Chăm sóc sức khỏe cho du học sinh ở Australia

Theo dõi VGT trên

Để được cấp visa, tất cả du học sinh Việt Nam phải mua và duy trì bảo hiểm y tế dành cho sinh viên quốc tế trong suốt thời gian du học.

Từng học cử nhân Kế toán và thạc sĩ Quản trị kinh doanh ở Đại học Victoria, Melbourne, chị Trương Nguyễn Thoại Giang (48 tuổi, quê Bình Dương, hiện làm việc cho Chính phủ Australia) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc khỏe khi du học.

Trước khi mua bảo hiểm y tế (Overseas Student Health Cover, gọi tắt là OSHC), bạn nên tham khảo review trên mạng, so sánh các gói OSHC để chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của mình.

Đa số du học sinh chọn gói standard (tiêu chuẩn) gồm những hạng mục cơ bản. Nhưng nếu bạn có tiền sử bệnh hay con nhỏ thì nên chọn gói essential (thiết yếu) hay comprehensive (toàn diện). Những gói này chi trả nhiều hạng mục cần thiết với mức bồi hoàn cao hơn. Bạn cũng nên chọn nhà cung cấp OSHC lớn và uy tín.

Sau khi đến Australia, bạn hãy khởi động (activate) thẻ bảo hiểm (membership) của mình càng sớm càng tốt vì có thể cần dùng đến nó nay mai. Hãy tải app của công ty bảo hiểm vào điện thoại để tiện sử dụng.

Nếu bạn không vừa ý với gói bảo hiểm (policy) hiện tại thì cũng có thể đổi sang gói khác của cùng công ty hoạc đổi hẳn sang công ty khác. Thủ tục chuyển đổi tương đối dễ và nhanh. Nhưng phải đảm bảo là bạn được bảo hiểm liên tục, không bị gián đoạn.

Mỗi công ty bảo hiểm có danh mục các bác sĩ đa khoa (general practitioner, gọi tắt là GP) mà họ liên kết. Những GP này tính giá sàn khám bệnh (bulk billing) của chính phủ nên bạn chỉ cần quẹt thẻ bảo hiểm và không phải trả thêm chi phí gì ngoại trừ phí admin (phí quản lý) không đáng kể.

Tuy nhiên, những phòng mạch này thường không có bác sĩ người Việt và đôi khi quá xa nên nhiều bạn chọn đi GP gần nhà. Trường hợp này bạn phải trả tiền trước, lấy hóa đơn rồi claim (đòi tiền) lại.

GP bên ngoài có thể lấy cao hơn giá sàn nên bạn phải trả thêm phần chênh lệch. Ví dụ đối với một lần khám bệnh ngắn (short consultancy) bảo hiểm chi trả cho GP $36.30. GP người Việt ở Footscray lấy du học sinh khoảng $50, GP người Australia ở City có thể lấy $90 hay nhiều hơn, nhưng dù cho GP tính giá bao nhiêu thì bạn cũng chỉ claim lại được $36.30 và phải chịu phần còn lại.

Trước khi sử dụng dịch vụ, nếu có gì chưa rõ bạn nên điện thoại hỏi để không vô tình sử dụng sản phẩm không được bảo hiểm vì phí chăm sóc y tế ở Australia rất cao. Những công ty bảo hiểm lớn sẽ có nhân viên trực 24h/7 để giải đáp kịp thời thắc mắc của khách hàng. Tùy theo điều khoản của gói OSHC mà bạn được hỗ trợ những chi phí khám và chữa trị nào. Có những hạng mục được chi trả 100%, nhưng cũng có mục chỉ được trả 85% hoặc ít hơn.

Ngược lại, bạn cũng nên tận dụng hết quyền lợi bảo hiểm của mình. Bạn tôi đều đặn mỗi năm khám sức khỏe tổng quát, thử máu, chụp X quang đều được chi trả. Bạn cũng có thể được khám mắt mỗi năm một lần.

Chăm sóc sức khỏe cho du học sinh ở Australia - Hình 1

Video đang HOT

Khám mắt tại phòng nhãn khoa M&M Optix, Footscray, Australia. Ảnh: Thoại Giang.

OSHC không bao gồm chi phí nha khoa như trám, nhổ răng. Nếu muốn bạn phải mua thêm gói extra (phụ). Tuy nhiên, nha sĩ không được nhà nước trợ giá nên rất mắc. Trám một cái răng có thể mất vài trăm đô nên đa số du học sinh thường tranh thủ mỗi dịp về Việt Nam thì làm răng. Nếu bất đắc dĩ phải đi nha sĩ, bạn nên tham khảo ý kiến các du học sinh khác trên Facebook Hội sinh viên Việt Nam Australia để tìm phòng nha khoa bình dân, và nhớ hỏi giá trước.

Trường hợp khẩn cấp cần trợ giúp ngay, bạn có thể gọi số 000 và yêu cầu ambulance ( xe cứu thương). Đứa con thứ hai của tôi đẻ rớt ở nhà, gọi ambulance 10 phút là họ có mặt, cắt dây rốn và chở hai mẹ con đi bệnh viện phụ sản. Tới nơi tôi đã thấy chị nữ hộ sinh phụ trách chờ sẵn ở Emergency (Khoa cấp cứu) với đầy đủ giấy tờ và đẩy băng ca thẳng lên phòng. Tuy nhiên, nếu không phải cấp cứu mà sử dụng xe cứu thương thì bảo hiểm sẽ không chi trả, bạn phải bỏ tiền túi ít nhất $1,265 cho một lần gọi.

Nếu bạn chỉ bị hắt hơi, sổ mũi thì có thể mua thuốc cảm ho thông thường ở nhà thuốc tây. Nhiều nhà thuốc tây mở cửa 24h/7.

Khi bệnh nặng hơn bạn nên đi gặp GP. Nếu không nghiêm trọng GP sẽ kê toa cho bạn ra nhà thuốc mua. OHSC chi trả tiền cho thuốc kê toa nằm trong hạng mục quy định (Pharmaceutical Benefits Scheme) khi giá trị toa thuốc của bạn lớn hơn $40.30. Công ty bảo hiểm trả phần chênh lệch với mức tối đa là $50 một toa, và không quá $300 một năm nếu bạn độc thân.

GP sẽ cho bạn đi thử máu, chụp X quang, quét CT (scan), MRI nếu cần. Trường hợp bệnh tình của bạn nằm ngoài khả năng của GP thì họ sẽ viết thư giới thiệu (referral letter) vào bệnh viện hay gặp specialist (bác sĩ chuyên khoa). Thông thường OSHC sẽ trả hoàn toàn chi phí bệnh viện. Bạn tôi mổ chỉnh mắt không tốn một đồng. Nhưng để lấy được lịch hẹn với bệnh viện đôi khi phải chờ cả 6 tháng. Cho nên nhiều bạn chọn trả thêm tiền và đi specialist bên ngoài. Trường hợp này, bạn phải chịu phí chênh lệch, cao hay thấp tùy specialist.

Bạn cũng nên tìm hiểu xem bảo hiểm của mình có chi trả cho Home Doctor (bác sĩ đến nhà) hay không. Nếu có, bạn nên tải app của Home Doctor sẵn, đêm hôm trái gió trở trời chỉ cần vào app đặt cuộc hẹn, rồi ngồi nhà đọc sách, xem tivi hoặc ngủ khi nào bác sĩ sắp tới sẽ nhắn tin. Dịch vụ này mở cửa từ 6h chiều tới 8h sáng hôm sau các ngày trong tuần, thứ bảy từ 12h trưa, chủ nhật và ngày lễ thì 24h. Tôi có con nhỏ nên là khách hàng thân thiết, thường xuyên.

Nếu bạn bị tai nạn, hay bệnh nặng, nguy kịch thì hãy trực tiếp đến bệnh viện. Tại Emergency y tá sẽ thăm khám sơ và chỉ định bạn gặp bác sĩ ngay nếu bị tim mạch hay hô hấp. Đối với những triệu chứng ít khẩn cấp hơn thì tùy mùa, tùy ngày bạn có thể phải chờ nhiều giờ mới được gặp bác sĩ.

Khi tới bệnh viện, việc đầu tiên là bạn phải đóng tiền thế chân. Hiện nay Bệnh viện Nhi đồng Melbourne lấy $560. Nếu sau khi bác sĩ khám và cho bạn nhập viện thì phải đóng thêm cho đủ $1450. Khi xuất viện, bệnh viện sẽ hoàn lại tiền thừa. Bạn đem hóa đơn về claim bảo hiểm sau. Em họ tôi bị bỏng, đến bệnh viện ngồi chờ mòn mỏi vẫn chưa gặp được bác sĩ, nghĩ cũng không nghiêm trọng lắm liền lấy tiền lại ra về, hôm sau đi GP cho đỡ mất thời gian.

Nếu bạn đi bệnh viện có liên kết với công ty bảo hiểm thông qua thư giới thiệu của GP thì không phải đóng tiền thế chân. Nếu bạn có tiền sử bệnh thì phải có thời gian chờ sau khi mua bao hiểm, không thể vừa mua là sử dụng ngay.

Để được bảo hiểm khi sinh con, bạn phải mua trước 12 tháng. Bạn tôi mới đổi công ty bảo hiểm thì phát hiện mang thai. Nhờ đã mua OHSC với công ty cũ liên tục đủ 12 tháng nên vẫn được công ty bảo hiểm mới cover. Bạn ấy chỉ cần xin giấy chứng nhận (clearance certificate) từ công ty cũ. Gói bảo hiểm của bạn tôi chi trả hoàn toàn chi phí sinh con ở bệnh viện kể cả khám thai, siêu âm.

Sau khi có em bé, bệnh viện sẽ giới thiệu bạn và cháu đến Maternal and Child Health (Sức khỏe bà mẹ và trẻ em) ở địa phương nơi bạn cư ngụ. Tại đây, y tá mẫu nhi sẽ thăm khám định kỳ và chích ngừa cho các bé từ sơ sinh cho tới 5 tuổi. Dịch vụ này được nhà nước tài trợ cho tất cả bà mẹ và trẻ em ở Australia không phân biệt người dân bản xứ hay ngoại quốc. Trước đây con tôi hay khóc đêm nên được giới thiệu đi trường ngủ (Sleeping school) miễn phí hoàn toàn.

Chính phủ Australia cũng cung cấp dịch vụ sức khỏe tình dục miễn phí cho du học sinh. Tại Melbourne, bạn có thể tìm đến Melbourne Sexual Health Centre (Trung tâm Sức khỏe tình dục) để được tư vấn, cung cấp lời khuyên về các vấn đề tế nhị liên quan đến an toàn tình dục, như: ngừa thai, cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục.

Ngoài ra, sức khỏe tinh thần là vấn đề đang được quan tâm ở Australia. Du học sinh mới sang thường đối mặt với những nỗi lo lắng về việc học, việc làm, tiếng Anh, cô đơn, nhớ nhà dẫn đến căng thẳng, trầm cảm. Bạn không nên nghĩ quẩn mà hãy liên hệ văn phòng hỗ trợ sinh viên của trường, Hội Sinh viên Việt Nam Australia để được giúp đỡ nhanh chóng. Bạn cũng có thể gọi đường dây nóng của Beyond Blue, Lifeline bất cứ lúc nào, những tổ chức này hỗ trợ miễn phí về tinh thần cho du học sinh bằng nhiều ngôn ngữ.

Có thể nói rằng y tế công cộng của Australia nằm trong nhóm tốt nhất thế giới. Du học sinh cũng được đối xử công bằng và tử tế. Gần đây, trước sự lây lan dịch Covid-19, chính phủ đã có những hành động thích ứng và cụ thể để trấn an người dân. Từ nhiều năm nay, Australia đã thiết lập những kho dự trữ thuốc kháng sinh, thuốc cấp cứu, trang thiết bị y tế để đối phó với khủng hoảng y tế như nguy cơ lan truyền dịch bệnh. Trước Covid-19, chính phủ tuyên bố có sẵn 20 triệu khẩu trang phát cho dân chúng khi cần thiết.

Thoại Giang

Theo VNE

Du học sinh Trung Quốc tìm cách 'lách luật' cấm đi lại giữa thời COVID-19

Kể từ khi Australia ban hành lệnh cấm đi lại từ đầu tháng 2, giới chức ước tính 56% du học sinh, sinh viên Trung Quốc tại nước này - khoảng 106.680 người - vẫn kẹt ở nước ngoài.

Du học sinh Trung Quốc tìm cách lách luật cấm đi lại giữa thời COVID-19 - Hình 1


Australia ban hành lệnh cấm đi lại đối với công dân Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Nếu không vì bệnh dịch COVID-19 (nCoV) lây lan, Xu Mingxi giờ đã ngồi trong một lớp học tại trường đại học New York danh giá. Thay vào đó, chàng du học sinh người Trung Quốc 22 tuổi này đã dành 3 tuần qua chỉ quanh quẩn trong căn hộ của gia đình tại thành phố Vũ Hán - nơi được coi là tâm dịch bùng phát COVID-19 chết người.

Nhưng ngay cả khi Xu có thể rời khỏi nhà, Mỹ - nơi anh chàng du học suốt 4 năm qua - cũng không để anh vào học.

Cách xa Vũ Hán hơn 1.000 km, tại thủ đô Bắc Kinh, Alex cũng gặp tình cảnh tương tự. Hai tuần qua cô ở nhà cùng mẹ và ông bà, nhân đồ ăn qua hệ thống vận chuyển. Cô lo lắng không thể bay tới Sydney (Australia) để nhập học vào cuối tháng này và có thể bị hoãn thời gian lấy bằng luật trong kỳ học này.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), ít nhất 60 quốc gia đã áp dụng lệnh cấm đi lại đối với công dân Trung Quốc, hy vọng sẽ hạn chế được sư lây lan của loại virus chết người nCoV đối với cộng đồng thế giới.

Tính đến thời điểm ngày 17/2, khu vực tâm dịch COVID-19 ở thế giới đã ghi nhận 71.331 ca nhiễm và 1.775 trường hợp tử vong. Chính quyền Australia và Mỹ đều ban hành lệnh cấm đi lại tạm thời đối với công dân nước ngoài ghé thăm Trung Quốc trong 14 ngày trước khi tới quốc gia của họ. Chính sách đó đã khiến Xu và Alex không thể đi học - và họ không chỉ có một mình.

Theo thống kê, năm 2017, có khoảng 900.000 học sinh, sinh viên Trung Quốc học ở nước ngoài. Một nửa trong số đó chọn Mỹ hoặc Australia để du học. Kể từ khi Australia ban hành lệnh cấm đi lại từ đầu tháng 2, giới chức ước tính 56% du học sinh, sinh viên Trung Quốc tại nước này - khoảng 106.680 người - vẫn kẹt ở nước ngoài. Họ về quê nghỉ lễ Tết Nguyên đán vì kỳ học mới tại Australia thường bắt đầu vào cuối tháng Hai, đầu tháng Ba.

"Đối với Australia, thời gian này là khoảng thời gian tệ nhất. Nó đúng thời điểm trong năm học sinh, sinh viên Trung Quốc đến Australia", Andrew Norton - Giáo sư Đại học Quốc gia Australia - cho hay.

Để đối phó với lệnh cấm đi lại, một số du học sinh, sinh viên Trung Quốc đã nghĩ ra cách để quay trở lại trường học bên nước ngoài.

Tony Yan - du học sinh tại Đại học Quốc gia Australia đang sinh sống tại tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) - đã kiếm cho mình một kỳ nghỉ ở Nhật Bản.

Ngày 8/2, chàng sinh viên khoa toán đã bay tới Tokyo nghỉ ngơi, nhằm lách luật cấm đi lại đối với người không phải công dân Australia trong vòng 14 ngày trước khi về nước. Sau hai tuần không ở Trung Quốc, Yan sẽ bay tới Sydney vào cuối tuần này để bắt đầu năm học từ ngày 24/2.

"Tôi ở Nhật Bản giống như bất kỳ du khách nào. Không cách ly, không đeo khẩu trang, không phân biệt chủng tộc, giống Australia", Yan chia sẻ.

Yan không phải là du học sinh duy nhất tìm quốc gia thứ ba để lách luật cấm. Alle Liu, một du học sinh người Quảng Châu, đầu tháng này đã bay tới Bangkok (Thái Lan) để có kỳ nghỉ 2 tuần trước khi quay lại Australia học tiếp bằng cử nhân Khoa học.

"Mặc dù tôi có nhiều bạn cấp 3 tại Thái Lan và đây cũng là điểm du lịch nổi tiếng đối với người Trung Quốc, nhưng tôi không cảm thấy mình thích thú. Đây là kết quả từ sự bế tắc của chính phủ Australia", Liu cho biết cô hiểu quyết định cấm đi lại, nhưng vẫn tức giận vì chính phủ Australia áp dụng ngay mà không đưa ra bất kỳ thông báo trước nào.

"Tôi có bạn trên đường tới Australia vào đúng ngày lệnh cấm có hiệu lực. Thị thực của họ bị hủy và họ bị trúc xuất. Không có thời gian cho những sinh viên đó phản ứng trước một vấn đề nghiêm trong như thế này. Dường như Australia chỉ coi chúng tôi là những ngân hàng rút tiền, chứ không phải bộ phận học sinh sinh viên cống hiến cho họ", Liu bức xúc.

Liu cho biết chuyến đi Thái Lan ngoài dự tính của cô hết tổng chi phí vào khoảng 20.000 nhân dân tệ (tương đương 67,3 triệu đồng). Trong khi đó, Yan đang nghỉ ngơi tại Tokyo cũng mất khoảng 10.000 đô Australia (156 triệu đồng) cho chuyến đi Nhật Bản.

Theo Hồng Hạnh/Báo Tin tức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử
10:42:38 05/11/2024
Những cuộc bầu cử tổng thống gây sửng sốt nhất trong lịch sử Mỹ
07:50:57 04/11/2024
Nam sinh có gia thế "cỡ bự" chịu án tù chung thân khi đi du học Anh
08:15:06 05/11/2024
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử
09:15:15 04/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ba lý do có thể khiến bà Harris thất cử
05:21:07 05/11/2024
5 người di cư thiệt mạng khi tìm cách đến quần đảo Canary của Tây Ban Nha
21:40:22 04/11/2024

Tin đang nóng

Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng
16:58:49 05/11/2024
Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm
16:40:29 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
Nam sinh nhận học bổng hơn 7 triệu đồng, hứa sẽ trả lại trường gấp 10.000 lần: 30 năm sau có hành động khiến ai cũng phải trầm trồ
18:31:15 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"
20:22:14 05/11/2024

Tin mới nhất

Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các 'đại gia' công nghệ

20:02:34 05/11/2024
Như vậy, với quyết định của FERC, các "ông lớn" công nghệ muốn nhanh chóng cung cấp năng lượng cho các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) khổng lồ cần tìm các chiến lược mới.

Kẻ thù nguy hiểm khác đang rình rập Ukraine trong xung đột với Nga

19:58:50 05/11/2024
Hàng ngàn binh sĩ khác, giống như Sushko, trở về từ tiền tuyến với những vết thương lở loét do vi khuẩn kháng thuốc. Đây là mối nguy hiểm đáng sợ ít được biết đến của xung đột Nga-Ukraine.

Elon Musk: Nhân tố giúp Trump giành thắng lợi tại bang chiến địa?

19:56:43 05/11/2024
Giáo sư luật Michael Kang tại Đại học Northwestern đánh giá những nỗ lực của Musk sẽ không tạo ra tác động quá lớn nhưng có khả năng sẽ mang tính quyết định tại bang Pennsylvania nơi có sự chênh lệch rất sít sao và rất dễ xoay chuyển cụ...

Sơ tán trên 100 bệnh nhân khỏi Gaza

19:53:48 05/11/2024
Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này đã chính thức thông báo về việc chấm dứt quan hệ với UNRWA sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua dự luật cấm UNRWA hoạt động trên lãnh thổ nước này.

UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể

16:52:39 05/11/2024
Nếu được đăng ký, rượu sake của Nhật Bản sẽ tiếp bước các đồ uống có cồn nổi tiếng thế giới khác như rượu vang Georgia, văn hóa bia Bỉ, rượu rum Cuba... được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Ông Trump cảnh báo trừng phạt Trung Quốc và Mexico ở thông điệp cuối cùng trước bầu cử

16:51:18 05/11/2024
Các con của ông Trump và nhân vật truyền thông Megyn Kelly cũng lên sân khấu ủng hộ chính trị gia này. Kelly nêu rõ bà ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ vì ông sẽ bảo vệ phụ nữ và những người đàn ông bị lãng quên .

Giới tính cử tri là yếu tố quyết định đến kết quả bầu cử Mỹ 2024?

16:49:10 05/11/2024
Chuyên gia thăm dò ý kiến của đảng Dân chủ Celinda Lake cho biết không thể đánh giá thấp sức mạnh của vấn đề phá thai . Bà cho biết điều đó đặc biệt đúng đối với những phụ nữ trẻ tuổi.

Anh: Phát hiện thêm 2 ca mắc đậu mùa khỉ chủng Clade Ib

14:57:27 05/11/2024
Ngoài ra, cơ quan y tế Anh cũng đang hợp tác với các đối tác quốc tế để hỗ trợ các quốc gia bị dịch bệnh ảnh hưởng nhằm ngăn ngừa các đợt bùng phát tiếp theo.

Cuba chuẩn bị ứng phó bão nhiệt đới Rafael

14:55:19 05/11/2024
Cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo tình trạng nước triều dâng nguy hiểm và các cơn sóng gây thiệt hại lớn đối với Quần đảo Cayman, song chưa xác định mức độ ảnh hưởng của cơn bão đến nước Mỹ.

Tình báo của Mỹ cảnh báo những mối nguy đe dọa đến an ninh trong Ngày bầu cử

14:53:01 05/11/2024
Tài liệu trên đã tóm tắt toàn cảnh về các mối đe dọa trong Ngày bầu cử, bao gồm rủi ro về bạo lực và thông tin sai lệch do các chính phủ nước ngoài tạo ra.

Trung Quốc tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14

14:50:03 05/11/2024
ngày 4/11, Trung Quốc đã tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 tại Bắc Kinh nhằm xem xét nhiều dự thảo Luật quan trọng.

Bầu cử Mỹ 2024: Các bang siết chặt an ninh do lo ngại bạo lực chính trị

14:41:56 05/11/2024
Cùng ngày, truyền thông Mỹ đưa tin Meta công ty chủ quản của mạng xã hội Facebook thông báo sẽ kéo dài thời gian cấm các quảng cáo chính trị mới cho đến vài ngày sau ngày bầu cử 5/11.

Có thể bạn quan tâm

Bộ sưu tập các mẫu nhà vườn đẹp được nhiều người tìm kiếm

Sáng tạo

22:24:31 05/11/2024
Trở về với thiên nhiên, sở hữu một nhà vườn đẹp, trong lành, sẽ mang đến cho chúng ta nhiều năng lượng tích cực.

Van Nistelrooy gây tranh luận

Sao thể thao

22:20:20 05/11/2024
Trong khi các cầu thủ Man United muốn giữ lại Ruud van Nistelrooy, chuyên gia Jamie Carragher lại đưa ra lời cảnh báo cho tân HLV Ruben Amorim.

28 giây lột tả phản ứng của JustaTee khi nghe bài hát chủ đề của Anh Trai Say Hi

Nhạc việt

22:17:09 05/11/2024
Mới đây, một music producer thuộc đội ngũ sản xuất The Stars - ca khúc chủ đề Anh Trai Say Hi đã cập nhật loạt video hậu trường quá trình làm nhạc.

Bức ảnh khiến nữ ca sĩ đỉnh nhất thế hệ Gen Z rơi vào rắc rối

Nhạc quốc tế

22:13:23 05/11/2024
Nắm chắc trong tay 9 giải Grammy, sở hữu tượng vàng Oscar cùng vô số kỷ lục âm nhạc, Billie Eilish là nghệ sĩ sinh trong thập niên 2000s out trình nhất hiện tại.

20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do

Netizen

21:57:23 05/11/2024
Khoảng 10h sáng nay, BVĐK tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận 20 cháu học sinh Trường Mầm non Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, độ tuổi từ 23 tháng đến 34 tháng tuổi, nhập viện nghi ngờ ngộ độc.

Nữ Hoàng Ayodhaya: Cảnh vụng trộm nóng bỏng của Mai Davika

Phim châu á

21:43:59 05/11/2024
Cảnh yêu đương của Jinda (Mai Davika) và người tình điển trai trong phim Nữ Hoàng Ayodhaya làm mạng xã hội bùng cháy.

Độc lạ bom tấn chiếu miễn phí nếu khán giả chịu cười liên tục trong 7 phút

Hậu trường phim

21:38:52 05/11/2024
Nếu muốn được thưởng thức trọn vẹn 7 phút đầu tiên của bộ phim, người hâm mộ cũng phải cười liên tục 7 phút trước ứng dụng video call trên website.

"Đệ nhất mỹ nhân Việt" có nhà vườn 3.000m2: Bệnh ngôi sao, từng láo với đạo diễn và cái giá phải trả

Sao việt

21:23:40 05/11/2024
Việt Trinh thú nhận vì thấy hình ảnh của mình xuất hiện dày đặc trên các tờ lịch, sổ tay, ảnh dán trang trí nên cô mắc bệnh ngôi sao.

Mỹ nhân showbiz từng đỗ thủ khoa đại học sư phạm, tốt nghiệp thạc sĩ với điểm số kỷ lục: Sự nghiệp và đời tư im ắng ở tuổi U50

Sao châu á

20:19:09 05/11/2024
Trang Sina (Trung Quốc) từng nhận định, thành công của Triệu Vy không chỉ đến từ tài năng thiên bẩm hay ngoại hình xinh đẹp, mà còn bởi tư chất thông minh, biết nhìn xa trông rộng và nắm bắt thời cơ.

Thủ tướng Đức nỗ lực hàn gắn rạn nứt trong liên minh cầm quyền

Uncat

20:00:21 05/11/2024
Triển vọng cho ba đảng rất ảm đạm, nhưng đối với FDP thì giờ đây là vấn đề sống còn. Nếu không có FDP, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ không còn đa số trong Quốc hội nữa.

Cách làm giấm quả lê giúp đẹp da, phòng chống bệnh tật

Làm đẹp

19:21:49 05/11/2024
Theo các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc, việc sử dụng giấm lê mỗi ngày sẽ giúp bạn có làn da sáng, phòng ngừa mụn nhọt, nám da do nó tác dụng thanh nhiệt, bảo vệ gan.