Chăm sóc và điều trị tiêu chảy ở trẻ em
Tiêu chảy là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời. Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, song phần lớn là do trẻ bị nhiễm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, di ứng thức ăn hoặc sử dụng thuốc kháng sinh (diệt cả loại vi khuẩn có lợi trong ruột)… Hiện trên địa bàn TP.HCM, có vài trường hợp bị tử vong do tiêu chảy cấp. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý phòng ngừa cũng như biết cách chăm sóc và điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em.
Một trường hợp bị tiêu chảy cấp đang được cấp cứu ở BV. Ảnh internet
Để giúp trẻ mắc bệnh tiêu chảy mau hồi phục và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, các bậc phụ huynh cần chú ý những nguyên tắc chăm sóc và điều trị sau đây:
Nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng nước đã mất do trẻ bị tiêu chảy. Bạn có thể bù nước bằng cách cho trẻ uống nước lọc, nươc sup, nươc cơm, nươc chao, nươc dưa, nươc hoa qua tươi không đương, nươc sôi đê nguôi…
Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần có thể vừa bị mất nước vừa bị mất muối khoáng, phụ huynh nên khuyến khích trẻ uống thêm dung dịch Oresol (còn gọi là ORS hay nước biển khô) sau môi lân đi tiêu long hay sau khi nôn oi với lượng từ 50ml – 100ml tùy theo độ tuổi của trẻ. Tuyệt đối không nên cho trẻ uống nước kém vệ sinh và các loại nước ngọt có ga, vì sẽ làm bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn.
Nên cho trẻ bú sữa mẹ nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ vô trùng và không bao giờ gây tiêu chảy nhiễm trùng. Hơn nữa, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp trẻ chống lại vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tiêu chảy. Nếu bạn cho bé bú sữa bình thì phải rửa sạch bình sữa, núm vú, rồi sau đó luộc bình trong nước sôi khoảng 15 phút để diệt vi khuẩn.
Nên cho trẻ ăn từng ít một thức ăn mới để cơ thể trẻ quen dần, rồi sau đó tăng dần lượng thức ăn lên. Nếu để thức ăn ở môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, trẻ ăn vào sẽ bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Vì thế, tốt nhất là nên cho trẻ ăn thức ăn mới nấu.
Nên bổ sung thực phẩm giàu probiotics như sữa chua vào các bữa ăn của bé. Bởi lẽ, ruột và dạ dày của bé luôn tồn tại đồng thời vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm cân bằng giữa hai loại vi khuẩn tốt – xấu (sự mất cân bằng giữa hai loại vi khuẩn này sẽ gây ra tiêu chảy). Các bé dễ bị mất cân bằng vi khuẩn tốt – xấu đường ruột do chế độ dinh dưỡng ít bao gồm vi khuẩn có lợi.
Giữ sạch đôi tay cho trẻ bằng cách khuyến khích trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi trẻ chơi đùa. Rửa sạch đôi bàn tay có thể làm giảm hơn 50% các bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Phụ huynh cũng cần chú ý giữ sạch đôi tay của mình trước khi chế biến, nấu nướng thức ăn cho trẻ, nhất là trước khi đút cho trẻ ăn.
Video đang HOT
Nhiễm trùng đường ruột thường do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn và uống nước bẩn, không đun sôi cẩn thận. Vì vậy, cách phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột tốt nhất là giữ vệ sinh trong ăn uống thật tốt và nên thực hiện theo phương châm “ăn chín, uống sôi”.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên cho trẻ chơi ở những vũng nước, vòi nước, hồ nước công cộng vì ở đó chứa nhiều vật ký sinh có thể “tấn công” bé.
Nếu bé bị tiêu chảy, bạn nên cho bé dùng hố xí hợp vệ sinh và xử lý an toàn phân trẻ nhỏ để tránh bị lây bệnh cho mọi người xung quanh.
Bạn cũng nên tiêm phong đây đu cac loai văc xin sẵn có liên quan đến bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất. Một số vắc xin phòng bệnh nguy hiểm có thể tiêm chủng cho trẻ gồm xin phòng bệnh tả, vắc xin phòng bệnh thương hàn hoặc vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rota vi rút (dạng uống).
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng phải tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh áp dụng khi bé tiêu chảy. Bạn không nên tự ý “tăng giảm liều thuốc kháng sinh”hoặc “tự ý mua kháng sinh” về điều trị cho trẻ, việc này sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc hay còn gọi là “lờn thuốc”, sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc điều trị bệnh cho trẻ sau này, nặng nề hơn có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc rất nguy hiểm cho trẻ.
Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp nói trên mà bệnh tiêu chảy của bé vẫn không giảm thì nên đưa bé đến bác sĩ ngay để được điều trị tích cực hơn.
Theo PNO
8 điều cần biết về vi rút chết người Ebola
Một loạt các nước châu Âu và châu Á đang cảnh giác cao độ với mối lo ngại ngày càng tăng rằng dịch Ebola ở tây Phi có thể tràn sang những châu lục khác, sau khi tổ chức tình nguyện Bác sĩ không biên giới lên tiếng cảnh báo dịch bệnh đã vượt khỏi tầm kiểm soát.
Bác sĩ Sheik Umar Khan, người đứng đầu cuộc chiến chống dịch Ebola tồi tệ nhất từ trước đến nay ở Sierra Leone, đã chết do nhiễm vi rút này hôm thứ Ba tuần trước.
Ông qua đời chưa đến một tuần sau khi có chẩn đoán nhiễm căn bệnh này. Bác sĩ Sheik Umar Khan đã đảm nhiệm việc điều trị cho hơn 100 bệnh nhân.
Cái chết của ông xảy ra sau khi hàng chục nhân viên y tế địa phương đã chết vì căn bệnh này, và hai nhân viên y tế người Mỹ ở nước láng giếng Liberia cũng bị nhiễm bệnh, cho thấy mối nguy hiểm mà các nhân viên y tế đang phải đối mặt trong nỗ lực ngăn không cho dịch bệnh lan ra khắp tây Phi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tính đến ngày 20/7, số ca nhiễm Ebola đã lên tới mức kỷ lục trong vụ dịch kéo dài nhiều tháng, ở mức 1.093 trường hợp, bao gồm hơn 660 người chết.
Guinea, Liberia và Sierra Leone là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của vụ dịch lần này. Nigeria, nước đông dân nhất châu Phi, đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên ngày 25/7.
Dưới đây là những điều cần biết về Ebola, một trong nhiều vi rút gây sốt xuất huyết.
1. Tổ chức y tế thế giới gọi đây là " một trong những bệnh dễ gây chết người nhất từng được biết đến".
2. Bệnh có thể gây tử vong đến 90% số người nhiễm.
Cho đến nay đã xác định được năm "loài" Ebola, được đặt tên là Bundibugyo, Sudan, Zaire, Tai Forest và Reston. 3 loài đầu tiên đặc biệt nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong tới 90%.
Zaire là một trong những tâm điểm của đại dịch lần này. Loài Reston cũng đã được phát hiện ở Trung Quốc và Philippines, nhưng chưa có trường hợp tử vong liên quan nào được báo cáo ở những nước này cho đến nay.
3. Vi rút xuất hiện lần đầu tiên năm 1976 ở Nzara, Sudan và ở Yambuku, Cộng hòa dân chủ Congo.
Vi rút được lấy tên từ sông Ebola, nằm gần ngôi làng ở Yambuku nơi dịch xảy ra.
4. Cả người và động vật đều có thể nhiễm Ebola
Vi rút lây qua tiếp xúc gần với máu, dịch tiết hoặc các dịch cơ thể khác. Dơi ăn hoa quả được xem là vật chủ tự nhiên của vi rút Ebola.
5. Vi rút lây lan nhanh chóng từ người sang người, khi gia đình và bạn bè chăm sóc cho người bệnh.
Các nhân viên y tế rất dễ bị nhiễm trong khi điều trị cho bệnh nhân Ebola.
Vi rút cũng lây lan ở các đám tang khi những người tham dự đụng chạm vào thi thể.
6. Triệu chứng có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc 2 - 21 ngày.
Các triệu chứng sớm như phát ban và đỏ mắt rất phổ biến, khiến khó chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm.
7. Vi rút lan ra trong máu và làm tê liệt hệ miễn dịch.
Ebola thường đặc trưng bởi sốt đột ngột,cực kỳ yếu mệt, đau cơ, đau đầu và đau họng.
Tiếp theo đó là nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận và suy gan, và một số trường hợp bị chảy máu cả bên ngoài và bên trong, như chảy máu cam hoặc đái ra máu.
8. Hiện chưa có vắc xin hoặc thuốc điều trị đặc hiệu cho cả người và động vật.
Không có vắc xin, nên những bệnh nhân bị cho là nhiễm vi rút này phải được cách ly để tránh bệnh lây lan.
Cẩm Tú
Theo dân trí
350.000 người tử vong do viêm gan C mỗi năm Ngày 28.7, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM diễn ra chương trình hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống viêm gan, với sự tham dự của đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bác sĩ từ nhiều tỉnh, TP, người bệnh. Theo WHO, mỗi năm bệnh viêm gan C làm tử vong 350.000 người trên thế giới, bên cạnh 3...