Chăm sóc sức khỏe trẻ em khi chuyển mùa
Tháng 12 chính là khoảng thời gian bắt đầu chuyển đông, khí hậu bắt đầu ẩm ướt và lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các ổ dịch bệnh, vi trùng phát sinh.
Đó là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như cúm, cảm lạnh, viêm phổi, viêm amidan, tay chân miệng, bệnh đường tiêu hóa…. những bệnh này đặc biệt rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
Vậy làm cách nào để bảo vệ con trẻ tránh khỏi những mầm bệnh nguy hiểm này là vấn đề mà các bậc cha mẹ luôn quan tâm. Tư vấn dưới đây của PGS TS Phó Viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia Nguyễn Thị Lâm giúp bạn có kiến thức toàn diện trong chăm sóc sức khỏe trẻ em khi thời tiết chuyển mùa đông.
Chứng bệnh này thường xuất hiện trong giai đoạn giao mùa, khí hậu thay đổi trẻ dễ mắc bệnh viêm phổi. Vì vậy, phải chú ý chăm sóc sức khỏe để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng chống bệnh viêm phổi.
Ăn uống cũng là một cách phòng chống bệnh rất tốt nên hạn chế những thức ăn cay trong khẩu phần của trẻ. Ăn nhiều những thức ăn mát như lê, củ cải, bách hợp, hạt sen… là cách giúp trẻ bổ sung dưỡng chất cơ thể và cho hai lá phổi của trẻ.
2. Cảm cúm
Video đang HOT
Thời tiết lúc nóng, lúc lạnh sẽ dễ làm trẻ mắc bệnh cảm cúm. Nếu trẻ bị cảm cúm, các bậc phụ huynh nên chế biến món hành để cả rễ nấu với đậu phụ sẽ có hiệu quả rất tốt trong việc chữa trị căn bệnh này. Ngoài ra, chịu khó dọn dẹp, giữ vệ sinh nhà cửa, để trẻ tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng, cải thiện môi trường trong nhà, bảo đảm cho không khí lưu thông, không có bụi bặm và ô nhiễm. Ra đường nên cho trẻ bịt khẩu trang để chống bụi và khói xe từ môi trường.
3. Bệnh đường tiêu hóa
Trong dịp tết, vui chơi và ăn uống không điều độ khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa: chướng bụng, đầy hơi và rối loạn tiêu hóa là biểu hiện thường gặp nhất của các bệnh lý về đường tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu do ăn uống thất thường, ăn quá nhiều các chất đạm; lạm dụng đồ uống có gas, gia vị gây kích thích dẫn đến tiêu hóa không tốt, thức ăn ứ đọng ở dạ dày. Chúng ta có thể giúp trẻ xử trí bằng cách dùng gừng giã nhỏ, vắt lấy nước hòa với nước ấm rồi uống hoặc chườm lên vùng bụng. Nếu không đỡ thì có thể dùng các thuốc trị khó tiêu, đầy bụng như thuốc chống đầy hơi, thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày, thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày – ruột hoặc sử dụng các loại men tiêu hóa nên dùng từ 3 – 5 ngày, nếu không đỡ thì phải đến bác sĩ để khám.
Ngoài ra bạn cần phải giữ ấm cho trẻ nhất là các vị trí quan trọng như chân, bàn tay, ngực cổ, đầu, cho trẻ em uống những thứ nước ấm, tránh ăn thức ăn lấy từ tủ lạnh, kem, đá; tăng cường dinh dưỡng và vitamin C; cho trẻ uống nước đầy đủ vào mùa lạnh để giúp trẻ có sức đề kháng tốt vì phòng bệnh vẫn quan trọng hơn chữa bệnh. Bên cạnh chế độ chăm sóc và chế độ ăn hợp lý, PGS TS Phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia còn tư vấn bạn nếu có điều kiện nên cho trẻ nhỏ sử dụng thêm yến sào vì yến sào có nhiều loại nguyên tố vi lượng quý, axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được giúp bổ phổi, tăng cường sức đề kháng giúp trẻ có thể khỏe mạnh trong thời tiết chuyển đông.
Yến sào A1 của Tập đoàn A.K.Koh (Malaysia) với nguồn nguyên liệu được chọn lọc từ các tổ yến thiên nhiên, được sản xuất trên quy trình công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP đảm bảo tinh chất yến được giữ lại trọn vẹn và đã được Bộ Y tế Việt Nam công nhận là hoàn toàn không có chất bảo quản.
Mỗi hũ yến sào A1 70ml chứa 5% tinh chất yến nên rất bổ dưỡng, giúp phục hồi sức khỏe, giảm mệt mỏi, tăng cường thể lực và trí lực cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Sản phẩm sử dụng phù hợp với nhiều đối tượng đặc biệt là trẻ em.
Thông tin thêm về sản phẩm vui lòng liên hệ
Công ty TNHH A1 Việt Nam
ĐT: (08) 39 487 399
Hotline miền Nam: 0902 716 714
Hotline miền Bắc: 0902 306 860
Website: http://a1vietnam.com – Email: yensaoa1@gmail.com
N.T.Lâm (Nguồn: a1vietnam.com)
Theo 24h
Viêm phổi gây tử vong hàng đầu với trẻ em Việt
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho biết, các nhà lãnh đạo thế giới và Liên minh Toàn cầu về Phòng chống Viêm phổi đang kêu gọi toàn cầu nỗ lực phòng chống viêm phổi, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Chỉ riêng năm 2011, viêm phổi đã cướp đi 1,3 triệu mạng sống và là nguyên nhân dẫn đến gần 1/5 ca tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới.
Kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống viêm phổi lần thứ tư diễn ra hàng năm, ngày 12/11, ông Jesper Moller, Phó Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết, viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em ở Việt Nam. Mỗi ngày, có tới 11 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì viêm phổi.
Theo Liên minh Toàn cầu về phòng chống viêm phổi trẻ em, các lãnh đạo và nhà tài trợ trong nước cần ưu tiên những nỗ lực và đầu tư vào các can thiệp đã được thử nghiệm thành công, trong đó có tiếp cận với vắc xin, điều trị kháng sinh thích hợp, cải thiện điều kiện vệ sinh, thúc đẩy các thực hành tốt như cho nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, thường xuyên rửa tay, sử dụng bếp sạch để giảm ô nhiễm không khí trong nhà. Trong số những can thiệp như vậy, một số can thiệp cũng đồng thời giải quyết nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em, đó là tiêu chảy.
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp và viêm phổi tới 15 lần nhưng ở Việt Nam tỷ lệ bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ lại thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, chỉ có 5% các bà mẹ và người chăm sóc trẻ nắm được các dấu hiệu nguy hiểm của viêm phổi và chỉ có 68% trẻ em có triệu chứng viêm phổi được điều trị bằng kháng sinh. Hiện nay chưa có chương trình quản lý viêm phổi dựa vào cộng đồng, trong khi đó, một chương trình như vậy lại rất quan trọng đối với trẻ em sống ở khu vực miền núi xa xôi dễ bị viêm phổi nhất.
Hiểu biết hơn về các triệu chứng của viêm phổi, kết hợp với tìm kiếm sự giúp đỡ và tìm hiểu cách thức phòng chống viêm phổi thông qua tiêm chủng và cho con bú có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm thiểu những bệnh tật ốm đau và tử vong không đáng có; đảm bảo cho các cộng đồng đều ý thức được những dấu hiệu nguy hiểm và có khả năng xử lý viêm phổi có thể giúp tránh được những trường hợp tử vong đáng tiếc.
Theo Nguyễn Hồng Điệp
TTXVN
Dùng tỏi trị bệnh đường tiêu hóa Chất kháng sinh alixin trong tỏi có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh đối với lỵ, tả, amíp, staphylococus, thương hàn... Mùa hè là mùa của các bệnh đường tiêu hoá vì vậy, việc dự trữ tỏi là cần thiết. Các nghiên cứu cho thấy, nước tỏi 5% có thể ức chế hoạt động của trùng amíp (loại ký sinh trùng thường gây...