Chăm sóc trẻ như thế nào sau tiêm vaccine Covid-19
Gia đình tôi dự định cho con tiêm vaccine Covid-19, xin hỏi bác sĩ nếu bé gặp các phản ứng phụ sau tiêm thì chăm sóc thế nào? (Nguyễn Thanh, 46 tuổi, TP HCM)
Trả lời :
Một số tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình có thể gặp sau tiêm vaccine Covid-19 ở trẻ. Đây là những dấu hiệu thông thường cho thấy cơ thể đang hình thành khả năng bảo vệ và hệ miễn dịch đang làm những gì mà nó phải làm. Các tác dụng phụ này thường sẽ biến mất sau 12-48 giờ. Một số trẻ không gặp tác dụng phụ hoặc có thể sẽ gặp các tác dụng phụ sau liều tiêm thứ hai khác sau liều đầu tiên. Phụ huynh cần theo dõi các phản ứng ở trẻ như:
Trên cánh tay tại vị trí tiêm có thể đau, ửng đỏ, sưng tấy. Một số trẻ có thể bị phát ban đỏ, ngứa, sưng hoặc đau ở vị trí tiêm, thường được gọi là dấu hiệu “cánh tay Covid”. Những nốt phát ban này có thể bắt đầu sau vài ngày đến hơn một tuần kể từ khi tiêm mũi đầu tiên. Nếu trẻ bị “cánh tay Covid” sau khi tiêm liều đầu tiên, trẻ vẫn nên tiêm liều thứ hai, không có chống chỉ định. Một số loại thuốc kháng histamine để giảm ngứa, hoặc acetaminophen hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể dùng để giảm đau dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Triệu chứng toàn thân có thể gặp như ớn lạnh, tiêu chảy, sốt hoặc vã mồ hôi, đau đầu, đau cơ, buồn nôn hoặc cảm thấy nôn nao, mệt mỏi. Một số trẻ em có thể sẽ xuất hiện sưng đau hạch bạch huyết (gọi là nổi hạch), thường ở vùng nách hoặc cổ.
Liều thuốc hạ sốt cho trẻ em dưới 11 tuổi cần hiệu chỉnh theo cân nặng. Trẻ 12-17 tuổi, cân nặng>40 kg, có thể dùng liều thuốc hạ sốt như người lớn. Việc sử dụng thuốc cần được bác sĩ tư vấn, thường sử dụng là acetaminophen (khuyến cáo không quá 75mg/kg trong 24 giờ). Ibuprofen với liều hạ sốt khuyến cáo 10-15 mg/kg, cách nhau 4-6 giờ/ lần, tối đa 40 mg/kg/ngày. Không khuyến cáo sử dụng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì nguy cơ xuất hiện hội chứng Reye (hội chứng này có thể gây sưng phù ở não và gan).
Để giảm đau và giảm khó chịu tại vị trí tiêm, phụ huynh có thể đắp một chiếc khăn sạch, mát và ướt lên vùng da. Khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng vùng cánh tay sẽ giúp sớm giảm cảm giác đau mỏi. Lựa chọn quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ cho trẻ. Nhiệt độ phòng có thể điều hòa ở mức 27-29 độ C. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Có thể xen kẽ nước lọc với các loại nước cam, chanh, nước ép trái cây (lê, táo…). Chế độ ăn uống vẫn duy trì như thường ngày, không cần kiêng một loại thực phẩm cụ thể sau tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Trường hợp trẻ xuất hiện triệu chứng khó thở, sưng mặt và cổ họng, tim đập nhanh, nổi ban nặng khắp cơ thể, hoặc chóng mặt và suy nhược, thường xuất hiện trong 30 phút đầu sau tiêm đến khoảng 4 giờ sau đó, người chăm sóc trẻ cần nhanh chóng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để được thăm khám. Nếu tình trạng ửng đỏ hoặc nhạy cảm đau ở vị trí tiêm của trẻ bắt đầu trở nặng sau 24 giờ, người chăm sóc cũng cần liên hệ với bác sĩ hoặc cơ quan y tế.
Từ tháng 4, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã nhận một số báo cáo về viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim ở thanh thiếu niên sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên xem xét trên hàng trăm triệu liều vaccine, tỷ lệ xảy ra rất hiếm, hầu hết trường hợp báo cáo đều nhẹ và khỏi nhanh. Trẻ cần được hướng dẫn và báo cho cha mẹ nếu có triệu chứng đau ngực, hồi hộp, khó thở, cảm giác buồn nôn… để được đưa đến cơ quan y tế thăm khám kịp thời.
Video đang HOT
CDC Mỹ cũng hướng dẫn vaccine Covid-19 và các vaccine khác hiện có thể được tiêm vào cùng một ngày, trẻ không phải đợi để tiêm vaccine Covid-19 nếu đã tiêm một loại vaccine khác trong vòng 14 ngày trước đó.
Mở rộng đối tượng tiêm chủng cho trẻ em sẽ giúp sớm kiểm soát được dịch bệnh. Cha mẹ hoặc người giám hộ nên trò chuyện, giải thích cho trẻ về lợi ích của việc tiêm vaccine và những triệu chứng cần theo dõi sau tiêm để chuẩn bị tâm lý tốt cho trẻ.
Bác sĩ Phạm Ánh Ngân – bác sĩ Kiều Xuân Thy
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3
Chung tay vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 - Bài 1: Dấu lặng đầu đời
Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có trẻ em, học sinh - một trong những đối tượng dễ bị tổn thương hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 10.000 trẻ bị mắc COVID-19, cũng như có hàng nghìn trẻ đã rơi vào hoàn cảnh mồ côi cha, mất mẹ do dịch có cuộc sống rất khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi. Từ thực tế đó, các cấp chính quyền, đoàn thể cũng như nhiều tổ chức, cá nhân đã cùng chung tay, nỗ lực chăm lo, hỗ trợ cho trẻ vượt qua khó khăn, mất mát.
Phóng viên TTXVN tại Thành phố Hồ Chí Minh có chùm bài viết ghi nhận về các hoạt động chăm lo cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thời gian qua.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm hỏi, động viên trẻ em có người thân mất do COVID-19 tại Quận 8. Ảnh: TTXVN phát
Bài 1: Dấu lặng đầu đời
Hơn 1.500 học sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh mồ côi cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ do đại dịch COVID-19. Con số này được Sở Giáo dục và ào tạo Thành phố công bố đầu năm học mới khiến nhiều người đau xót. Đang còn trong tuổi ăn, tuổi học, mất cha, mất mẹ là sự mất mát đầu đời quá lớn với các em, không có gì có thể bù đắp, thay thế được. . .
Nỗi đau quá lớn
Năm học mới 2021 - 2022 của hai chị em Tăng Minh Ngọc (học sinh lớp 8, Trường Trung học Cơ sở Bàn Cờ) và Tăng Minh Anh (học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Lương Định Của) nhà ở Phường 4, ở trọ tại Phường 11, Quận 3 lần đầu tiên không đến trường mà học online tại nhà. Đây cũng là năm học đầu tiên hai em vắng bóng người cha hết mực yêu thương, chiều chuộng con cái.
Trong lá thư đề đạt nguyện vọng học bổng (đề nghị nhận bảo trợ học tập cho học sinh đến hết bậc Trung học Phổ thông) gửi Hội đồng Đội Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên Thành phố, Minh Ngọc viết: Trong gia đình, ba luôn là người có trách nhiệm, là trụ cột chính để chăm lo cuộc sống hàng ngày. Nhưng kể từ khi ba bị nhiễm bệnh đến lúc mất đi, gia đình con thật sự trống vắng. Con mất đi một tình thương, một người ba kính mến, gia đình mất đi người trụ cột che chắn trước những khó khăn, vất vả trong cuộc đời...".
Minh Ngọc ngậm ngùi: "Giờ đây chỉ còn con, mẹ, em và bà. Đồng lương ít ỏi của mẹ khó có thể để xoay sở lo cho cái ăn, cái mặc, tiền trọ hàng tháng thì không thể nào trang trải việc ăn học của hai chị em... Hiện gia đình con rất khó khăn, con kính mong sự giúp đỡ của các cấp xem xét bảo trợ học tập, tạo điều kiện cho con được tiếp tục cắp sách đến trường. Đó cũng là tâm nguyện của gia đình, là mong ước của con tại thời điểm khó khăn này".
Mẹ của hai em, chị Đặng Ngọc Thùy Trang, nhân viên của một văn phòng kinh doanh ở Quận 12 kể lại: Khoảng giữa tháng 7/2021, tôi phát hiện mắc COVID-19 khiến vợ chồng phải đi cách ly mỗi người một nơi. Mấy ngày sau hay tin chồng trở bệnh nặng, dù đã được các y, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng không vượt qua nổi ngày 20/7 nghiệt ngã. Từ trong khu cách ly, nghe tin anh mất, tôi gần như suy sụp hẳn. Không nhang khói, không được nhìn mặt và cũng không được tiễn đưa lần cuối... Mất mát, đau thương rất nhiều nhưng lại càng xót xa hơn khi hai đứa nhỏ bước vào năm học mới thiếu thốn đủ bề bởi trước đây có anh là trụ cột chính của gia đình".
Căn phòng trọ gia đình chị Trang trống vắng hơn, con đường phía trước bỗng tối sầm lại. Mọi chuyện giờ đây trông cậy vào lối xóm, những người chung quanh, ai bảo điều gì tốt cho con, cho gia đình chị đều làm theo như con tàu mất phương hướng giữa đường đời.
Đau xót hơn khi chỉ hơn 1 tuần, 4 chị em Phạm Yến Nhi (22 tuổi), Phạm Yến Vy (16 tuổi), Phạm Lâm Yến Hoàng (12 tuổi) và Phạm Lâm Yến Phụng (11 tuổi) mất cả cha lẫn mẹ vì COVID-19. Mọi chuyện quá đột ngột, 4 chị em mồ côi giờ nương tựa vào nhau ở trong căn nhà trọ ở Quận 12; người lớn nhất là Yến Nhi giờ vừa làm chị hai, vừa làm cha mẹ bao bọc, chăm sóc, nuôi nấng các em.
Nhà cũng thuộc diện khó khăn, ba của Yến Nhi trước đây làm phụ hồ, mẹ nhận hàng may tại nhà nên Yến Nhi và Yến Vy phải nghỉ học sớm phụ bán hàng quần áo, quán cà phê để giúp gia đình, lo cho hai em tiếp tục được đi học. Yến Nhi nhớ lại, cuối tháng 4 dịch bệnh bùng phát khiến cả nhà thất nghiệp; rồi giãn cách kéo dài khiến gia đình càng thêm khó khăn. Khoản tiền tiết kiệm lâu nay gom góp lại để chi trả tiền thuốc hóa trị ung thư giai đoạn cuối cho mẹ.
Những ngày sau hóa trị về khiến mẹ mệt mỏi, sốt, khó thở, đến lúc không chịu nổi nữa đưa đi bệnh viện mới biết là mắc COVID-19. Sau đó, cả nhà ra trạm y tế xét nghiệm thì phát hiện ba cũng bị nhiễm và đưa đi cách ly điều trị. "Trong những ngày cuối cùng của tháng 8, mỗi người một nơi và chỉ gặp nhau qua những dòng tin nhắn ngắn ngủi. Vài ngày sau mẹ mất, ba lại trở bệnh nặng rồi cũng lặng lẽ ra đi...", Yến Nhi kể lại.
Bốn chị em ôm nhau khóc. Ông bà ngoại, cậu mợ cùng hàng xóm lập giúp bàn thờ, hướng dẫn chị em Yến Nhi cách cúng cơm cho cha mẹ. Buổi cơm trưa trong căn nhà trọ giờ chỉ còn 4 chị em nhưng có đến 2 mâm cơm. Một dành cho cha mẹ và một dành cho chị em Yến Nhi. Gia tài mà cha mẹ để lại cho mấy chị em Yến Nhi là tình thương yêu, đùm bọc; là cách sống tự lập. Để chăm lo cho các em, điều khiến Yến Nhi lo lắng nhất hiện nay là có được việc làm ổn định, phù hợp.
Đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đã khiến biết bao gia đình rơi vào hoàn cảnh mất mát đau thương; nhiều gia đình đang đầm ấm, hạnh phúc bỗng mất đi ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng thân thiết. Trong đó có hơn 1.500 em học sinh ở bậc học phổ thông, giáo dục thường xuyên mồ côi do cha mẹ mất vì COVID-19. Con số này sẽ còn lớn hơn nếu tính cả trẻ ở độ tuổi Mầm non cùng với một số trường hợp đặc biệt khác ngoài hệ thống giáo dục hoặc trẻ em không có điều kiện đến trường.
Đối diện nhiều khó khăn
Theo khảo sát của nhiều địa phương quận, huyện và thành phố Thủ Đức, dịch COVID-19 kéo dài đến nay đã gây thiệt hại nghiêm trọng về mọi mặt, trong đó có tổn thất không nhỏ về con người. Không ít gia đình đang êm ấm giờ bỗng tan nát; nhiều em nhỏ độ tuổi ăn học, đang trong vòng tay yêu thương, nuôi nấng, dạy bảo của cha mẹ đã thành trẻ mồ côi...
Bà ặng Trần Trúc Dao, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hóc Môn nhìn nhận, phần lớn học sinh mồ côi trong đợt dịch COVID-19 này đều là con em của người lao động, trong đó có nhiều trường hợp nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Việc mất đi một người thân, khiến các em mất đi một tình cảm thiêng liêng, thiếu hụt người chăm sóc, dưỡng dục; phải đối diện nhiều khó khăn hơn trong những tháng ngày sắp tới. "Nỗi đau mất cha mẹ đối với các cháu nhỏ là quá lớn, không gì có thể bù đắp được. Các cháu mồ côi có hoàn cảnh hết sức khó khăn, cha mẹ trước khi mất đều làm thuê, buôn bán hàng rong, là công nhân, bảo vệ... giờ bơ vơ không nơi nương tựa, cuộc sống bấp bênh, tương lai phải đối mặt với nhiều thử thách", bà Dao chia sẻ.
Đánh giá về tác động của dịch COVID-19 đối với trẻ em, các chuyên gia ngành tâm lý học lâm sàng cho rằng, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong bối cảnh của đại dịch. Những sang chấn tâm lý của trẻ ở nhiều cấp độ khác nhau, trong đó có sự gia tăng các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo lắng, buồn chán, tức giận...
Theo Tiến sĩ Lê Minh Công, Phó trưởng Khoa Công tác xã hội trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trẻ em thiếu sự kết nối xã hội sẽ gia tăng các hành vi tiêu cực; có suy nghĩ tự ti về bản thân, nhất là với trẻ lớn tuổi. Trẻ em trong những trường hợp này sử dụng internet, mạng xã hội nhiều hơn để được trợ giúp, giải quyết những vấn đề khó khăn, bế tắc thay vì được tư vấn, cảm nhận về tiêu cực hay sự thoải mái, hạnh phúc...
"Sự khó khăn tâm lý của trẻ em trong những trường hợp này là khá đa dạng và phần lớn đều phải trải qua các vấn đề của sức khỏe tâm thần. Những trải nghiệm khó khăn này của trẻ có thể tức thời ngay trong giai đoạn COVID-19, nhưng cũng có thể kéo dài đến vài năm nếu bị tổn thương hoặc sang chấn trầm trọng trong giai đoạn mất cha, mẹ hay người thân", Tiến sĩ Lê Minh Công chia sẻ.
Cùng quan điểm, ông Trần Trọng Khiêm, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú cho rằng: Thiếu thốn lớn nhất của các học sinh hay trẻ em mồ côi trong lúc này là tình cảm, sự quan tâm bảo bọc của người thân hay những người chung quanh. Điều cấp thiết và quan trọng nhất trong lúc này chính là sự quan tâm, động viên tinh thần, ổn định tâm lý cho các em. "Chính vì thế, ngoài việc tìm hiểu kỹ hoàn cảnh từng học sinh, xem các em thực sự cần gì để hỗ trợ, chúng tôi cũng dặn dò các thầy cô giáo khi giảng dạy phải chú ý nhu cầu tâm lý đầu tiên, tránh để các em bị tổn thương. Trong cư xử với học sinh phải vừa nhẹ nhàng vừa thấu hiểu; đồng thời khuyến khích phụ huynh cũng phải chừng mực, không gây áp lực trẻ", ông Khiêm chia sẻ.
Đồng cảm trước những mất mát quá lớn của học sinh, trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19, bà Trần Thị Thu Hà, Phó trưởng Cơ quan Thường trực phía Nam Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam chia sẻ, đó là một thực tế đau lòng mà mỗi người cần san sẻ, yêu thương giúp trẻ vượt qua. "Ba điều đau khổ nhất của đời người là mất con lúc tuổi già, mất bạn đời tuổi trung niên và mồ côi khi còn nhỏ. Dẫu dịch bệnh mang lại nhiều khó khăn nhưng nghĩ đến những đứa trẻ mất cha, mất mẹ, cuộc sống sẽ thiệt thòi rất nhiều và nỗi đau đó sẽ khó vơi trong tương lai gần", bà Hà cho biết.
Do đó, việc đặc biệt quan tâm, chăm sóc trẻ là điều cần làm bây giờ và thường xuyên để bù đắp phần nào vết thương lòng về tinh thần, cả vật chất cho trẻ mồ côi. Theo bà Hà, việc của những người thân còn lại là dành thời gian lắng nghe và chia sẻ với trẻ. Hãy chuẩn bị thật kỹ để nói cho trẻ hiểu về nỗi mất mát mà các em đang phải trải qua. Tuy nhiên, cách thức chia sẻ cùng cần thật phù hợp để trẻ không thấy quá khủng hoảng khi trải qua sự mất mát này.
Dưới góc độ tâm lý học lâm sàng, Tiến sĩ Lê Minh Công cũng khuyến khích người thân hay người nuôi dưỡng trong thời gian này cần ở bên cạnh, lắng nghe, tạo cho trẻ cảm giác an toàn để có thể bộc lộ mọi cảm xúc tiêu cực mà các em có lúc đó. Đừng bắt trẻ phải chịu đựng cảm xúc của mình và phải giữ kín nó. Hãy lắng nghe và hướng dẫn trẻ chuyển cảm xúc tiêu cực bằng các cách thức khác nhau... "Hơn hết, cố gắng thấu hiểu, tìm hiểu sự mất mát làm trẻ lo lắng điều gì? Từ đó, chúng ta kể những câu chuyện vui tươi, nhiều giá trị đạo đức, nhân văn hơn để trẻ có thể tưởng tượng và thoát ra các cảm nhận tiêu cực", Tiến sĩ Lê Minh Công chia sẻ.
Trong trường hợp trẻ có những sang chấn kéo dài, hoặc khủng hoảng thông qua các biểu hiệu hành vi cảm xúc tiêu cực như thu mình, lo lắng, trầm cảm, kích động, căng thẳng, có ý nghĩ tự sát, chống đối... , người thân cần liên hệ ngay với nhà tâm lý lâm sàng, hoặc tham vấn tâm lý để hỗ trợ các em. Tiến sĩ Lê Minh Công cũng khuyến nghị, về lâu dài, cũng rất cần cần sự chung tay từ cộng đồng xã hội để động viên, hỗ trợ, khuyến khích trẻ tích cực tham gia hoạt động, sinh hoạt, học tập và làm những điều có ích cho cộng đồng, xã hội.
Nâng chất lượng, hiệu quả giáo dục mầm non ở huyện miền núi Tân Kỳ Vượt lên nhiều khó khăn, những năm qua công tác giáo dục mầm non, chăm sóc trẻ ở huyện Tân Kỳ đạt được nhiều kết quả tích cực. Để có được những thành công trên, không thể không nói đến việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Chung tay vì con trẻ Trường...