Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé qua điện thoại di động
Chương trình “Ananya” do hãng truyền thông BBC Media Action cùng Quỹ Bill & Melinda Gates phối hợp triển khai tại 8 quận huyện thuộc bang Bihar, Ấn Độ nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và cải thiện sức khỏe các bà mẹ tại khu vực này.
Chương trình được tiến hành thực hiện trên 27 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ với sự hướng dẫn của 200.000 nhân viên y tế cộng đồng.
Những chiếc điện thoại di động đơn giản được sử dụng để cung cấp một loạt các dịch vụ y tế ở một số quận huyện thuộc tiểu bang Bihar, Ấn Độ , đặc biệt là các dịch vụ dành cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Các nhân viên y tế có trách nhiệm tư vấn cho hàng triệu gia đình sử dụng các lợi ích từ dịch vụ y tế của chính phủ và có cách sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn.
Cô Sara Chamberlain thuộc hãng truyền thông BBC Media Action, Ấn Độ cho biết: “Đây quả là một sáng kiến tuyệt vời vì những dịch vụ này có tác động đáng kể đến cuộc sống của người dân với một quy mô chưa từng có. Các mô hình hợp tác cá nhân – cộng đồng giúp chương trình phát triển bền vững và có giá thành phải chăng”.
Theo nghiên cứu của BBC Media Action, tất cả các nhân viên y tế đều sở hữu hoặc có sử dụng điện thoại di động,
Video đang HOT
Khóa đào tạo “Học viện di động” (Mobile Academy) được mở với mục tiêu phát triển và làm mới kiến thức của các nhân viên y tế về 10 hành vi giúp bảo vệ sức khỏe cuộc sống và nâng cao kỹ năng giao tiếp của họ.
Phần bài giảng trong khóa học được truyền tải qua dịch vụ IVR (Interactive Voice Response – dịch vụ tương tác thoại trả lời thông tin tự động). Qua đó, học viên có thể truy cập được từ bất kỳ thiết bị di động cầm tay nào.
Ngoài ra, những người làm chương trình cũng giới thiệu một dịch vụ đa phương tiện gọi là “điện thoại di động Kunji”, cung cấp thông tin về các vấn đề sức khỏe.
“Điện thoại di động Kunji” và “Học viện di động” có thể truy cập từ mọi loại thiết bị di động cầm tay mà không cần phần mềm đặc biệt nào. Nội dung của chương trình được phổ biến trên 6 hãng di động lớn nhất ở Ấn Độ, chiếm 90% thị trường mạng di động ở Bihar.
BBC Media Action cũng đang có kế hoạch mở rộng dịch vụ ra các quận huyện khác của Bihar và hai tiểu bang khác nữa là Uttar Pradesh và Odisha, Ấn Độ.
Theo VNE
Bà bầu cần kiêng những loại thực phẩm nào?
Để mang lại những điều tốt nhất cho bé, các bà mẹ cần tránh những loại thực phẩm sau:
Mang thai được xem là giai đoạn nhạy cảm đối với mẹ bầu và thai nhi trong bụng. Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và cân bằng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Có rất nhiều loại thực phẩm tốt cho mẹ và bé nhưng cũng có một số loại thực sự không tốt cho thai nhi. Để mang lại những điều tốt nhất cho bé, các bà mẹ cần tránh những loại thực phẩm sau:
Thịt chưa nấu chín kỹ
Hãy tránh các loại thịt tái chưa được nấu chín kỹ hoặc các loại gia cầm không rõ xuất xứ nguồn gốc do tỷ lệ nhiễm khuẩn cao. Gan cũng không được xem là loại thực phẩm an toàn trong khi mang thai. Các loại thức ăn chế biến sẵn như dăm bông, xúc xích cũng cần hạn chế ăn do chứa nhiều chất bảo quản và hóa chất.
Các sản phẩm từ sữa tươi
Mẹ bầu không nên uống các loại sữa chưa tiệt trùng vì chúng dễ dàng mang vi khuẩn nếu không được tiệt trùng kỹ. Tránh ăn pho mát vì chứa vi khuẩn Listeria gây sảy thai.
Trứng
Trứng được xem là nguồn dinh dưỡng phong phú cho bà bầu một khi được nấu chín kỹ. Các loại trứng chưa được nấu chín, còn sống được xem là không an toàn cho mẹ và bé.
Cá sống
Cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao do đó ăn nhiều cá có thể gây tổn thương sự hình thành não bộ của trẻ. Nếu bạn có chế độ ăn cá cân bằng và thích hợp thì sẽ rất tốt cho cơ thể. Không nên ăn cá sống như các loại gỏi, sushi vì sẽ không an toàn cho bé.
Các loại rau sống
Các loại rau sống nếu không rửa sạch sẽ là nguồn gốc gây nhiều bệnh về đường ruột cho mẹ và bé. Để đảm bảo an toàn, tránh ăn rau sống trong quá trình mang thai.
Để bé phát triển toàn diện và đầy đủ, lời khuyên dành cho các bà mẹ là nên ăn thức ăn nấu chín kỹ, lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ để tránh gây hại cả mẹ và bé.
Theo VNE
Sớm nhận diện trẻ chậm nói Bạn tin không? Chỉ biết bắt chước mà không có phản ứng với âm thanh thì rất có thể trẻ bị chậm nói. Sự phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ là không giống nhau. Tuy vậy, phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm khi bé không có những phản ứng với âm thanh, hoặc không phát ra được những âm đơn giản....