Chăm sóc tóc mùa nắng nóng!
Cũng như làn da, mái tóc chịu tác động của ánh nắng mặt trời một cách ghê gớm. Ánh nắng có thể làm cho tóc cháy vàng, khô, gãy ngọn và mất đi độ bóng mượt.
Ngoài ra, ánh nắng có thể làm tế bào da đầu bị viêm nhẹ, sợi keo và sợi đàn hồi trong da đầu bị biến dạng, ảnh hưởng đến sự cung cấp dinh dưỡng cho tóc. Vì vậy, các bạn cần có chế độ chăm sóc mái tóc đặc biệt trong những ngày nắng nóng.
Thông thường có hai nguyên nhân làm cho tóc bị chẻ ngọn: Nguyên nhân bên trong như chế độ dinh dưỡng không hợp lý và nguyên nhân bên ngoài do dùng dầu gội, dầu xả không phù hợp, làm giảm chất nhờn của tóc, hoặc do các nhân tố hoá học, vật lý như nhuộm tóc, sấy tóc…
Để cho tóc không bị chẻ, cần sử dụng những thức ăn giàu kẽm như con hàu, các loại đậu hạt và một số rau có lá màu xanh đậm.
Không nên uốn, sấy và nhuộm tóc vào những ngày nắng nóng.
Hạn chế uốn, nhuộm và sấy tóc
Video đang HOT
Không nên uốn, sấy và nhuộm tóc vào những ngày nắng nóng, khiến sợi tóc bị tổn thương bởi sự tác động của hoá chất và hơi nóng do uốn, nhuộm và không khí nóng nực bên ngoài. Nếu cần thiết phải nhuộm, uốn… bạn nên dùng các loại dầu dưỡng tóc giàu độ ẩm để dưỡng tóc vào các buổi tối.
Loại trừ gầu đúng cách
Gầu là những vụn nhỏ màu trắng hoặc màu xám rải rác trên đầu, đôi khi gây ngứa. Để loại trừ gầu, bạn nên chọn dầu gội đầu trung tính, tránh dùng dầu gội đầu có tính kiềm mạnh hoặc có tác dụng tẩy sạch mạnh.
Nếu có điều kiện, nên sử dụng nước gội đầu bằng các loại cây cỏ quen thuộc truyền thống như bồ kết, lá chanh, bưởi, sả.
Ngoài ra, cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, không nên ăn uống kiêng khem. Nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, trứng sữa, bớt ăn các thức ăn có tính kích thích và có hàm lượng chất béo cao.
Theo PNVN
Điểm mặt những bệnh thường mắc mùa nắng nóng
Thân nhiệt con người bình thường được duy trì trong một giới hạn hẹp, cho dù có những biến động lớn của điều kiện môi trường và hoạt động thể lực.
Những biểu hiện thường đi kèm với các bệnh lý toàn thân là rối loạn điều hoà thân nhiệt, chuột rút, kiệt sức, trúng nóng...
Cơ thể điều hoà thân nhiệt dựa trên hai cơ chế chủ yếu là sinh nhiệt và mất nhiệt.
Rối loạn điều hoà nhiệt: Khi hoạt động, có sự mất cân bằng tạm thời giữa sinh nhiệt và mất nhiệt, nhưng thân nhiệt sẽ trở lại bình thường ngay sau khi ngừng hoạt. Khi bị sốt, sự thích nghi nói trên kém hơn.
Trong tình trạng đó, sự điều hoà mất nhiệt do luồng máu đến da quan trọng hơn nhiều so với sự ra mồ hôi. Khi bắt đầu sốt, các thụ cảm nhiệt cho thấy nhiệt độ trong cơ thể thấp, và bệnh nhân đáp ứng như kiểu bị lạnh, nên có sự tăng sinh nhiệt bằng cách run hay rùng mình và giảm mất nhiệt bằng cách co mạch dưới da. Điều này giải thích cơ chế cảm giác ớn lạnh và run khi bắt đầu sốt.
Ngược lại, khi nguyên nhân gây sốt đã hết, thân nhiệt trở lại bình thường và bệnh nhân đáp ứng giống như người bị nóng: dãn mạch dưới da và toát mồ hôi.
Dao động thân nhiệt khoảng 3C so với bình thường không làm biến đổi đáng kể các chức năng của cơ thể. Co giật hay xảy ra ở trẻ em khi thân nhiệt vượt qua 401C và tổn thương não không hồi phục khi thân nhiệt quá 422C. Khi thân nhiệt đo ở miệng cao quá 411C, ngược lại khi thân nhiệt xuống tới 328C sẽ gây lú lẫn và hôn mê.
Đối với trẻ nhỏ và người già, dùng quạt, tắm mát, ở chỗ râm mát, tránh hoạt động quá mức.
Các hội chứng do nóng: Hội chứng do nóng thường gặp ở người già khi nhiệt độ môi trường tăng trên 32C và độ ẩm tương đối cao (>60%), đặc biệt là ở những người rối loạn thần kinh, nghiện rượu, đang dùng thuốc điều trị tâm thần, thuốc lợi tiểu, các thuốc kháng tiết cholin, ở nơi kém thông khí và không có điều hoà nhiệt độ.
Cần 7 đến 14 ngày để cơ thể chúng ta có thể thích nghi với khí hậu. Toát mồ hôi là biện pháp tự nhiên hữu hiệu nhất chống lại tác động của nhiệt độ môi trường và có thể giúp nhiệt độ trung tâm không hoặc rất ít biến đổi. Chừng nào còn ra được mồ hôi, cơ thể chúng ta còn chịu đựng tốt với nhiệt độ cao của môi trường, miễn là muối và nước, hai thành phần chủ chốt của mồ hôi, được cung cấp đầy đủ.
Giãn mạch ngoại biên để tạo điều kiện thải nhiệt là một biện pháp quan trọng khác giúp cơ thể thích nghi với khí hậu nóng. Khi sang chấn nhiệt kéo dài sẽ làm giảm lượng máu tĩnh mạch trở về tim, nên cung lượng tim sẽ giảm. Nếu nhiệt độ môi trường tiếp tục tăng cao hơn nhiệt độ cơ thể, nhiệt sẽ giữ lại trong cơ thể và xảy ra hiện tượng quá nhiệt.
Phòng bệnh bằng cách uống nhiều nước, mặc đồ mỏng, nhất là đối với trẻ nhỏ và người già, dùng quạt, tắm mát, ở chỗ râm mát, tránh hoạt động quá mức.
Chuột rút do nóng: Đây là biểu hiện lành tính nhất của hội chứng do nóng. Đặc điểm chính là đau kiểu chuột rút dữ dội, ngắt quãng hay thoáng qua ở các cơ phải hoạt động nhiều nhất. Thường kiểu chuột rút này xảy ra ở người làm việc nặng nhọc mà chưa thích nghi với khí hậu nóng. Điều trị bằng nghỉ ngơi nơi mát và uống nhiều nước và điện giải kali, natri. Có thể phòng được hội chứng này bằng cách ăn chế độ nhiều muối hơn và uống nhiều nước.
Suy kiệt do nóng: Suy kiệt do nóng xảy ra dưới hai dạng: dạng do kiệt nước và dạng do kiệt muối. Cả hai đều xuất hiện do hệ tim mạch không đáp ứng được với nhiệt độ môi trường cao. Mất nước thường hay gặp ở người lớn tuổi đang dùng thuốc lợi tiểu, hoặc ở những người không uống đủ nước khi ở trong môi trường nóng.
Hay gặp sốt thể kiệt muối xảy ra do không bù đủ muối, thường có giảm natri và clo máu. Cả hai thể này đều gây yếu cơ, mệt, bồn chồn, khát, chóng mặt, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn. Khó chịu ở bụng và thỉu có thể xuất hiện trước khi ngất.
Ngất do nóng xảy ra ở người đang làm việc hoặc nghỉ ngơi. Khởi phát đột ngột nhưng diễn biến ngắn. Bệnh nhân đột nhiên trở nên xám như màu tro, da lạnh và ẩm, giãn đồng tử, hạ huyết áp khi thay đổi tư thế và mạch nhanh. Thời gian bị nóng và mức độ mất mồ hôi xác định thái độ xử trí: đưa bệnh nhân đến một nơi thoáng mát, đặt ở tư thế nằm. Thường một lúc sau bệnh nhân sẽ tỉnh trở lại. Đôi khi phải truyền dịch nếu không uống được nước.
Trúng nóng: Trúng nóng xảy ra khi các cơ chế điều nhiệt của cơ thể không còn đủ khả năng làm thoát nhiệt hợp lý nữa nên nhiệt độ của cơ thể tăng cao, thường lên đến 41C, làm suy sụp các chức năng của nhiều tạng. Biểu hiện thường đột ngột, khởi đầu bằng các triệu chứng thần kinh trung ương như đau đầu, nói lịu giọng, chóng mặt, mệt thỉu, ảo giác, lũ lẫn, co giật, thao cuồng, và hôn mê. Thường không có các biểu hiện thần kinh khu trú. Nếu có, cần làm các thăm dò để tìm nguyên nhân khác.
Trúng nóng có thể chia thành thể cổ điển và thể gắng sức. Trúng nóng do gắng sức gặp ở người khoẻ mạnh, trẻ và xảy ra rải rác. Bệnh nhân ra mồ hôi bình thường. Thể cổ điển xảy ra chủ yếu ở người già, thành dịch mỗi khi có đợt nắng nóng tới. Bệnh nhân không ra được mồ hôi một cách bình thường. Nhiều người thuộc thể này có bệnh từ trước như xơ vữa động mạch, suy tim (nhất là đang dùng thuốc lợi tiểu), đái tháo đường, nghiện rượu.
Lúc đầu, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, nổi da gà, rùng mình, tăng nhịp thở, buồn nôn hay nôn, chuột rút, loạng choạng, dáng đi thất thểu, nói không ăn nhập với hoàn cảnh. Dần dần đi đến mất ý thức. Khám thực thể thấy nhịp tim nhanh, huyết áp hạ và các dấu hiệu giảm sức cản ngoại vi.
Thể cổ điển có thể xảy ra nhanh chóng, không có triệu chứng báo trước và hôn mê có thể là dấu hiệu sớm. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể kêu đau đầu, chóng mặt, mệt thỉu, khó chịu ở bụng, lú lẫn hoặc thở gấp. Sốt và mệt lả là hai dấu hiệu đáng chú ý nhất khi khám thực thể. Hay gặp tăng nhiệt độ trung tâm lên trên 411C. Da nóng và khô, mạch nhanh, thở yếu, huyết áp hạ, cơ nhẽo, mất hay giảm phản xạ gân xương. Li bì, sững sờ, hôn mê có thể gặp tuỳ mức độ nặng.
Điều trị trúng nóng là một cấp cứu nội khoa, cần các biện pháp cấp cứu tích cực ngay. Trong điều kiện khí hậu nóng cần có máy điều hoà nhiệt độ.
Cởi bỏ quần áo, lau người bằng nước mát, đồng thời chờm đá hai bên sườn. Để quạt trực tiếp hướng vào bệnh nhân để tăng cường thoát nhiệt do đối lưu. Truyền dịch mát. Cần đo nhiệt độ liên tục cho đến khi thân nhiệt
PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn sinh năm 1967 ở HN, giảng viên bộ môn Tim mạch Đại học Y, Trưởng khoa C4 viện tim mạch QG; UV ban điều hành QG dự án Phòng chống bệnh tăng huyết áp, Phó tổng thư ký Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam.
Theo PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn
Bee











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kem chống nắng có giúp ngăn ngừa nếp nhăn không?

Nhuộm tóc màu gì không sợ phai thành màu vàng?

Cách bảo vệ da trong mùa hè

5 tác hại khi lạm dụng sơn móng tay

'Cấp cứu' làn da cháy nắng

Trào lưu 'Botox từ thiên nhiên' có hiệu quả?

Da mụn nên trang điểm thế nào vừa che khuyết điểm vừa không gây bí da?

Những sai lầm gây tổn thương da khi tẩy tế bào chết

Lợi ích không ngờ của nha đam

Để công sức chăm sóc da không 'đổ sông, đổ bể', cần lưu ý mẹo hay này

Retinol dễ gây kích ứng cho người mới sử dụng, vì sao?

9 món ăn, uống làm tốc độ lão hóa chậm lại
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?
Sao việt
23:37:40 07/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
Thế giới
23:24:34 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Sử dụng lòng lợn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không đúng cách
Sức khỏe
23:01:31 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025