoàng Thị Lan, ở Hà Nội, có con 4 tuổi đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám cho biết: "Ban đầu chỉ thấy con sốt, sau đó thấy nổi các vết ở chân, tay và miệng, cho con đi khám mới biết mắc tay chân miệng".
Con điều trị tay chân miệng ở Bệnh viện Nhi Trung ương, chị Hoàng Thị Oanh (Bắc Ninh) kể: Con sốt mấy ngày không đỡ, chân nổi nốt, quấy khóc, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh chuyển cháu lên đây điều trị. Được mấy ngày con đã đỡ hơn rồi".
Khăn mặt của trẻ mầm non thường xuyên được giặt sạch, phơi khô
TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa, vì vậy các bậc phụ huynh thường xuyên cho con rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch để giữ vệ sinh đôi tay của trẻ luôn sạch.
Đồ chơi của trẻ ở nhà hay trường học thường xuyên phải rửa sạch để tránh trẻ lây bệnh. Gia đình thấy trẻ có biểu hiện tay chân miệng phải cho trẻ nghỉ ở nhà theo dõi và báo với nhà trường, sau đó cho trẻ đến cơ sở y tế thăm khám.
Để kiểm soát bệnh tay chân miệng, Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP phối hợp với ngành giáo dục tổ chức tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường học, đặc biệt là công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non, mẫu giáo.
Tiêm vắcxin ngừa bạch hầu miễn phí cho trẻ dưới 7 tuổi Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết sẽ triển khai tiêm ngừa miễn phí vắcxin ngừa bạch hầu cho toàn bộ trẻ dưới 7 tuổi bị sót hoặc tiêm thiếu mũi vắcxin này. Trẻ em tiêm vắcxin tại trung tâm tiêm chủng trên đường Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH Trao đổi với báo...