“Chăm sóc” trí nhớ cho năm học mới
Tại sao chúng mình xem cả bộ phim chỉ cần một lần là nhớ rất chi tiết, trong khi học thuộc có một đoạn ngắn lịch sử mà mãi chẳng nhớ gì?
Trí nhớ do đâu mà có?
Trí nhớ cũng là 1 đặc tính, chức năng của bộ não đấy. Trí nhớ được hình thành từ quá trình ghi nhận, bảo tồn và hiện lại những thông tin dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý tưởng.
Trí nhớ ghi nhận thế nào?
Video đang HOT
Bạn có để ý thấy chúng mình càng chú ý, càng thích thú về thông tin đó bao nhiêu thì khả năng nhớ càng rõ ràng, chi tiết bấy nhiêu không? Nguyên nhân là do sự chú ý, thích thú kích thích lên cấu trúc cơ động của bộ não tạo nên quá trình hưng phấn giúp ghi nhớ tốt hơn.
Vì vậy, có 1 cách học hiệu quả mà teen nhà mình thường biết nhưng ít khi áp dụng là chỉ học khi tỉnh táo. Nếu mệt mỏi, buồn ngủ hãy ngủ 1 chút sau đó hãy học tiếp bạn nhé! Còn 1 cách nữa để gây sự chú ý, hứng thú trong học tập là hãy biến những bài thuộc lòng nhàm chán trở lên hấp dẫn hơn. Bằng cách chuyển chúng thành 1 bài hát,1 bài thơ hay 1 câu khẩu ngữ theo phong cách riêng của bạn. Dù nó ngang phè ra nhưng mà bạn sẽ nhớ, bạn còn nhớ dãy đồng đẳng của ankan không? “Mẹ em phải bón phân hóa học ở ngoài đồng” ý sẽ tương đương với Metan, etan, propan…không nào! Hoặc thảo luận, cãi nhau chí chóe nhưng tớ đảm bảo vừa vui mà lại nhớ rất lâu đấy.
Còn một cách mà teen thế giới hiện nay áp dụng khá nhiều là sử dụng ” Bản đồ tư duy”. Thực tế có rất nhiều sách viết về kiểu học này. Cũng khá thú vị khi biến 1 bài học dài dòng thành cái cây sai quả đầy màu sắc. Bạn thử xem sao nhé!
Làm thế nào để trí nhớ lưu giữ thông tin nhận được ?
Quá trình bảo tồn thông tin là quá trình hình thành những đường liên hệ “tạm thời” duy trì dấu vết của những kích động đã tác động vào bộ não trước đó. Do đường ” liên hệ tạm thời” nên chỉ giống như cây cầu tre thôi bạn ạ. Vì thế, bạn không bảo dưỡng xây mới là sẽ quên ngay. Đó là lí do tại sao sau khi nghe giảng ở lớp bạn nên về nhà đọc lại. Một tuần nhớ lại một lần, một tháng nhớ lại một lần nữa. Mục đích để làm bền vững thêm cây cầu của bạn ý mà.
Thế làm sao để tăng nhớ được nhỉ?
Nếu được tăng trí nhớ thì cũng thích bạn nhỉ? Học đâu nhớ đấy thì thích nhưng mà nhớ tất cả các chi tiết vụn vặt thì không thích lắm đâu vì nó là bệnh lý đấy. Bạn sẽ tăng nhớ trong một số trường hợp như sốt nhiễm khuẩn hoặc say rượu bệnh lý .
Suy giảm trí nhớ là sao?
Bạn thấy mình thật đãng trí? học trước quên sau, để chìa khóa xe đâu không nhớ, đi học quên sách vở, đôi khi quên cả đi chơi với con bạn thân nữa…..Cái này thì phình phường thôi, chưa có gì đáng lo cả chỉ vì bạn chưa tập trung chú ý lắm thôi.
Còn nếu bạn quên nhiều quên thường xuyên sẽ là bệnh lý của trầm cảm,stress. Áp lực càng nhiều trí nhớ càng giảm sút.
Nếu mất sạch trí nhớ thì sao?
Cái này gặp trong chấn thương sọ não. Bạn xem phim Hàn đó chẳng phải trong ” bản tình ca mùa đông” anh Bae Yong Joon sau khi tỉnh dậy mất sạch trí nhớ là gì. Nhưng tại sao anh Xoăn lại quên mỗi chị Cỏ. Đấy là do anh ấy bị tổn thương khu trú tại một vùng của vỏ não thôi mà vùng đấy lại do chị “Cỏ Jandy” sở hữu.
Teens nhà mình ơi! Năm học mới bắt đầu rồi hãy tự tìm cho mình những cách học sao cho hiệu quả nhất nhé!