Chăm sóc trẻ bị sốt sau tiêm phòng- vấn đề gây nhiều lo lắng cho cha mẹ
Thông thường, các triệu chứng sau tiêm như vết tiêm sưng tấy, sốt, quấy khóc có thể tự mất đi sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng, thời gian này có thể rút ngắn lại.
1. Tại sao trẻ bị đau, sốt sau tiêm phòng?
Hiện tượng trẻ đau, sốt, quấy khóc là chuyện thường gặp sau tiêm phòng. Rất nhiều bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm khi thấy vậy vô cùng bối rối. Bởi lẽ, riêng chuyện tiêm đã gây đau và khiến trẻ khó chịu. Bên cạnh đó, khi đưa vắc-xin vào người, nó sẽ gây phản ứng đầu tiên là sưng tại chỗ, sau đó là gây sốt vì cơ thể nhìn nhận vắc-xin như một tác nhân lạ và phản ứng lại để chống nhiễm trùng.
2. Nếu con bị sốt, các mẹ có thể giúp trẻ giảm khó chịu bằng các cách sau:
- Dành nhiều thời gian ngủ và nghỉ ngơi cho trẻ, giới hạn khoảng thời gian chơi.
- Giữ bé trong nhà để tránh gió và không khí bụi bặm, tránh tiếp xúc với quá nhiều người lạ và nếu phải đưa bé ra ngoài thì không được quá lâu.
- Cho bé mặc những bộ quần áo nhẹ, không quá dày.
- Với những trẻ bú sữa mẹ, hãy cho con dùng sữa thường xuyên hơn vì sữa mẹ có tác dụng hạ sốt, tăng sức đề kháng rất tốt.
- Kiểm tra nhiệt độ cho trẻ thường xuyên.
Video đang HOT
- Những trường hợp vắc xin được nhà sản xuất khuyến cáo đau nhiều, sưng nhiều tại chỗ tiêm hoặc sốt, bố mẹ cần phải chườm mát cho con.
- Nghiêm cấm không được chườm lạnh hoặc can thiệp vào chỗ tiêm như bôi, xoa thuốc.
3. Khi trẻ có những biểu hiện dưới đây sau khi tiêm các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay:
Trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng từ 39 độ C trở lên.Người ốm yếu, sắc mặt nhợt nhạt.Trong trạng thái lơ mơ, bỏ bú, bỏ ăn.Khóc liên tục trong hơn 3 giờ đồng hồ. Nôn mửa, đại tiện ra máu. Xuất hiện phát ban. Co giật. Sốt liên tục trong hơn 48 giờ.
Lưu ý: không tự ý cho trẻ uống aspirin
Các bác sĩ tại châu Âu cho biết trẻ dưới 16 tuổi cha mẹ không được tự ý cho trẻ uống aspirin vì trẻ có thể bị hội chứng Reye gây hại cho não và hệ thần kinh của bé. Khi mẹ đã thực hiện những cách trên mà bé vẫn sốt cao, quấy khóc và người có dấu hiệu bị mất nước trầm trọng thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Theo www.phunutoday.vn
Vì sao nụ hôn của người lớn có thể khiến trẻ sơ sinh viêm màng não?
Ngoài việc, lây viêm màng não, trẻ còn có nguy cơ mắc cúm và rất nhiều bệnh truyền nhiễm khác từ người "trao trẻ nụ hôn".
Mấy ngày gần đây, tài khoản Facebook có tên L.M.V đăng tải câu chuyện "Trẻ bị viêm màng não vì thói quen hôn hít từ người lớn". Thông tin này đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt.
Người lớn, đừng cướp đi con trẻ bằng những nụ hôn.
Tài khoản có tên L.M.V chia sẻ:
Con năm nay gần 1 tuổi, con là thiên thần mà mẹ mong đợi, ba trông ngóng. Con đến với ba mẹ bằng hình hài khoẻ mạnh, con xinh xắn và trộm vía là ngoan lắm.
Ba mẹ con cho con môi trường sống cực kỳ tốt, từ nhỏ ba mẹ con đầu tư cho con khoá yoga lọt lòng, ăn uống khoa học, tiêm chích đầy đủ.
Điều không may ập đến với con, con sốt, con khóc quấy cả đêm, lúc ấy con gần 1 tuổi, người ta chẩn đoán con bị tay chân miệng, xong không dừng lại ở thế, con có những biểu hiện bệnh nặng hơn, thế là những cuộc xét nghiệm, chọc tuỷ của con bắt đầu.
Mẹ khóc, con khóc, đau vô cùng, 2 mẹ con chiến đấu 1 cách mạnh mẽ, nguyên nhân bệnh, bệnh gì thì vẫn là ẩn số.
Con sốt, môi con nứt chảy máu, con không ăn được, người con suy yếu, con gầy rộp!
... Ơn trời sáng nay đã có kết luận, loại trừ khả năng những bệnh khác như kawasaki, con đang điều trị Viêm màng não tích cực.
Hỡi những người lớn, đừng cướp đi con người khác bằng những nụ hôn.
Chia sẻ với PV về thông tin này, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng - Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, các bác sĩ đã nhiều lần cảnh báo về việc hôn hít trẻ có thể lây bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh viêm não hay viêm màng não.
Bệnh viêm não, viêm màng não do virus Herpes gây ra. Virus này sẽ xâm nhập cơ thể trẻ qua đường niêm mạc mũi, hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp vào da, miệng trẻ, sau đó sẽ lên não, gây viêm não, ảnh hưởng đến toàn bộ não.
Các triệu chứng của bệnh viêm não do virus Herpes ở trẻ nhỏ thường là đau đầu, nôn ói, hay quên, quấy khóc, thay đổi tính tình... Bệnh xảy ra rải rác, không thành dịch, thường diễn tiến nặng, có thể gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng, khiến trẻ khó thích nghi với cuộc sống sau này.
Theo đó, cứ 10 trẻ thì có 7 trẻ bị dị tật như: bại não, khuyết tật trí tuệ, động kinh, mất thị lực, thính lực...
Ở trẻ sơ sinh, viêm não có thể lây từ mẹ sang con qua quá trình chuyển dạ và sinh đẻ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị lây nhiễm virus từ môi và vùng quanh miệng của người có hành vi hôn trẻ.
"Ngoài việc nhiễm virus thông qua nụ hôn của người lớn, trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ có sức đề kháng kém còn dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác", PGS Dũng cảnh báo.
Ngoài việc lây viêm màng não, trẻ còn có nguy cơ mắc cúm từ người "trao trẻ nụ hôn". Bởi virus cúm lây lan thông qua dịch tiết đường hô hấp khi người bị bệnh hắt hơi, ho và hôn trẻ.
Ngoài việc, lây viêm màng não, trẻ còn có nguy cơ mắc cúm từ người "trao trẻ nụ hôn".
Bên cạnh đó, quai bị cũng là bệnh người lớn dễ truyền cho trẻ thông qua việc hôn vào má, vào môi trẻ. Tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng có thể khiến trẻ bị vô sinh sau này.
Bác sĩ Dũng khuyến cáo thêm, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, các mẹ nên có những biện pháp từ chối khéo bằng cách đưa tay của trẻ cho mọi người hôn thay vì hôn miệng, hôn má và dặn dò người thân, bạn bè nên rửa tay sạch trước khi bế, ẵm trẻ.
Một số trường hợp bị bệnh truyền nhiễm, bệnh viêm gan, bệnh về hô hấp, kiết lị, bệnh lao phổi hay răng miệng cũng tuyệt đối không cho tiếp xúc với trẻ sơ sinh đặc biệt là khoảng từ 1-2 tháng chào đời vì đây là khoảng thời gian cơ thể trẻ rất nhạy cảm, sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh.
Trong trường hợp sau khi được người lớn hôn, trẻ có các triệu chứng sốt, đau họng, mệt mỏi, bú kém, quấy khóc, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra ngay.
Theo Danviet
Bệnh tay chân miệng và những lưu ý cần biết tránh biến chứng nguy hiểm Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và có thể gây nguy hiểm khó lường. Bố mẹ cần lưu ý những biến chứng sau đây để phòng tránh cho bé. 1. Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng? Các triệu chứng thường bắt đầu bằng sốt, giảm cảm giác ngon miệng, đau họng, và mệt mỏi. Một hoặc hai...